Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nhớ thuỷ đài

Hoàng Mai

 

(VNTB) – Đối với không ít người dân Sài Gòn, việc phá bỏ đi những công trình kiến trúc có giá trị mang tính lịch sử là một điều mất mát.

 

Theo thông tin ghi nhận từ báo chí, chiều 25-1, ông Trần Đình Trường, trưởng Phòng quản lý đô thị thành phố Quảng Ngãi, cho biết việc trùng tu, sơn mới thủy đài cổ xây dựng từ thời Pháp nằm giữa trung tâm thành phố sắp hoàn thiện.

Nằm bên công viên trung tâm thành phố Quảng Ngãi, tháp nước Quảng Ngãi là một trong những tháp nước cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Việt Nam.

Công trình này được xây dựng cuối thập niên 1920 ở đầu khu Xóm Mới, để cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân địa phương.

“Tết này, người dân sẽ thấy một công trình ánh sáng tuyệt đẹp vào ban đêm từ đài nước biểu tượng này”, ông Trường nói.

Lần giở về quá khứ, ở một đô thị lớn bậc nhất như Sài Gòn, thuỷ đài, dường như là một khái niệm ít xa lạ đối với nhiều người dân, nhất là những bậc cao niên. Bởi, đi dạo một vòng Sài Gòn, thật không khó để có thể bắt gặp những thuỷ đài sừng sững trên nhiều cung đường như đường 3/2, đường Lê Đại Hành, đường Hồ Văn Huê, đường Nguyễn Văn Đậu, đường Nguyễn Thái Sơn…. Ước tính ở Sài Gòn có chục thủy đài khổng lồ cao khoảng 30m, đều xây dựng trước những năm 1975. Thế nhưng…

Với lý do có dấu hiệu xuống cấp, thay vì được trùng tu, sửa chữa như ở Quảng Ngãi thì cơ quan chức năng lại khẩn trương đập bỏ, sau nhiều năm bỏ hoang lãng phí.

“Thật sự là tiếc, nó giống như gắn liền với tuổi thơ của tôi vậy. Lúc tôi còn nhỏ, đã có. Sau đó, tôi lớn dần chung với nhiều hồi ức, kỷ niệm với thuỷ đài. Nói thật là lúc nghe tin đập, tôi cũng muốn tới đó chụp hình kỷ niệm nhưng tiếc thay lại không thể…”, cụ ông năm nay đã ngoài 80, cư dân Sài Gòn chia sẻ về thuỷ đài trong nỗi niềm. 

“Vụ đập thuỷ đài này, tôi cũng có xem báo. Được biết thông tin qua báo chí, thuỷ đài được xây dựng rất kiên cố, rất khó để đập bỏ. Đập và khoan liên tục trong 3 ngày qua nhưng chưa giải quyết xong phần mái thủy đài. Vậy tại sao vẫn khăng khăng đập bỏ mà không lựa chọn biện pháp trùng tu, sửa chữa?”, sống ở Sài Gòn hơn 50 năm, ông Minh thắc mắc trong tiếc nuối. 

“Là một người trẻ, nói thiệt, em không có kỷ niệm nhiều về thuỷ đài đâu. Và em cũng không tìm hiểu gì nhiều về thuỷ đài. Nhưng khi nghe tin sắp phá bỏ một cái gì đó mang tính chất lịch sử, mang tính cổ xưa, em cảm thấy tiếc. Thật sự tiếc. Trải qua bom đạn của chiến tranh, vẫn sừng sững, mà giờ lại bị phá bỏ. Mà sao họ không trùng tu? Ở Sài Gòn nhiều công trình có kiến trúc Pháp, cũng trùng tu đó, có sao đâu? Còn nói lý do nguy hiểm, chắc do mình ngoài nghề nên không rõ, chứ em đi qua mấy thuỷ đài. Thấy có gì đâu. Nó nằm trong khuôn viên nhất định mà, đâu có ảnh hưởng gì ngoài nhiều”, một bạn trẻ ở quận Bình Thạnh chia sẻ suy nghĩ. 

Có thể nói, tuy rằng thủy đài chỉ là những công trình kiến trúc đề cao ở tính công năng (cung cấp nước), không tạo ra những dấu ấn văn hóa, lịch sử đậm nét như tượng đài hay các công trình kiến trúc giàu ý nghĩa khác. Nhưng đối với không ít người dân Sài Gòn, việc phá bỏ đi những giá trị mang tính lịch sử là một điều mất mát. Bởi, cho dù có tiền muôn bạc vạn cũng khó lòng có thể mua lại những giá trị lịch sử ấy. 

Hàng cây Cường Để bị chặt, thuỷ đài cũng bị phá vỡ, nhiều tượng đài cũng bị bưng đi “cất” cho những công trình hiện đại. Rồi đây, mười năm, hai chục năm nữa, khi kể về quá khứ một thời của Sài Gòn cho con cháu; những di tích, dấu chỉ của thời xưa sẽ sót lại những thứ gì?

Không có xưa, làm sao có nay?


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Có một Sài Gòn ngày xưa… không như vậy…

Do Van Tien

VNTB – Giáng sinh buồn

Phan Thanh Hung

VNTB – Phủi tay…

Phan Thanh Hung

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 27.01.2024 10:17 at 10:17

Đối với người dân Thành phố Hồ Chí Minh, những thứ đó là tàn dư, nọc độc Mỹ-Ngụy còn xót lại . Bớt được thứ nào thì bớt . Có điều xây mới phải xây cho đúng tư tưởng của Người . So far, Tp Hồ Chí Minh đã trở thành 1 cái nhà xí công cộng, mà tư tưởng Hồ Chí Minh là giấy chích đùi quăng tá lả âm binh

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.