Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nước Nga với lãnh tụ Putin

Diễm Thi

 

(VNTB) – Nước Nga vẫn nằm trong bóng đêm dài của độc tài chuyên chế, dưới lớp áo mỹ miều của đa nguyên-đa đảng.

Ngày 11-3, các thành viên Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga đã bỏ phiếu thông qua gói đề xuất sửa đổi Hiến pháp do Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình.

Bản Hiến pháp mới cho phép ông Putin ngự trị quyền lực tại Nga đến năm 83 tuổi, một truyền thống lãnh đạo suốt đời mà Liên Xô và các nước Cộng sản thực hành như một nguyên tắc bất định trước đó.

Trước đấy, ông Putin ỡm ờ về duy trì quyền lực cá nhân ông trong quan điểm trước Quốc hội Nga.

Có thể loại bỏ các hạn chế đối với bất kỳ người nào, kể cả tổng thống đương nhiệm…”.

Tuy nhiên bản sửa hiến pháp lần này lại nhằm vào việc hạn chế (phân tán) quyền lực của Tổng thống, một vị trí mà ông Putin sẽ không nắm giữ được sau khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2024.

Còn chức vụ Thủ tướng, vào tháng 1, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã từ chức để nhường lại vị trí này cho Putin như lệ thường.

Hoán đổi vai trò quyền lực giữa chức vụ Tổng thống và Thủ tướng trong hơn thập niên qua là trò chơi chính trị của Putin. Khi Putin và ông Medvedev luân phiên nắm giữ vai trò tổng thống – thủ tướng vào những năm 2000 và 2010. 

Putin một mặt lên án chế độ cộng sản Xô viết với thừa nhận các tội ác xảy ra trong thời kỳ này. Nhưng mặc khác, ông tìm cách thừa kế các ‘truyền thống’ của Liên Xô, đặc biệt là tập trung quyền lực vào tay cá nhân.

Vấn đề đáng nói, dù nước Nga ngày càng trở thành một quốc gia độc tài, chuyên chế. Tuy nhiên, hệ thống dân chủ nửa vời ở Nga gồm có Quốc Hội, cử tri lại hoàn toàn bất lực trước chiêu trò của cựu điệp viên KGB. Việc Hạ viện Nga thông qua gói sửa Hiến pháp do Putin đề xuất là minh chứng rõ nét cho nền chính trị định hướng cá nhân ở nước Nga. Nga dần trở về con đường lãnh tụ thay vì lãnh đạo gắn chặt tham vọng quyền lực của Putin.

Dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga trở về con đường ổn định chính trị, tuy nhiên dần lạc hậu về mặt quân sự, kinh tế và khoa học – công nghệ. 

Nền kinh tế của Nga phụ thuộc vào đâu mỏ và khí gas, chiếm 59% xuất khẩu của Nga. Trong khi số người sống dưới mức nghèo khổ chiếm gần 15% dân số. Các khí tài quân sự của Nga thời hậu Xô Viết chỉ có giá trị trên giấy, điển hình là S300, S400 hoàn toàn bất lực trên chiến trường Syria. Thế nhưng, dưới nền dân chủ nửa vời hậu Xô viết, cùng với kho hạt nhân mà Liên Xô để lại, mưu toan quyền lực lại bắt đầu tước nốt quyền dân chủ ít ỏi mà Nga được hưởng sau biến cố 1991. Quyền được lựa chọn người tài lên làm lãnh đạo.

Nga không giống như Triều Tiên về mặt hình thức, nhưng lại giống hoàn toàn về bản chất giữ quyền lực cho lãnh tụ.

 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Nghĩa đồng bào và bài viết cay độc

Phan Thanh Hung

VNTB – Putin lên án chủ nghĩa cộng sản

Phan Thanh Hung

VNTB – Biếm họa chủ nhật: Tử thần chờ đợi

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo