Việt Nam Thời Báo

VNTB – Phỏng vấn NNC Đinh Trần Toán về 30/4: “Thống nhất trong lòng người, trong tư duy thì không có”

Kiều Phong thực hiện


(VNTB) – Cái kỷ niệm cái này cái kia là do hệ thống chính trị. Anh gọi là giải phóng nhưng người khác gọi là tù tội, hai cái  mặt đó đều tồn tại  cả  trong một thể thống nhất… Về mặt thống nhất, dùng chữ “thống nhất” nhưng là thống nhất về địa lý thôi, còn thống nhất trong lòng người, thống nhất trong tư duy thì không có.
Nhà nghiên cứu Đinh Trần Toán là một trí thức có bề dày trong ngành Lý học phương Đông của Việt Nam hiện nay, một ngành với cái tên đơn giản là nghiên cứu Kinh Dịch. Ông cũng là một người nghiên cứu về văn hóa, đồng thời là một người viết thơ, giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường đại học. Phóng viên Việt Nam Thời Báo có dịp được ông trò chuyện về tình hình dạy và học chữ Hán- Nôm đồng thời lý giải nguyên nhân suy thoái đạo đức xã hội như ngày nay.

Phóng viên Việt Nam Thời Báo: Thưa thầy Trần Đình Toán, hiện nay ở trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn chỉ dạy chữ Hán có một học kỳ. Thầy có nhận xét như thế nào về điều này?

Nhà nghiên cứu Đinh Trần Toán: Theo tôi, đáng lẽ phải dạy chữ Hán ngay từ bậc tiểu học. Chữ Hán và bản Việt Hóa của nó – chữ Nôm là thành phần quan trọng. Tôi lấy ví dụ như Tam Tự Kinh 3000 chữ của Lão Tử, đó là một tác phẩm hết sức nhân văn và vừa vặn với sức người, là giá trị vĩnh cửu, không phụ thuộc chế độ chính trị. Tam Tự Kinh dạy cho con người kiến thức và đạo đức cơ bản, từ việc khai sinh vũ trụ cho đến bản tính con người. Nhân chi sơ, tính bản thiện, con người vốn hiền lành. Việc chỉ dạy Hán văn có một học kỳ là điều hết sức sai lầm. Không biết chữ Hán, không biết chữ Nôm là nguy hiểm. Tôi lấy thí dụ như chữ “quan” trong tiếng Hán thì chỉ có một, nhưng khi sang Việt thì có mấy chữ quan, quan tài, quan lại, quan tâm. Người sáng tạo chữ Nôm thêm vào một số kí hiệu vào chữ “quan” tiếng Hán để được chữ Nôm phân biệt chính xác nghĩa Nôm. Nói về tộc Việt, ngày xưa có cả trăm bộ tộc Việt nên gọi là  Bách Việt, trăm dòng khác nhau. Bây giờ chỉ còn Lạc Việt. Chữ Việt  trong thư tịch cổ gồm cái rìu, khác hẳn chữ Việt sau này hình con thú. Chỉ có những người lớn tuổi như chúng tôi mới biết. Nếu không học chữ Nôm thì làm sao biết được?

Ngay như vấn đề giáo dục là vấn đề quyết định của quốc gia, hiện nay cả thế giới khẳng định giáo dục, giáo đục nếu đầu tư là có lãi nhất, lợi nhuận cao nhất. Thế nhưng giống như mấy ông quản lý giáo dục như ở trường Nhân văn của anh, cho học Hán văn học 1 kỳ là cưỡi ngựa xem hoa, vẫn biết chữ này chữ kia đủ cả nhưng xong là thôi, học xong quên hết. 

Tại sao? Tại vì họ không nhận ra những chữ Hán Nôm là những tư liệu vừa sống vừa chết. Sống là ta đang nói, chết là do văn tự nằm ở thư viện. Tất  cả mọi tư liệu, những tư liệu gốc, chứng cứ lịch sử gốc, mọi cái bút sưa gà chết gốc đều nằm trong kho Hán Nôm hết. Bây giờ ai dùng? Không ai dùng. Do đó khổ cho nước ta là ở chỗ có môt công cụ hết sức là hiệu quả để tìm lại chính bản thân mình, hiểu về con người thì không dùng.

Thứ hai, người trẻ hiện nay quá ưa sống hình thức, sống bên ngoài. Đấy là cái văn bản, chữ nghĩa. Tôi có viết một bài, cách đây khoảng 10 năm có tên “Tự hào a -bê- xê”  trên tạp chí Thể thao Văn hóa. Tôi có khái quát toàn bộ đánh giá của tôi về chữ a-bê-xê, tức là chữ la-tinh, chữ quốc ngữ chúng ta đang học. Tôi có đánh giá chữ Hán và  quy tội cho những ai phá hoại nền văn hóa khi bỏ chữ Hán ra khỏi nhà trường, thực ra nó rất quan trọng.
Phóng viên Việt Nam Thời Báo: Thầy nhận xét như thế nào về những tác phẩm của văn học miền nam thời Cộng Hòa, và so sánh với dòng văn học miền Bắc đường thời, so sánh về trình độ hai nền văn học.

