Peter Layton, ngày 8/12/2016
(Đăng ở The National Interest, bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Điều này có vẻ là một bức tranh tuyệt vọng, và đến một mức độ nào đó, nó chính là thế.
Thế giới đã chuyển biến nhưng hầu hết các chiến lược ở Biển Đông đang bị mắc kẹt với quá khứ. Ví dụ, chính sách của Úc có ít sự thay đổi từ năm 2011 đến nay. Vì vậy, thay vào đó, chúng ta hãy suy nghĩ về chiến lược cho tương lai. Trung Quốc đã trở nên hung hãn hơn từ bảy năm trước, tình hình Biển Đông sẽ như thế nào trong bảy năm tới?
Các kịch bản của tương lai phụ thuộc vào cách chúng ta nghĩ về ngày mai thế nào. Hãy tưởng tượng rằng tương lai nằm ở đâu đó giữa điều tốt nhất có thể và tồi tệ nhất, ở đâu đó giữa sự hợp tác và tình trạng xung đột giữa các quốc gia. Không phải thái cực nào được ưa thích hơn thái cực khác nhưng chúng cho phép chúng ta dự đoán về những khả năng có thể xảy ra. Sử dụng các biến hợp tác và xung đột sẽ tạo các hai tình trạng có khả năng.
Tương lai hợp tác sẽ được xem xét bởi nhiều người được cho là cực kỳ lạc quan, trong khi những người theo chủ nghĩa hiện thực bi quan sẽ nói rằng thế giới xung đột mang một số điểm tương đồng với tình trạng mà hiện nay chúng ta đang sống. Nhưng nhiệm vụ cho các nhà hoạch định chính sách là để hướng tương lai về phía ngày mai ‘tốt’ và tránh khỏi tương lai ‘xấu’. Đáng lo ngại là hai động lực chiến lược quan trọng tại thời điểm này, được điều khiển bởi ASEAN và Hoa Kỳ, dường như không thể lái chúng ta theo hướng tốt.
ASEAN đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc ký một quy tắc ứng xử (COC), một hiệp định hình thành như là một biện pháp ngoại giao phòng ngừa ràng buộc có tác dụng chặn xung đột. Đàm phán vẫn tiếp tục từ năm 2002. Đích cuối cùng là có thể ký hoặc ít nhất là hoàn thành dự thảo thỏa thuận vào cuối năm 2017. Trung Quốc khăng khăng cho rằng Biển Đông không phải là một vấn đề đa phương và không coi ASEAN như một nhóm để bàn về thỏa thuận này. Và trong những năm gần đây Trung Quốc đã thuyết phục Campuchia, Lào và bây giờ Philippines đồng ý với lập trường về Biển Đông của Trung Quốc, làm cho khối ASEAN không thể đồng thuận về Biển Đông. Cụ thể hơn, tại sao Trung Quốc lại có thể ký cái điều mà không mang lại lợi ích cho nó?
Chiến lược của Mỹ ở Biển Đông được tập trung một cách hẹp hơn. Trong Tự do Các Hoạt động Hàng hải (Freedom of Navigation Operations- FONOPS) định kỳ, tàu hải quân Hoa Kỳ di chuyển gần đảo nhân tạo mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, thật khó để thấy rằng điều này có thể mang lại điều gì lâu dài. Ở một số thời điểm Trung Quốc có thể chơi cứng rắn và cố gắng để từ chối quyền truy cập, bằng việc sử dụng tàu cá và tàu cảnh sát biển lớn mới được đưa vào sử dụng. Mỹ muốn các đồng minh của nó tham gia vào các hoạt động thuộc khuôn khổ FONOPS, gây ra một số tranh cãi trong giới chính trị tại Úc về thời gian và việc tàu chiến vào quá gần đảo nhân tạo của Trung Quốc có thể gây căng thẳng. Nhưng vấn đề thực sự là những hoạt động như vậy trở nên vô nghĩa trong nỗ lực tạo ra một thế giới tốt hơn trong tương lai.
Vấn đề chính là Trung Quốc nắm giữ thế chủ động chiến lược. Với chi phí rất lớn, Trung Quốc đã xây dựng sáu hòn đảo lớn ở Biển Đông với ba trong số đó có sân bay quân sự đáng kể và ba đảo khác có hệ thống giám sát điện tử với công suất lớn. Quy mô của các cơ sở mới đó có thể cho phép Trung Quốc triển khai một lực lượng không quân chiến đấu lớn hơn và khả năng tác chiến mạnh hơn bất cứ lực lượng không quân một nước thuộc ASEAN hiện nay (có thể ngoại trừ Singapore) ngoài khơi phía bắc Borneo khi nó muốn. Điều đáng lo ngại là Trung Quốc có thể dễ dàng thực thi Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông ở một thời điểm thích hợp. Điều đáng lo ngại nhất là lần đầu tiên Trung Quốc trở thành mối đe dọa không quân thực tế đối với Malaysia, Singapore, Brunei và các nước ở khu vực Borneo. Trung Quốc ngày nay vượt trội về quân sự trong khu vực trung tâm của ASEAN nhờ vào các căn cứ không quân mới, và Bắc Kinh đã trở thành trung tâm về mặt địa lý của khối này.
Trung Quốc đã thay đổi “các thông số trên mặt đất”. Nó sẽ không đột nhiên từ bỏ những cơ sở quân sự mới tốn kém của nó ngay cả khi ASEAN đồng thuận về một COC có thể chấp nhận được cho các bên hoặc Mỹ tiếp tục thực hiện FONOPS. Các căn cứ quân sự mới của Trung Quốc hiện nay là một phần vĩnh viễn của khu vực cốt lõi của ASEAN. Chính quyền Trump tới đây không thể thay đổi điều thực tế đó, và cho đến nay chính phủ mới của Mỹ thể hiện rất ít để thử.
Điều này có vẻ là một bức tranh tuyệt vọng, và đến một mức độ nào đó, nó chính là thế. Có thể có những phương cách để lái tình hình Biển Đông theo hướng tốt hơn trong tương lai, nhưng có rất ít khả năng có thể áp đặt để buộc Trung Quốc thay đổi chiến thuật. Những chi phí đánh đổi đó rất cao và không có bên nào, ASEAN, Mỹ hoặc đồng minh Mỹ muốn chia sẻ.
Vì vậy, thời điểm này có thể cho việc xây dựng cách tiếp cận quản lý rủi ro chứ không phải là để xây dựng một chiến lược Biển Đông. Chưa hẳn quá muộn để cố gắng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông nhưng không phải để hạn chế tác hại mới của các căn cứ mới của Trung Quốc có thể gây ra cho các nước láng giềng ASEAN, đặc biệt là Malaysia, Singapore và Indonesia. Những quốc gia có sức mạnh tầm trung này đều đặc biệt quan trọng đối với Australia và các vùng địa lý gần đó.
Trong quản lý rủi ro, mục đích chính là để tăng cường khả năng phục hồi của các quốc gia dưới áp lực của Trung Quốc, đe dọa và ngoại giao cưỡng chế. Trọng tâm chính trị nội bộ của một số các quốc gia có vẻ không tính đến một cách tiếp cận như vậy, nhưng xây dựng khả năng phục hồi là việc điều khiển từ nội bộ, không phải từ bên ngoài. Khả năng phục hồi không đe dọa nước nào trong khi khả năng giảm thiểu vai trò chính trị, ngoại giao và quân sự của các đảo mới của Trung Quốc trong thời bình, trong khủng hoảng hoặc xung đột hạn chế. Đó là thời gian cho việc xây dựng một số chính sách hướng về tương lai.
—————