Pepe Escobar, Asia Times, ngày 27/01/2017
(VNTB) – Câu hỏi không phải là “nếu” mà là khi nào hai nhà lãnh đạo Trump và Tập sẽ đối đầu nghiêm trọng về “tiếp cận” ở Biển Đông. Sự việc có lẽ không tiến xa hơn.
Khi chúng ta bước vào năm Kỷ Dậu- năm con gà, một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu Donald Trump có cố gắng để giành được thế mạnh của nước Mỹ như là một chú gà trống đỏ vĩ đại ở Biển Đông.
Đầu tiên chúng ta thấy Rex “T. Rex” Tillerson, người được đề cử chức vụ ngoại trưởng Hoa Kỳ so sánh việc Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông như việc Nga chiếm giữ Crimea và khăng khăng rằng không để cho Trung Quốc tiếp cận các đảo đó. Sau đó Thư ký báo chí của Nhà Trằng Sean Spicer hứa bảo vệ “vùng lãnh thổ quốc tế” ở Biển Đông.
Tất cả điều này xảy ra sau khi Trump đã buộc tội Bắc Kinh xây dựng các căn cứ quân sự phức hợp ở giữa Biển Đông.”
Với hoàn cảnh đó, tổ chức US Think Tankland kêu gọi sử dụng quân sự để ngăn chặn việc Trung Quốc bành trướng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khá bình tĩnh. Trong khi nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ không bị sa vào một tình trạng “giả”- sự phong tỏa của Mỹ, tuyên bố “chủ quyền không thể thương lượng” ở quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nansha) và vùng nước lân cận. Hơn nữa, “Hoa Kỳ không phải là một quốc gia có liên quan trực tiếp trong vùng Biển Đông.”
Beltway vẫn coi Mỹ là nước trực tiếp liên quan đến vấn đề Biển Đông với ý nghĩa rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ được phép để trở thành bá chủ về an ninh ở biển này. Tất cả những phát biểu “cơ bắp” về Biển Đông, cùng với việc đe dọa sẽ xem xét lại chính sách Một Trung Quốc, nên được nhìn nhận là những chiến thuật của chính quyên Trump để ngăn chặn sự trống vắng địa chính trị.
Trên thực tế việc phong tỏa các hòn đảo ở Biển Đông là một hành động chiến tranh. Chính quyền Trump nhằm mục đích buộc Trung Quốc có những nhượng bộ thương mại.
Tất cả về OBOR
Thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 472,16 tỷ USD vào năm 2015 và hai bên đặt mục tiêu 1,000 tỷ vào năm 2020.
Đông Nam Á là trung tâm của Con đường tơ lụa mới (Một vành đai- một con đường hay là OBOR) mà Trung Quốc cầm đầu. Nó là sự kết nối các nền kinh tế trong khu vực với Trung Quốc. Nhưng tùy thuộc vào sức mạnh của cộng đồng người buôn bán / doanh nghiệp Trung Quốc trong mỗi quốc gia, mâu thuẫn còn đang hiện hữu với mức độ khác nhau, rằng những sự kết nối đó sẽ trở thành con tin của một hệ thống do Trung Quốc làm minh chủ.
Nói một cách ngoại giao, Bắc Kinh đang cố gắng để triển khai sức mạnh mềm.
Trong hội nghị thượng đỉnh tháng 9 năm 2016 tại Lào, Trung Quốc và khối ASEAN đã cam kết tôn trọng quyền tự do hàng hải ở Biển Đông (mà Washington khẳng định là đang bị đe dọa); giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải một cách hòa bình, thông qua đàm phán (là quan điểm chính thức của Trung Quốc) và với việc tham vấn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS); và cuối cùng là tiến đến việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (một cách lạc quan, một văn bản ràng buộc sẽ được hoàn thiện trước mùa hè.)
Biển Đông không chỉ là trung tâm chính của chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp của Trung Quốc. Khi Biển Đông bảo vệ quyền truy cập của Trung Quốc với Ấn Độ Dương, là tuyến đường năng lượng quan trọng của Bắc Kinh, đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, phía đông nam của đảo Hải Nam, là một đầu cầu quan trọng trong con đường tơ lụa hàng hải.
Đối với Bắc Kinh, việc xây dựng và mở rộng các đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa có nghĩa là phá vỡ các giới hạn địa lý của khu vực Đông Nam Á để kiểm soát các con đường đi qua Ấn Độ Dương tới Tây Nam Á; một lần nữa, OBOR lại có tiếng nói.