Nhà nghiên cứu Đinh Trần Toán: Tôi đọc rất nhiều, về phân biệt trình độ văn học Nam- Bắc thì tôi không thể so sánh được nhưng tôi so sánh thế này. Con người được giáo dục ở trong một thể chế, trước hết phục vụ thể chế đó, giáo dục có tính mục đích. Cái văn học có chức năng xã hội, nó phản ánh xã hội. Thứ hai, văn học có chức năng cảnh báo, báo trước những hiện thực xã hội. Thế thì khi mà do cơ chế, con người chỉ có nhìn một hướng, cái cách đánh giá khác. Thí dụ ở cầu trường, tầm nhìn con ngựa nó rộng đến 360 độ, tự dưng con ngựa có cái nhìn hết sức bao quát. Tự do con người chụp mũ để  cho con ngựa hạn chế, để nhìn một hướng khi mà con người phải nhìn một hướng thì nó sẽ đi theo hướng đó. Đó gọi là tính xã hội. Do tính xã hội như thế, cái gọi là tầm nhìn con ngựa là khi  con ngựa có toàn bộ quang cảnh, nhưng nó không có định hướng thì nó lại chạy vòng vòng một chỗ. Hai cái hiện tượng ấy, chúng ta hãy nhìn một cách rất là khách quan và có chủ kiến của mình để đánh giá như thế nào bây giờ đánh giá trình độ thế nào thế kia rất không thể nói được.

Những người nông dân đốt vô cùng không có chữ nghĩa gì cả nhưng cách ứng xử của người ta trước kia, bây giờ tôi không dám nói, là người ta vô cùng có văn hóa. Bây giờ các cô các cậu, xin lỗi các cậu, giới trẻ các cô các cậu vào nhà có biết thưa gửi không? Đi ra đường có biết ngả mũ xuống để tiễn linh cữu của người đi qua không? Không. Rồi thì tất cả mọi thứ của các cô các cậu trên TV chỉ là hình thức , tất cả chỉ là phô diễn khả năng ngoại hình. Thì là bắt chước, tất cả các chương trình mua lại bản quyền chính là bắt chước, không có gì sáng tạo. Tôi nói với tư cách một người già. Trên TV cô nào cậu nào cũng lệch mũi cũng éo mồm cũng đủ thứ, nhưng nhìn thấy trong đó tính sáng tạo không có bao nhiêu, chất  trí tuệ không có bao nhiêu.

Nếu so sánh đời sống hiện đại hiện nay, rất rất hiện đại hiện nay so với lứa tôi, ai văn hóa hơn ai, ai văn minh hơn ai? Văn minh các cậu chỉ hơn chúng tôi cái smartphone này thôi, còn chúng tôi dùng cục đá. Về mặt tư duy , khẳng định thế hệ nào hơn thế hệ nào đây, khi cái tư duy là cái vô cực, vô cùng? Đấy cho nên, anh hãy nhìn nhận vấn đề như thế. Thế nên đau khổ cho đất nước hiện nay: người ta ưa ngoại hình, ưa ngoại lai quá nhiều. Số người sống bằng chính mình không được bao nhiêu.
Phóng viên VNTB: Sắp tới đây là ngày 30/04, theo thầy việc chào mừng kỷ niệm 40 năm giải phóng có phải là điều đúng đắn không?

Nhà nghiên cứu Đinh Trần Toán: Cái đó tôi nói như thế này, quan điểm về con người thì sự chết là sự duy nhất, không có chính nghĩa, không có phi nghĩa. Trước hết phải nhận thức được cái đó đã rồi mới bàn những chuyện khác. Thứ hai, cái kỷ niệm cái này cái kia là do hệ thống chính trị. Anh gọi là giải phóng nhưng người khác gọi là tù tội, hai cái  mặt đó đều tồn tại  cả  trong một thể thống nhất. Hai mặt đó phụ thuộc vào nhãn quan, cách nhìn của từng con người. Cho nên cái chuyện sự chết thì  phải nhìn nhận thực chất của vấn đề. Về mặt thống nhất, dùng chữ “thống nhất” nhưng là thống nhất về địa lý thôi, còn thống nhất trong lòng người, thống nhất trong tư duy thì không có.

Vâng, một lần nữa xin được cám ơn thầy vì những lời tâm huyết.

Tin bài liên quan:

VNTB- Chuyển nghề cho ngư dân: Hãy xem Công đoàn nhà nước vô tích sự ra sao!

Phan Thanh Hung

VNTB- Bàn tròn Hội nhà báo độc lập VN: Thảm họa Formosa và môi trường bị tận diệt

Phan Thanh Hung

VNTB- Một thoáng Vũng Tàu: Có những người như thế

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.