Việt Nam Thời Báo

VNTB – Quan hệ Mỹ-Thái căng thẳng trước thềm cuộc đàm phán chiến lược

Thái Thịnh (VNTb) Đặc phái viên Đông Nam Á hàng đầu của Mỹ sẽ có chuyến viếng thăm Thái Lan trong tuần này, với hy vọng nó sẽ tốt đẹp hơn so với chuyến thăm cuối cùng của ông cách đây một năm, theo Bangkokpost


Phương tiện truyền thông địa phương Thái Lan từng phê phán ông Daniel Russel là một “người Mỹ xấu xí” và chính phủ Thái cũng phản đối ông vì đã “làm tổn thương trái tim của người Thái” khi công khai chỉ trích nước này về dân chủ.

Ông Russel sẽ có chuyến thăm đến Bangkok cho cuộc đối thoại chiến lược chính thức Mỹ-Thái kể từ cuộc đảo chính tháng 5 năm 2014. Đây là một phần nỗ lực chính quyền Obama nhằm xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á và chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng những vấn đề cơ bản vẫn còn. Quân đội Thái tiếp tục trì hoãn việc trao quyền cho phía dân sự, và Washington tiếp tục đụng chạm vào chính trị siêu nhạy cảm của Thái Lan.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel nói chuyện với cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra trong chuyến thăm đến Thái Lan. Cuộc gặp của ông bị chính phủ hiện nay của Thái Lan chỉ trích. Ảnh: Bộ Ngoại giao M

Cảnh sát Thái Lan gần đây cáo buộc đại sứ Mỹ tại Thái Lan Glyn Davies đã bôi nhọ chế độ quân chủ sau khi ông lên tiếng lo ngại về một đạo luật cấm chỉ trích chế độ quân chủ. Điều này phản ánh mối quan tâm rộng lớn hơn của Mỹ về chiến dịch đàn áp bất đồng chính kiến của chính quyền quân sự.

“Quân đội là cho rằng họ phải nắm quyền nhằm tránh Thái Lan rơi vào hỗn loạn và rằng Washington đã không hiểu điều này,” Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết. “Mối quan hệ song phương hiện nay giữa Mỹ – Thái đã xấu rất nhiều kể từ cuộc đảo chính.”

Desmond Wilson, một cựu tùy viên quốc phòng Mỹ ở Bangkok – người chỉ trích cuộc đảo chính, cho biết cuộc đối thoại chiến lược – tổ chức cuối năm 2012 – cho thấy Mỹ đang chuyển sang hướng cách tiếp cận thực dụng hơn. Ông dự đoán rằng các cuộc đàm phán hôm thứ Tư giữa hai Bộ Ngoại giao sẽ kéo theo cuộc đối thoại quân sự cấp cao vào đầu năm tới.

Mối quan hệ ngoại giao Mỹ-Thái có lịch sử 182 năm. Hiện nay, Thái Lan dường như có lợi ích ít quan trọng hơn với Mỹ so với thời kỳ chiến tranh Việt Nam, khi Thái cho phép 50.000 lính Mỹ đồn trú, tuy nhiên, Thái vẫn là một trung tâm của Mỹ trong các vấn đề khu vực như thực thi pháp luật và chống ma túy.

Mặc dù Mỹ đã hạn chế viện trợ quân sự kể từ cuộc đảo chính, Thái Lan tiếp tục tổ chức cuộc tập trận quân sự đa phương lớn nhất với Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đại sứ Thái Lan ở Mỹ, Pisan Manawapat, nói rằng Hoa Kỳ và Thái Lan đã chia sẻ lợi ích trong khu vực, và hy vọng cuộc đối thoại chiến lược sẽ nâng quan hệ song phương.

“Hoa Kỳ biết ứng xử với bạn bè và các đồng minh để mang lại kết quả tốt nhất,” ông nói.

Ông Russel nói rằng chính phủ hai nước nên “tối đa hóa sự hợp tác trong giới hạn của hoàn cảnh hiện tại.” Nhưng ông nói rằng Mỹ sẽ không “bỏ đi” cam kết về giá trị phổ quát như quyền tự do ngôn luận.

“Mối quan tâm chính của tôi là Thái Lan gắn với chế độ quân sự sẽ có sự ổn định, dân chủ, bao gồm chính phủ dân sự,” ông Russel nói.

Thái Lan trải qua bất ổn chính trị trong thập kỷ qua, kể từ khi quân đội lật đổ nhà lãnh đạo chủ nghĩa dân túy Thaksin Shinawatra vào năm 2006, làm dấy lên tình trạng bất ổn và đổ máu giữa những người ủng hộ Thaksin và phe đối lập.

Trong chuyến thăm tháng một, ông Russel khuấy lên tranh cãi sôi nổi vì đã gặp thủ tướng bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2014, em gái ông Thaksin – bà Yingluck, và cho biết trong một bài phát biểu rằng, quốc hội Thái Lan luận tội cô là mang động cơ chính trị.

Ông Russel dự kiến ​​sẽ không gặp bà Yingluck trong tuần này, nhưng sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo chính trị, kể cả phe đối lập.

Bầu không khí chính trị Thái Lan đã tăng thêm căng thẳng trong những tháng gần đây khi nền kinh tế Thái Lan chững lại và bầu cử bị hoãn.

Trường hợp tội khi quân ngày càng nhiều hơn, một người dân Thái Lan đã nhận mức án lên đến 25 năm khi chỉ trích hoàng gia trên internet..

Quân đội đã hoãn cuộc bầu cử cho đến ít nhất là năm 2017. Trong căng thẳng quan hệ Thái Lan với Mỹ, quan hệ với Trung Quốc ngày càng sâu sắc thêm. Vào tháng trước, Thái Lan và Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận không quân chung.

Quan hệ ấm cúng với Bắc Kinh khiến cho Bangkok bị chỉ trích. Thái Lan từng trục xuất người nhập cư Hồi giáo Uighur và người tị nạn Liên Hiệp Quốc trở lại Trung Quốc.

John Sifton, giám đốc chính sách châu Á của Human Rights Watch, nói rằng thành tích nhân quyền của Thái Lan đã trở nên tồi tệ trong nhiều cách khác nhau, bao gồm cả đàn áp xã hội dân sự. Ông kêu gọi Mỹ tiếp tục hạn chế về quan hệ cho đến khi Thái Lan phục hồi dân chủ.

Tin bài liên quan:

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói gì về biển Đông, TQ?

Phan Thanh Hung

VNTB – Trung Quốc và Mỹ có ‘cuộc đàm phán khó khăn’ về vấn đề Biển Đông

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo