Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nước Đức: Sức mạnh trỗi dậy hòa bình

Xuân Mai
 

(VNTB) – “Một dân tộc vào lúc vô cùng khó khăn gian khổ như vậy mà vẫn không quên hoa tươi, nhất định họ sẽ xây dựng lại đất nước trên đống đổ nát, hoang tàn”.
Thế kỷ 21, nếu có một sự trỗi dậy hòa bình thì đó hẳn là phải từ nước Đức.

Viện Goethe được xây ở nhiều nơi và được học giả các nước coi như  chuẩn mực để đánh giá chân lý và văn hóa.  Nước Đức hiện là đầu tàu về  kinh tế và khoa học của EU. Máy cơ khí với hàm lượng chất xám cao của Đức chinh phục nhiều thị trường. Uy tín của nước Đức trên bản đồ chính trị thế giới đang tăng ở mức đáng ngạc nhiên, cùng với  tiếng nói quan trọng trong vụ Nga- Ukraine. Vậy, điều gì đã làm nên kỳ tích đó của người Đức, với xuất phát điểm từ đổ nát chiến tranh?
Sức mạnh văn học- lịch sử- triết học

Có thể nói, nền văn học của nước Đức phát triển ở mọi giai đoạn, ngoại trừ thời gian nền văn học Đông Đức bị Liên Xô kìm hãm và bóp nghẹt. Ở Tây Đức đương thời và Liên bang Đức thống nhất sau này, những cuốn hồi ký, sử thi về chiến tranh được viết  và xuất bản nhiều hơn bao giờ hết. Tỉ lệ đọc qua những cuốn sách văn chương của thanh thiếu niên Đức rất đánh kinh ngạc, ở Đức dường như đứa trẻ nào cũng có tủ sách riêng. Trẻ em Đức yêu văn chương và biết rung động trước cái đẹp.  Nước Đức an ninh vào loại bậc nhất thế giới không phải là do họ có nhiều cảnh sát hay công an mà là do văn học phát triển và giải quyết nhiều vấn đề cho xã hội. Văn học chân chính được cất cánh, chỗ của sự bất lương gần như đã không còn.

Về sử học, một xứ sở nổi tiếng văn minh như nước Đức, nền giáo dục vẫn dạy về  những hành động man rợ mà dân tộc Đức đã gây ra, nhắc kỹ để giới trẻ không tái phạm. Người Nhật hiện vẫn đang bị người Hoa tố cáo gay gắt về thảm sát Nam Kinh; người Hàn  Quốc còn rất bất mãn trước việc việc phụ nữ nước này bị lính Nhật bắt làm nô lệ tình dục hồi Thế chiến. Sự việc căng thẳng thêm từ khi các đời thủ tướng Nhật gần đây cố tình xóa bỏ những sự thật này khỏi sách giáo khoa lịch sử.  Trái lại, Người Đức là người tôn trọng sự thật. Họ thừa nhận sai lầm trong chiến tranh. Họ thừa nhận việc thảm sát đối với người Do Thái. Người Do Thái, đổi lại, không đến nỗi thù hận nước Đức khi thấy được thiện chí giải hòa của người Arian. Trên thị trường sách của người Đức, những cuốn sách viết về lịch sử từ người nước ngoài được tôn trọng và khuyến khích sao cho càng nhiều người trẻ tiếp cận càng tốt.
Về triết học, cùng với Paris, Berlin được coi là kinh đô ánh sáng của thế giới. Berlin và Paris đào tạo ra những nhà triết học, những nhà tư tưởng cho cả châu Âu. Khác với người Pháp bảo thủ, người Đức hết sức thuần lý và tôn trọng nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Vì vậy so với Paris, Berlin vẫn được đánh giá cao hơn về đào tạo triết học. Chính đương kim Giáo Hoàng Francis cũng đã tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại nơi này.

Ở các thể chế độc tài, những nhà triết học và những nhà tư tưởng chỉ tồn tại ở các trường đại học, trong vị trí giáo sư. Họ không có quyền phát ngôn độc lập với chính quyền. Ý tưởng của nhà cầm quyền được thực hiện trong trường đại học. Ngược lại ở Đức, các nhà tư tưởng nước này ngoài việc được phát biểu khác với nhà cầm quyền, họ còn được nắm giữ những nhiệm vụ chính trị quan trọng ở các bang. Họ tham mưu hữu hiệu cho chính quyền và chính quyền không có quyền can thiệp vào học thuật. Tư tưởng của các nhà triết học, so với tư tưởng của quảng đại quần chúng ở Đức không khác nhau là mấy.

