Việt Nam Thời Báo

VNTB- Nơi Trung Quốc gây mâu thuẫn, giới bất đồng chính kiến ​​Việt tìm thấy cơ hội

Southeast Asia Globe, December 9, 2016

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Giới bất đồng chính kiến ​​Việt Nam sử dụng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc để tập hợp lực lượng.
   Một trong nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội

Khi tin tức đến tới Việt Nam rằng Tòa án ở The Hague đưa ra phán quyết có lợi cho Manila trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, những người hoạt động ở Hà Nội đã sử dụng cơ hội này để kêu gọi biểu tình bất hợp pháp. Ngày 17/7, hàng tá người đã xuất hiện ở hồ Hoàn Kiếm với những khẩu hiệu ca ngợi Philippines trước khi bị quây bởi lực lượng an ninh.
Một điều hiển nhiên, chính phủ Việt Nam đã làm rất ít để phổ biến phán quyết – một phán quyết phủ nhận đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, cho dù việc thực thi phán quyết có lợi cho yêu sách chủ quyền lãnh thổ của chính Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi các cuộc biểu tình không nhằm trực tiếp vào chính phủ của Việt Nam, Hà Nội cũng không chấp nhận.
Hầu hết mọi người ở Việt Nam không bao giờ biết biểu tình đã xảy ra – phương tiện truyền thông độc lập là không tồn tại trong nước – nhưng việc chính quyền đàn áp giới bất đồng chính kiến mang lại hiệu quả hoàn hảo.
“Họ muốn kiểm soát tất cả mọi thứ, thậm chí tinh thần yêu nước”, ông Nguyễn Chí Tuyến, một blogger bất đồng chính kiến ​​43 tuổi được biết đến với bút danh của mình Anh Chí, nói.
Khi mọi người tham dự vào các cuộc biểu tình họ đột nhiên nhận ra rằng chúng ta là những công dân có quyền lực và quyền, thậm chí để lật đổ chế độ.
Trong khi nguồn gốc của quốc gia Việt Nam là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà sử ở nước ngoài, quan điểm phổ biến tại Việt Nam là nó bắt nguồn từ một sự thống nhất xa xưa trong cuộc đấu tranh chống lại người phương Bắc. Trung Quốc luôn là một mối đe dọa liên tục, vì vậy có một niềm tin rằng chủ nghĩa bành trướng hiện nay được thể hiện ở việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, một phần của quần đảo Trường Sa, và tham vọng kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông.
Trong một đất nước mà Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền khuyến khích công dân đứng ngoài chính trị, quan hệ tranh cãi với Trung Quốc là một nguyên nhân gây lên sự phẫn nộ chính trị cho phép trong xã hội. Và trong khi chính phủ cố gắng khai thác tinh thần dân tộc, thì nó cũng có thể trở thành mối đe dọa đối với quyền lực của những người cộng sản.
Chế độ này thường ám chỉ một câu chuyện lịch sử phổ biến, với các hội nghị báo chí mà chính phủ thường xuyên than thở về việc Trung Quốc đưa vũ khí mới và xây dựng đảo trên Biển Đông.
Tuy nhiên, theo các nhà phê bình của chế độ, đảng cầm quyền dường như là chư hầu của những người cộng sản phương Bắc. “Họ phụ thuộc vào Trung Quốc trong kinh tế và chính trị, do đó có nghĩa họ có được sự hỗ trợ từ Trung Quốc,” Tuyến nói, cho biết thêm rằng ông nghi ngờ các nhà lãnh đạo cộng sản đôi khi đi ngược lại lợi ích dân tộc. “Có lẽ họ ghét Trung Quốc, nhưng họ có được lợi ích từ Trung Quốc, hoặc đôi khi họ nhận đầu tư”, ông nói thêm.
Bill Hayton, cựu phóng viên BBC ở Việt Nam và tác giả của cuốn Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á (The South China Sea: The Struggle for Power in Asia) và Việt Nam: Con rồng đang nổi (Vietnam: Rising Dragon), nói rằng mối quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh là một sự pha trộn về địa chính trị, lịch sử chung và khát vọng độc lập. Việt Nam đã trải qua một cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quốc trong những năm 1980. Các mối quan hệ thù địch trong thời gian đó, trong đó bao gồm các cuộc đụng độ hải quân ở Biển Đông và một cuộc chiến tranh tại Campuchia, không có lợi cho Việt Nam. “Chính phủ Việt Nam thời nào cũng phải có quan hệ tốt với Trung Quốc nếu nó muốn sẽ phát triển thịnh vượng,” ông nói, bổ dung rằng Việt Nam có một sứ mệnh địa lý để đối phó với Trung Quốc.
Hayton cũng cho biết đồng thời Hà Nội muốn cân bằng ảnh hưởng của Bắc Kinh với các nước khác, đặc biệt là Mỹ, để tránh trở thành một con rối. Chính phủ Việt Nam đã làm tương đối tốt quan điểm đó. “Luôn luôn có những nỗi sợ hãi về việc trở thành thuộc địa của Trung Quốc, với việc người Trung Quốc dùng nhiều cách để kiểm soát Việt Nam … nhưng tôi không nghĩ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn bán rẻ lợi ích của đất nước cho Trung Quốc,” ông nói.
