Việt Nam Thời Báo

VNTB- Nợ và Biển Đông

Thiên
Điểu
(VNTB)
“Một số ý kiến cho rằng: Trong tình thế
áp nực nợ công và viễn cảnh kinh tế Việt Nam, chính quyền khó lòng giữ và bưng
bít được tình trạng vỡ nợ trong tương lai gần. Kéo theo hiệu ứng dẫn tới bất ổn
về chính trị, xã hội trước đòi hỏi mang tính bắt buộc từ người dân. Một số ý kiến
khác thì quan tâm và đặt vấn đề tranh chấp Biển Đông là yếu tố nguy hiểm nhất
cho thể chế chính trị Việt Nam. Nhưng tựu trung, đến thời điểm hiện tại thì chỉ
cần một trong hai đã cho thấy cơ hội vượt qua là gần như không thể ngoại trừ một
cuộc thay đổi mang tính xương máu thật sự cho cả hai vấn đề trọng yếu này”.

Vỡ đập!

Đúng như dự đoán mà giới quan sát quốc tế
và các chuyên gia kinh tế trong nước đã từng cảnh báo. Việt Nam đang thật sự bắt
đầu bước vào những bước đi chông gai nhất của đoạn đường mà đích đến là sự bế tắc.
Áp lực trả nợ giai đoạn 2017-2022 mới chỉ đi được qua khoản nợ “khiêm tốn” nhất
là 7,5 tỷ USD năm 2017 sau một năm loay hoay tìm cách bán trái phiếu chính phủ
không thành, buộc phải bán đi một loạt tài sản và “xử lý” ngân hàng – cỗ máy đẻ
ra tiền để trả. Năm 2018 sắp đến kèm theo khoản nợ công đến hạn hơn 12 tỷ USD
tiếp tục rơi vào túng quẫn sau động thái “người anh em tốt” là Trung Quốc thẳng
tay gạch bỏ kế hoạch khai thác dầu ở Biển Đông mà chính quyền Việt Nam vội vã
thực hiện với kỳ vọng đổi lại một nguồn ngoại tệ đáng kể.
Áp lực nợ công năm 2018 nặng nề hơn không
phải chỉ do con số nợ phải trả lớn hơn năm 2017 mà tử huyệt chính là không có
giải pháp nào hữu hiệu. Phương thức quan hệ đu dây về chính trị và tình trạng
không đáp ứng được các tiêu chí về nhân quyền khiến các cam kết thương mại lẫn
các khoản hỗ trợ từ các nước lớn như Nhật, Mỹ, EU.. ngày càng trôi xa ra ngoài
tầm tay. Chính sách phát triển kinh tế chưa thể hiện được yếu tố thuyết phục, không
đảm bảo yếu tố bền vững trong khi cấu trúc kinh tế ngành bị phá vỡ nghiêm trong
sau thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa cho phép chính phủ mới tìm được một
kế hoạch bài bản đã khiến nguồn vốn đầu tư nước ngoài lẫn ngoại hối sụt giảm mạnh.
Tất cả đang đẩy Chính phủ đương nhiệm vào tình thế lọt giữa “thập diện mai phục”
là một sự thật không hề dễ chịu.
Một số ý kiến cho rằng: Trong tình thế áp
nực nợ công và viễn cảnh kinh tế Việt Nam, chính quyền khó lòng giữ và bưng bít
được tình trạng vỡ nợ trong tương lai gần. Kéo theo hiệu ứng dẫn tới bất ổn về
chính trị, xã hội trước đòi hỏi mang tính bắt buộc từ người dân. Một số ý kiến
khác thì quan tâm và đặt vấn đề tranh chấp Biển Đông là yếu tố nguy hiểm nhất
cho thể chế chính trị Việt Nam. Nhưng tựu trung, đến thời điểm hiện tại thì chỉ
cần một trong hai đã cho thấy cơ hội vượt qua là gần như không thể ngoại trừ một
cuộc thay đổi mang tính xương máu thật sự cho cả hai vấn đề trọng yếu này.
Áp lực trả nợ liên quan nguy cơ vỡ nợ công,
về phía chính quyền vẫn còn một vài giải pháp có thể chấp nhận. Trong đó giải
pháp khả thi nhất là thay đổi chính sách về đất đai. Đa dạng hóa quyền sở hữu về
đất đai, từ bỏ một phần quyền “nhà nước sở hữu toàn diện” để công nhận người dân
có một phần quyền sở hữu thật sự sẽ thu về một khoản tiền ít nhất là đủ cho khoản
nợ 2018 và 2019. Cho phép Chính phủ có thời gian tối thiểu 2 năm để vãn hồi
kinh tế ngành với một quyết sách hữu hiệu.
Đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông. Việc
Trung Quốc thẳng thừng đe dọa dùng vũ lực nếu tiếp tục kế hoạch khai thác dầu của
liên doanh Tây Ban Nha vừa qua không còn là thông điệp vì lợi ích kinh tế mà nó
chỉ rõ việc giải quyết tranh chấp Biển Đông phải do các nước lớn chứ không nằm
trong tầm tay của chính quyền Việt Nam. Nói rõ hơn là Việt Nam phải chấm dứt phương
thức quan hệ đu dây, lựa chọn rất khoát đáp án nghiêng về bên nào giữa Mỹ và
Trung Quốc.  
Ý đồ “đa phương hóa” khi có tính tới yếu
tố Nga, Ấn, Nhật.. thật sự không đủ cơ sở hữu hiệu trong bối cảnh Nga đang phải
loay hoay đi nốt kịch bản chiến trường Sirya để giữ vững thế chiến lược trong
khu vực Trung Đông, Mỹ la tinh.. và một phần nhằm ổn định việc mục tiêu khẳng định
chủ quyền ở một phần Ucraina.

