VNTB – Pháp nhân phi thương mại thì không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự

VNTB – Pháp nhân phi thương mại thì không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Dường như có sự nhầm lẫn ở đây trong chia sẻ về vấn đề tham vấn pháp luật của hệ thống luật pháp Việt Nam.

 

“Mẫu đơn: Tố giác hành vi phạm tội hình sự của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” là nội dung mang tính tham vấn được đăng trên trang Mạch sống Media.

Thiển ý của người viết bài này thì rất có thể ở đây đã có nhầm lẫn gì đó, vì theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, không phải mọi pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ duy nhất pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Pháp nhân bao gồm hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Bộ luật dân sự, tại Điều 76 “Pháp nhân phi thương mại”, quy định:

“1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Trong bài viết Tổ chức tôn giáo là “pháp nhân phi thương mại” đăng trên trang Việt Nam Thời Báo hôm 30-11-2022 đã đề cập đến vấn đề mang tính pháp lý này.

Một lưu ý khác là đến nay Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa có công bố nào về “án lệ vụ án ông Lê Tùng Vân” như nêu ở mẫu đơn tố giác tội phạm theo gợi ý của Đề Án Dân Quyền Việt Nam trên trang Mạch sống Media.

Mẫu đơn này có đoạn mang tính gợi ý như sau về tính đánh đồng: “(…) Trong ngày này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ngang nhiên thách thức pháp luật, ngang nhiên dẫm đạp lên văn bản của Ban Tôn giáo Chính Phủ để ra một văn bản số 151/HĐTS-VP1 tự cho mình quyền tước đoạt niềm tin tôn giáo của ông Lê Anh Tú và có ngầm ý sẽ gây áp lực với các cơ quan nhà nước phải xử lý ông Lê Anh Tú. Văn bản này cũng ngang nhiên xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của ông Lê Anh Tú và những người thân của ông khi tự tiện công khai các thông tin cá nhân của họ trong văn bản và đồng thời dùng từ miệt thị gọi ông Lê Anh Tú là “người đàn ông”.

Hành động trên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và người ký văn bản này (ông Thích Đức Thiện) đã vi phạm các Điều 5 và 6 Luật tín ngưỡng, tôn Giáo, Điều 20 Hiến pháp, Điều 34 Bộ luật dân sự.

Đặc biệt, nếu so sánh mức độ nghiêm trọng của hành vi này với hành vi của ông Lê Tùng Vân trong vụ án đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đức Hoà, tỉnh Long An xử lý thì tôi còn nhận thấy rằng chúng đã mang dấu hiệu phạm các tội hình sự rõ ràng hơn rất nhiều được quy định tại Điều 155 “tội làm nhục người khác” và Điều 331 “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”…

Nói một cách nào đó thì mẫu đơn này đã không phù hợp về hình thức nội dung theo pháp luật Việt Nam.

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)