Thanh Nghĩa (VNTB) Một số video ngắn được đăng tải vào ngày 10/07 bởi tài khoản Huy Tráng cho thấy hàng trăm người nông dân cầm cờ đỏ sao vàng phản đối, ngăn cản một xe xúc đang vào công trường thi công do “giá đền bù đất quá thấp”, và một người nông dân đã bị xe xúc cán người!
Xe xúc đất dùng trong cưỡng chế, bất chấp sự phản đối của người dân. Hình ảnh: cắt từ video. |
Video cho thấy, một người phụ nữ bị xe xúc chèn qua nằm bất động (sau xác định là bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, trú ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền), bên cạnh là bó cờ đỏ sao vàng nằm dưới bánh xe xúc.
Theo báo Thanh Niên cho biết, thì sự vụ xảy ra vào lúc 8h00 sáng 10/07, nguyên nhân do người dân phản đối mức đất ruộng bị thu hồi nhằm phục vụ dự án công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) quá thấp.
Theo báo Thanh Niên cho biết, thì sự vụ xảy ra vào lúc 8h00 sáng 10/07, nguyên nhân do người dân phản đối mức đất ruộng bị thu hồi nhằm phục vụ dự án công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) quá thấp.
Ngoài ra, báo này cũng đưa tin nhiều người dân cho biết, tại hiện trường, xuất hiện “một số đối tượng với nhiều hình xăm trên người, mang theo dao, kim tiêm đến đe dọa, thậm chí đứng trên máy xúc chửi bới và có hành động khiếm nhã với người dân.”
Cưỡng chế đất đai là hình thức nhà nước sử dụng lực lượng công lực nhằm thu hồi, giải phóng mặt bằng, sự bất cân xứng về quan điểm giải quyết lợi quyền đất đai (giá đất, giá đền bù) đã khiến nhiều cuộc cưỡng chế rơi vào tình trạng bạo lực như Dương Nội (Hà Nội), Tiên Lãng (Hải Phòng)…
Trong tam giác cưỡng chế bao gồm nhà nước – doanh nghiệp – nhà nông, thì nhà nông luôn là người thiệt hại nhiều nhất, và nhà nước thường tham gia với tư cách “cưỡng chế” cùng doanh nghiệp, thay vì đứng trung gian để xử lý chính đáng quyền lợi cho các bên liên quan.
Nhiều nhà nghiên cứu chính sách cho hay, mấu chốt của sự phản đối trong cưỡng chế chính là cách nhà nước công hữu hóa hết đất đai, trong khi bản thân ruộng đất tư lại là quyền.