Đó là hành động cân bằng, tuy nhiên, đã cho giới bất đồng chính kiến ​​một cơ hội để phát triển khi chính quyền đôi khi chấp nhận biểu tình chống Trung Quốc. Thỉnh thoảng bị đề cập trên phương tiện truyền thông nhà nước như những kẻ “phản động” hay “kẻ khủng bố” được hỗ trợ bởi những nhóm bên ngoài, những người bất đồng chính kiến phần nào kiểm soát được phong trào biểu tình chống Trung Quốc.
Vấn đề trở nên hóc búa cho chế độ bắt đầu vào năm 2007 khi Trung Quốc bắt đầu nâng cấp hành chính cho các đảo tranh chấp dưới sự kiểm soát của nó. Phản ứng với việc đó, người biểu tình bắt đầu xuất hiện trên đường phố của các thành phố lớn ở Việt Nam.
Chính quyền chấp nhận những người biểu tình, khi đó đơn thuần chỉ chống Trung Quốc, sử dụng biểu tình như một lá bài ngoại giao để đối phó với Trung Quốc. “Nếu họ muốn gửi một thông điệp, thì việc có vài người biểu tình là rất hữu ích,” Hayton nói thêm rằng chính phủ cũng lo sợ phe bất đồng chính kiến ​​tham gia biểu tình.
Tình hình đã mất kiểm soát trong năm 2014, khi những người biểu tình đã phản ứng với việc triển khai một giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Những kẻ nổi loạn đến từ các nhà máy nước đã tấn công những người mà họ nghĩ là Trung Quốc mà nhiều trong số đó là người Đài Loan hoặc Hàn Quốc, và ít nhất có 20 người thiệt mạng.
“Phong trào biểu tình bắt đầu bằng việc chống Trung Quốc nhưng nó đã kết thúc với việc chống lại chế độ,” Hayton nói. “Cho đến thời điểm đó, chỉ có những người dân tộc thuộc tầng lớp trí thức tham gia biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn, nhưng vào năm 2014, nhiều tầng lớp đã tham gia.”
Các cuộc biểu tình tại Hà Nội xảy ra rải rác trong năm 2016, với đa số được tổ chức bởi những người nông dân bị mất đất, còn được gọi là Dân oan. Họ bị dập tắt nhanh chóng bởi chính quyền, bị tống lên xe bus và trả tự do ở những nơi hẻo lánh xa nơi bắt đầu biểu tình. Nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn hơn đôi khi được chấp nhận cho một khoảng thời gian nhất định, mặc dù việc chính phủ đàn áp ở thủ đô đã làm cho biểu tình trở nên hiếm hoi kể từ tháng Chín.
Trong khi nguyên nhân cụ thể của các cuộc biểu tình khác nhau – từ các vụ xét xử blogger bất đồng chính kiến ​​về các vấn đề môi trường, chẳng hạn như các cuộc biểu tình liên quan đến việc xả hóa chất gây thảm họa môi trường thảm khốc của Formosa trong tháng Tư – thì người biểu tình vẫn thế, những khuôn mặt như Tuyến thường thấy trong đám đông.
Vấn đề Trung Quốc thường được nêu lên trong một số hình thức, ngay cả trong các cuộc biểu tình không liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột Biển Đông. Một cuộc biểu tình tháng 3 tại phiên tòa của blogger Nguyễn Hữu Vinh, ví dụ, cáo buộc chính phủ “hành động hèn nhát đối với kẻ thù nhưng tàn nhẫn đối với nhân dân.”
Tuyến, người bắt đầu biểu tình vào năm 2011 với những người biểu tình khác chống Trung Quốc và thường xuyên bị câu lưu, cho biết cuộc biểu tình là một cơ hội tốt để tập hợp những người hoạt động xã hội. “Khi tham gia biểu tình, người dân chợt nhận ra rằng họ có quyền lực và quyền này có thể lật đổ chế độ”, ông nói.
Ở một đất nước mà giới bất đồng chính kiến thường ​​phàn nàn về sự thờ ơ chính trị của người dân và có tinh thần bài Trung Quốc cao, tinh thần chống Trung Quốc có thể là một công cụ để tập hợp lực lượng chống lại chính quyền.
Lê Thị Công Nhân, một cựu luật sư người đã trải qua ba năm tù vì tham gia phong trào dân chủ Khối 8406, cho biết nhận thức chính trị là thấp trong dân số Việt Nam. “Công tác tuyên truyền đã rất mạnh mẽ trong hàng thập kỷ và hầu hết mọi người không hiểu, và họ không quan tâm đến chính trị,” cô nói.
Vấn đề Trung Quốc, cô nói thêm, là một ngoại lệ. “Tinh thần chống Trung Quốc rất mạnh mẽ trong 4,000 năm,” cô nói, và thêm rằng sự kết nối giữa những người cộng sản ở Bắc Kinh và Hà Nội đã gây hại người Việt: “Nhà nước cộng sản Việt Nam cố gắng sử dụng sức mạnh của Trung Quốc để duy trì quyền lực của chúng và bóc lột nhân dân Việt Nam và người thua cuộc chính là nhân dân Việt Nam.”
————–

Nguồn: Where China stokes conflict, Vietnamese dissidents find opportunity

Tin bài liên quan:

VNTB- Nhà tù trong nhà tù ở Việt Nam: Thế giới bí mật hành hạ tù nhân lương tâm

Phan Thanh Hung

VNTB- Buôn người và nô lệ: những thanh thiếu niên VN làm trong các trang trại cần sa ở Anh- Phần 1

Phan Thanh Hung

(VNTB)-Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 5)

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.