VNTB – Ông Trọng Chính trị hoá luật chống tham nhũng

Phương Thảo dịch (VNTB) Một quan điểm khác cho rằng việc đẩy mạnh chống tham nhũng của Việt Nam là một động thái của chính phủ nhằm hướng sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề kinh tế và ba thảm hoạ môi trường lớn vào năm 2016 làm ảnh hưởng đến vùng biển của một số tỉnh miền Trung Việt Nam.
 

 

Một loạt các vụ án tham nhũng cao cấp đã xảy ra ở Việt Nam trong mười tháng qua. Điều đáng chú ý nhất là việc cách chức ông Đinh La Thăng – Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh – ra khỏi Bộ Chính trị vào ngày 7 tháng 5 năm 2017. Đây là kết quả đánh giá của Ban Kiểm soát Trung ương về những sai trái của ông Thăng (PVN) từ năm 2009 đến năm 2011. Trong thời kỳ này, ông Thăng đã được biết đến rộng rãi nhờ sự quan hệ với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để làm giàu cá nhân. Mới đây, vào cuối tháng 7 năm 2017, công an Việt Nam đã thông báo rằng Trịnh Xuân Thanh, nguyên giám đốc PVN, tỉnh uỷ viên và người thận tín của ông Dũng, đã tự nộp mình sau một cuộc săn lùng quốc tế kéo dài 10 tháng với cáo buộc biển thủ, quản lý kém và gây thiệt hại đáng kể cho PVN.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân được cử thay thế ông Thăng và ông Thăng được thuyên chuyển làm Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Trung ương (CEC), một vị trí mà một số nhà quan sát cho rằng là một “khu vực câu lưu” cho đến bị xử lý kỷ luật. Ông Thăng cùng với cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình, một thân tín khác của ông Dũng và hiện là chủ tịch của CEC. Do đó, ông trùm ngân hàng Trầm Bê, lâu nay được ông Dũng, Thăng và Bình che chở về chính trị, đã bị bắt vào đầu tháng Tám vì tội “gây thiệt hại” cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Trước đó, cựu Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Vũ Huy Hoàng đã phải đối mặt với việc bị trừng phạt do bị xử tội liên quan đến quản lý kém và lạm dụng chức vụ, cũng trong nhiệm kỳ của ông Dũng trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016. Nhiều cựu giám đốc của một số các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng, như cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVN Nguyễn Xuân Sơn và Chủ tịch Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình cũng đã bị bắt gần đây vì những giao dịch và đầu tư được cho là bất thường.
Đi đầu các vụ án này là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thường được ca ngợi về thái độ chống tham nhũng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng các cuộc điều tra gần đây của ông Trọng là kết quả của cuộc đối đầu nhiều tranh cãi giữa ông Trọng và ông Dũng. Cho đến nay, những cá nhân như ông Thăng và ông Hoàng, đã bị cáo buộc là làm giàu về chính trị và kinh tế dưới sự bảo trợ của ông Dũng. Có thể giải thích rằng việc đẩy mạnh chống tham nhũng của Trọng như là chiến dịch nhằm củng cố địa vị bằng cách vạch mặt lưới bảo trợ và hạn chế ảnh hưởng chính trị còn lại của ông Dũng.
Một quan điểm khác cho rằng việc đẩy mạnh chống tham nhũng của Việt Nam là một động thái của chính phủ nhằm hướng sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề kinh tế và ba thảm hoạ môi trường lớn vào năm 2016 làm ảnh hưởng đến vùng biển của một số tỉnh miền Trung Việt Nam.
Gợi ý cho các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty đa quốc gia
Chúng tôi đã xác định được một số ý nghĩa tiềm ẩn cho các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty đa quốc gia (MNCs). Các hoạt động kinh doanh và hợp đồng thương mại của các công ty nước ngoài tại Việt Nam có thể bị tổn hại nếu các đối tác Việt Nam bị mắc kẹt hoặc sự trung thành thay đổi quá chậm. Các cuộc điều tra chống tham nhũng cũng có thể khiến các công ty nước ngoài vi phạm Đạo luật Tham nhũng Nước ngoài của Hoa Kỳ, Đạo luật về hối lộ Anh Quốc và các luật tương đương khác, thu hút sự kiểm soát của các nhà lãnh đạo chính quốc.
Các biện pháp trừng phạt và thỏa thuận trước đây do chính phủ Việt Nam hoặc các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo có thể trở nên lỗi thời nếu các cuộc điều tra chính thức doanh nghiệp nhà nước phát hiện ra sự kiện không rõ ràng khi mà các quan chức đã vượt quá thẩm quyền để ký kết hoặc cấp phép các hợp đồng. Đây không phải là sự xuất hiện thường thấy ở các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, ví dụ như việc hãng Vận tải Biển Quốc gia Việt Nam trong măn 2008 mua một ụ nổi trị giá 83 triệu USD của Nga mà không có sự chấp thuận của nhà nước. Các giám đốc của công ty đã trả tiền cho ụ tàu bị hư hỏng nặng và sau đó báo cáo cần hàng triệu đô la chi phí sửa chữa để bòn rút ngân sách nhà nước. Cả hai giám đốc đều nhận án tử hình hồi đầu năm nay vì đã gây ra tổn thất lớn cho nhà nước.
Điều tra chống tham nhũng cũng làm trì hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu -IPO- hoặc bán tài sản của nhà nước. Ví dụ, các đợt phát hành cổ phiếu gần đây của bj trì hoãn như ở PetroVietnam Oil – một công ty con của PVN và nhà cung cấp dầu thô duy nhất của Việt Nam, và PetroVietnam Power – một công ty con của PVN, liên quan đến điều tra chống tham nhũng với các cựu thành viên của PVN là Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Sơn cũng như các giám đốc khác của các công ty con khác nhau thuộc PVN.
Theo đó, việc điều tra các quan chức chính phủ cấp cao và các ông trùm có liên quan đến chính trị có thể trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách kinh tế và phát triển trong các ngành then chốt, như ngân hàng, xây dựng và bất động sản, nơi quản trị doanh nghiệp đặc biệt thiếu minh bạch và các nhân tố nổi trội trong nước dựa vào các mối quan hệ chính trị để phát triển. Những cuộc điều tra này có thể làm sáng tỏ mức độ quản lý yếu kém, các khoản vay không hoạt động và thu hút các nguồn lực trong các lĩnh vực này. Cùng với việc các cuộc điều tra của chính phủ thường được thực hiện bí mật và có thể mất vài tháng hoặc thậm chí hàng năm, các cuộc điều tra này có thể gây ra sự giảm sút kéo dài lòng tự tin của các nhà đầu tư trong khi làm tăng thêm lo lắng.
Tư pháp
Nếu có thể, nhà đầu tư nước ngoài nên tìm kiếm trọng tài nước ngoài. Tư pháp Việt Nam được nhìn nhận là thiên vị đối với lợi ích trong nước và các thẩm phán tham nhũng gây ra nhiều thách thức cho các công ty và cá nhân nước ngoài. Ngoài ra, bộ máy chống tham nhũng của Việt Nam gồm Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Quốc hội và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, cũng như việc thiếu một cơ quan thực sự độc lập, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty đa quốc gia gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo và ứng phó kịp thời với những rủi ro tham nhũng liên quan đến các đối tác Việt Nam.
Các nhà đầu tư và các công ty nước ngoài cũng nên chú ý đến Bộ luật Hình sự mới được thông qua gần đây, bao gồm việc trừng trị hối lộ liên quan đến các thực thể và người không phải là nhà nước và dự thảo luật chống tham nhũng vẫn còn đang được thảo luận ở quốc hội.
Các Yếu tố Giảm thiểu 
Mặc dù rủi ro tiềm ẩn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vướng vào mặt trái chiến dịch chống tham nhũng của Tổng thư ký, các nhà đầu tư nước ngoài có thể yên tâm về một số triển vọng đầy hứa hẹn.
Tháng 5 năm 2017, ông Trọng khẳng định giá trị cải cách thị trường, được toàn thể Hội đồng Trung ương ủng hộ trong cuộc họp 6 tháng, nhấn mạnh cam kết của ĐCSVN trong việc làm cho Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy, gây nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia và huỷ bỏ hợp đồng thương mại không phù hợp với mục tiêu chính sách lớn này.
Một yếu tố khác là bắt nguồn từ các lỗ hổng về kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Bao gồm khoản nợ công đang tăng lên ở mức 63,7% GDP và thâm hụt ngân sách ở mức 8,6 tỷ USD vào cuối năm 2016. Để huy động vốn chính trị trong bối cảnh xã hội bất ổn, Đảng cộng sản sẽ thúc đẩy việc bán tài sản nhà nước. Mặc dù sự chậm trễ, việc tư nhân hoá DNNN vẫn còn khả thi, phần lớn là do các lợi ích và quan liêu, tốc độ tư nhân hoá có thể tăng tốc dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)