Cho dù ai là ông chủ của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc sẽ không kiềm chế chương trình tự do hàng hải (FON), từ việc thực hiện các chuyến may của máy bay B-52 ở Biển Đông đến những hành động cơ bắp hơn như là tuần tra của Hải quân Hoa Kỳ. Khi Bắc Kinh phản ứng lại bằng cách trình diễn máy bay ném bom mang đầu đạn hạt nhân tầm xa H-6K trên bãi cạn Scarborough, gần Philippines – không có gì ngạc nhiên khi Lầu Năm Góc đã phát đi tình trạng báo động đỏ. Vì trò chơi vĩ đại ở Biển Đông là liên quan đến sức mạnh không quân và tàu ngầm, và khả năng đối phó lại với những hành động của Lầu Năm góc trong việc ngăn cản OBOR.
Tiếp cận ở Biển Đông
Những phép màu kinh tế của Trung Quốc luôn dựa vào khả năng sản xuất/xuất khẩu đáng kinh ngạc ở ven bờ biển phía Đông của nước này. Tuy nhiên, về chiến lược, Trung Quốc không có quyền truy cập trực tiếp tới các vùng biển mở. Vị trí địa vật lý của Trung Quốc có hạn chế lớn: Nước này bị bao bọc bởi các đảo xung quanh.
Wu Shicun, chủ tịch của Viện Quốc gia về Nghiên cứu Biển Đông, đã nhấn mạnh trong nhiều năm qua rằng tất cả các hành động của Bắc Kinh nhằm mục tiêu đảm bảo tiếp cận tới các biển mở. Beltway, ngược lại, coi đó là nỗ lực để biến Biển Đông thành một cái ao nhà của Trung Quốc. Trong thực tế, Trung Quốc tăng cường lực lượng hải quân đẻ đảm bảo an ninh cho chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp của quốc gia này.
Bắc Kinh muốn Mỹ hiểu rằng nó phải có quyền tiếp cận không hạn chế ở 7 biển. Trung Quốc hiện giờ đã thành công trong việc bảo vệ đảo Hải Nam, căn cứ chiến lược ở phía nam. Căn cứ hải quân Yulin ở đảo Hải Nam có hạm đội tàu ngầm mở rộng của Trung Quốc, với không chỉ có những tàu ngầm lớp 094A Jin mà còn có tàu ngầm thế hệ mới JL-3, với tầm bắn ước tính 12,000 km. Vì vậy, sức mạnh Trung Quốc hiện nay có thể không chỉ để tự vệ mà còn thể hiện sức mạnh với mục tiêu nhằm đạt được sự tiếp cận ở Tây Thái Bình Dương.
Ban đầu, các counterpunch Mỹ để tất cả điều này là “Anti-Access”, hoặc A2, cộng với Diện tích từ chối, mà trong Pentagonese dịch là A2 / AD. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từng bước phát triển rất tinh vi của chiến thuật A2 / AD của nó, bao gồm cả chiến tranh trực; tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình; và hầu hết tất cả các tên lửa đạn đạo chống tàu như Dongfeng 21-D, cơn ác mộng cuối cùng cho những người ngồi vịt tỷ đô la tàu sân bay Mỹ.
Một chương trình được gọi là Tầm nhìn Thái Bình Dương, được tài trợ bởi Lầu Năm Góc, cuối cùng đã đưa ra khái niệm Trận chiến Không quân-Hải quân. Hầu như tất cả mọi thứ về Trận chiến Không quân-Hải quân được phân loại. Nhưng ngay cả như là khái niệm đã được xây dựng, Trung Quốc nắm vững khả năng sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa – một mối đe dọa chết người với các căn cứ và mục tiêu di động.
Cốt lõi của khái niệm Trận chiến Không quân-Hải quân là NIA/D3: các lực lượng tích hợp liên kết thành mạng lưới có khả năng tấn công theo chiều sâu để gây rối, phá hủy và đánh bại các lực lượng của kẻ thù. Đây là cách Lầu Năm Góc sẽ đối phó lại với hệ thống A2/AD của Trung Quốc: có thể tấn công tất cả các loại trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Trung Quốc.
Gần đây ngoại giao mềm mỏng của Trung Quốc cho thấy có rất ít khả năng nước này tấn công một quốc gia nào đó trong ASEAN, vì hành động này không tốt cho kinh tế. Sau phán quyết của Tòa Thường trực Hague thì các nước dường như đã thống nhất giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp ngoại giao.
Song song đó, Trump hay không Trump, quyền bá chủ quân sự của Mỹ trên Biển Đông luôn luôn không nên ở vào thế bị tranh cãi. Hiện thời, Trung Quốc đã coi mình như một đối thủ cạnh tranh ngang hàng. Câu hỏi không phải là “nếu” mà là khi nào hai nhà lãnh đạo Trump và Tập sẽ đối đầu nghiêm trọng về “tiếp cận” ở Biển Đông.