Do sở hữu một nền văn- sử- triết chất lượng cao, nền tảng tư tưởng của Đức phát triển ở một trình độ hơn hẳn phần còn lại của thế giới. Đó là điều không thể có được ở các chế độ độc tài.
Thượng tôn khoa học kỹ thuật

Hiện nay, người Đức vẫn còn yêu mến Hitler, bởi vì dưới thời ông ta, khoa học kỹ thuật của nước Đức đã phát triển đến một mức độ mà tình báo của phe Đồng Minh không thể tưởng tượng nổi. Những tập hồ sơ kỹ thuật của Đức Quốc Xã được mở ra để tìm thấy trong đó những giá trị đáng kinh ngạc và còn có giá trị khảo cứu. Người Đức tôn vinh trí tuệ, nhất là những bộ óc phát minh cơ khí chính xác và hàng công nghệ cao. Chi phí cho việc làm giấy chứng nhận bản quyền sở hữu trí tuệ  toàn cầu được nhà nước bao cấp hoàn toàn, sau khi thẩm định khách quan công trình của nhà khoa học.

Việc bà Angela Merkel lên giữ chức thủ tướng cho thấy một xu thế chính trị mới ở Đức. Bà Angela Merkel xuất thân từ một giáo sư hóa học. Những ưu thế về tư duy logic của một người làm khoa học đưa bà lên đỉnh cao của nghiêp chính trị, nhưng nguyên nhân chủ yếu là người Đức tin vào sự chính xác của khoa học kỹ thuật. Khoa học xã hội là một khoa học của chuỗi những sự thừa nhận, trong khi khoa học tự nhiên đúng sai là rõ ràng. Người Đức, sau những cuộc chiến, nhận ra rằng những người miệng lưỡi và viết lách như Hitler và vua chúa thì hay lừa dối, còn những nhà khoa học thì không bao giờ. Do đó, họ thượng tôn khoa học kỹ thuật và đồng tình với nhau việc đưa các nhà khoa học lên nắm quyền. Khoa học kỹ thuật được tạo điều kiện để phát triển một cách tối đa trong xã hội Đức. Kỹ sư Đức luôn luôn được trọng dụng và được hưởng một mức lương vào loại top của thế giới, không thua gì lương kỹ sư Nhật.
Với một nền khoa học xã hội và một nền khoa học tự nhiên phát triển đồng đều và ở một tầm cao như vậy, nước Đức trở thành một hệ thống phồn thịnh và vững bền chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Niềm tin giữa đống hoang tàn

Tận cùng của chân lý vẫn là do người Đức sở hữu một niềm tin và ý chí mạnh mẽ. Trong Thế chiến thứ II, trên đường rút lui của phát xít, Hitler ra lệnh cho quân Đức tự tiêu hủy cơ sở hạ tầng và máy móc để quân Đồng Minh không thể sử dụng được gì khi tiến vào lãnh thổ Đức. Mặc dù một vài thống chế bất tuân lệnh Hitler để cho dân Đức có thể khôi phục lại đất nước, số cơ sở tự tay quân Đức cho tiêu hủy đã là quá nhiều. Dường như họ sẽ chẳng thể trỗi dậy sau thất bại thế kỷ đó. Quân Đồng Minh tiến như vũ bão về hướng Berlin và nước Đức một lần nữa thua cuộc. Người Mỹ cử phóng viên sang Đức đưa tin.

Có một câu chuyện khuyết danh được ghi lại như sau:

“Chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa kết thúc, trên chiến trường Đức đâu đâu cũng thấy đổ nát, hoang tàn. Có hai phóng viên Mỹ tới phỏng vấn một gia đình người Đức sống ở tầng hầm.
Khi rời khỏi gia đình đó, một phóng viên đã tỏ ra vô cùng xúc động. Người bạn hỏi: “ Anh làm sao vậy?”.
Người kia trả lời: Bạn tin hay không tin tùy bạn, nhưng tôi nghĩ, nhất định bọn họ sẽ nhanh chóng xây dựng lại đất nước.
– Vì sao anh dám khẳng định như vậy?
– Bạn có thấy trên chiếc bàn trong đường hầm tối tăm đó, họ đặt cái gì không?
– Có, một lọ hoa tươi.
– Đúng thế! Người bạn kia nói tiếp: Một dân tộc vào lúc vô cùng khó khăn gian khổ như vậy mà vẫn không quên hoa tươi, nhất định họ sẽ xây dựng lại đất nước trên đống đổ nát, hoang tàn.”


Và quả đúng như vậy. Từ đổ nát hoang tàn  chiến tranh, chỉ trong chưa đầy nửa thế kỷ, nước Đức đã lại vươn lên trở thành một cường quốc về mọi lĩnh vực. Tất cả là nhờ niềm tin, cộng với cơ sở khoa học xã hội và khoa học tự nhiên ở một trình độ cao.

Tin bài liên quan:

VNTB – Đảng cộng sản Trung Quốc liều lĩnh ngôn ngữ ra sao?

Phan Thanh Hung

VNTB – Chiến tranh trong cơ chế in tiền của Mỹ, bài học nào cho Việt Nam?

Phan Thanh Hung

VNTB- Chặn Internet ở Việt Nam: Siêu dự án bất khả thi

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.