Về phía Ấn Độ, những căng thẳng gia tăng
ngày càng gay gắt với Trung Quốc cả trên bộ lẫn trên biển không thua kém gì Biển
Đông về khả năng xung đột vũ lực cho thấy Việt-Ấn có chung lợi ích và mối quan
tâm đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc,
chính Ấn Độ cũng sẽ phải tính toán và ưu tiên cho một liên minh từ đối tác mạnh
hơn chứ không phải là Việt Nam. Còn lại Nhật Bản thì tương tự như Ấn Độ nhưng
quyết định cuối cùng lại phụ thuộc thông điệp từ quan hệ Việt-Mỹ. Không có lựa
chọn thứ ba nào khác để dựa vào đó nhằm cân bằng hay tháo gỡ Biển Đông một cách
có lợi như mong muốn của chính quyền Hà Nội từ trước tới nay. Triết lý “hòa bình
trước nòng súng” là lối thoát duy nhất. Mượn sức mạnh Mỹ để giữ lại chủ quyền
hoặc khuất phục trước sức mạnh  Trung Quốc
để lệ thuộc.

Tin bài liên quan:

Loài người sẽ bị diệt vong nếu chúng ta không rời khỏi Trái Đất?

Phan Thanh Hung

Sài Gòn: Hội thảo về bạo lực tấn công giới bất đồng chính kiến

Phan Thanh Hung

Giáo dân Văn Thai bị côn đồ đập phá nhà cửa, tài sản

Phan Thanh Hung

8 comments

Nặc danh 30.07.2017 7:52 at 19:52

Chỉ còn 1 cách, và thời điểm cũng đã chín muồi

Cải tạo tư sản & trở lại với con đường Bác Hồ đã chọn cho đất nước & dân tộc

Cải tạo tư sản kỳ này, tiền thu vô sẽ gấp mấy lần GDP. Sau đó trở lại con đường Bác Hồ đã chọn, đá hết tư bẩn nước ngoài ra khỏi nước, nợ công sẽ trở lại thành số không to tướng . Dân vẫn tin, well, trí thức lo việc này, Đảng không có gì phải lo lắng cả .

Reply
Nặc danh 31.07.2017 3:20 at 03:20

Tác giã nặc danh nuôi ý định cải tạo tư sản tập 2 là HOANG TƯỞNG , và con đường bác Hồ đã chọn là con đường Tự Sát !!

Reply
Nặc danh 30.07.2017 11:39 at 23:39

Nghe bi quan quá, theo tôi còn khối cách để giải quyết:
– Tăng thuế môi trường của mặt hàng xăng dầu lên 100.000 đ/ lít.
– In thêm 1.000.000 tỷ đồng/ năm.
– Cho đội quân đoàn thanh niên, công an, quân đội bao vây lùng sục khắp ngõ ngách của từng ngôi nhà để cướp vàng của dân đưa vào ngân khố.
– Quốc hữu hoá tất cả các nhà máy, xí nghiệp, bất động sản của tất cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân trong nước.
– Tịch thu tất cả nhà lầu xe hơi, trâu bò, lợn gà.
– Bắt giết tất cả nhà giàu, tất cả các trí thức các nhà khoa học …
Tất cả những chủ trương phương pháp nói trên đã được đảng CSVN thực hiện hiệu quả và có nhiều kinh nghiệm, cho nên chắc chắn sẽ thành công hơn những lần trước.

Reply
Nặc danh 31.07.2017 9:33 at 09:33

Ủng hộ!
Biện pháp “Bắt giết tất cả nhà giàu” làm trước bởi chúng có 3Đ (Đảng – Đô – Đất).

Reply
Nặc danh 30.07.2017 11:47 at 23:47

Lúc khó khăn nhất bác hồ đã kêu gọi "tuần lễ vàng", "hũ gạo tiết kiệm" sau đó bắt giết. Kết quả thànnh công mỹ mãn, bây giờ đảng đang kêu gọi học tập tấm gương đạo đức và tư tưởng HCM. Vậy thì đây là lúc cần học và làm teo lời bác dạy.

Reply
Nặc danh 31.07.2017 7:25 at 07:25

Bác Hồ dạy rồi " Dễ trăm lần nỏ dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong". Cứ công khai, minh bạch, xử lý hết bọn tham nhũng, từ cá nhân tới nhóm lợi ích, đứa mô không chứng minh được tài sản của mình là từ lao động chân chính mà có là tịch thu, bán lại cho dân; đảm bảo số tiền này trang trải được khối nợ, cho dân được quyền sở hữu đất, dân chắc chắn sẽ thương tình, đóng góp vào cho nhà nước vay để trả nợ. OK

Reply
Nặc danh 01.08.2017 8:59 at 08:59

" Mượn sức mạnh Mỹ để giữ lại chủ quyền hoặc khuất phục trước sức mạnh Trung Quốc để lệ thuộc". Chắc chọn lệ thuộc TQ để giữ đảng.

Reply
Nặc danh 01.08.2017 5:03 at 17:03

Không phải "chọn lệ thuộc" mà còn bán nước.

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo