VNTB – Tại sao con nhà nghèo cần học giỏi?

VNTB – Tại sao con nhà nghèo cần học giỏi?

Huyền Linh

(VNTB) – Người Pháp biết chỉ có mang đến sự học thì mới mong đỡ mất tiền của, công sức khi cai trị nước thuộc địa này

Bạn đọc viết

Nhiệm vụ của trường đại học là phải phù hợp với tất cả mọi người, nên kiến thức sẽ rất chung chung sẽ không áp dụng được khi tham gia thực tiễn.

Hệ thống giáo dục phần lớn dành cho mọi người, chỉ có một số ít làm chủ, còn phần lớn là làm công. Hệ thống giáo dục không phải thiết kế ra để kinh doanh, mà thiết kế ra để đào tạo công nhân cho những người kinh doanh.

Muốn kiếm tiền thoát nghèo chỉ có một con đường là học và học. Học để biết mọi thứ, biết tương lai. Không học thì có ngày mất tiền!

Mấy trăm năm trước khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam, họ hiểu rằng chỉ có mang đến sự học thì mới mong họ đỡ mất tiền của, công sức khi cai trị nước thuộc địa này.

Vì khi người dân được quyền học tập, họ sẽ hiểu thế nào là lề lối pháp luật, là “Khế ước xã hội” của Rousseau, và “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu.Tư tưởng của hai tác giả này được coi là bộ đôi khai sáng về quan điểm pháp lý, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc cách mạng tư sản 1789; bởi lẽ các tác giả của nó đã khiến cho dân Pháp khinh sợ sự độc tài, đồng thời khích lệ họ vươn tới khát vọng tự do, đạo đức và bình đẳng hướng tới xây dựng một xã hội công dân, nhà nước pháp quyền.

Ngày nay tư tưởng của các ông cùng những quan điểm lập pháp hiện đại phương Tây (châu Âu và châu Mỹ) vẫn đang dẫn dắt hàng tỷ người hàng trăm dân tộc tiến bước vào khát vọng tự do, dân chủ và thiêng liêng quyền của con người. Nhiều quan điểm trong tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.

Nếu không chịu học cho đầy đủ, cho tử tế, hay chỉ chăm chăm vào chủ nghĩa Mác – Lênin trong bó hẹp sự học theo định hướng chính trị, tin rằng học không còn là việc để biết mọi thứ, biết tương lai mà chỉ là thứ giáo điều rất quen thuộc thời Nam tiến ở Hà Nội trước đây.

Có ý kiến, vấn đề khai hóa và khai thác là hai bản sắc của chế độ thuộc địa Pháp tại Việt Nam, đặc biệt tại Nam Kỳ là xứ trực trị. Tuy khai hóa và khai thác là hai ý niệm mà tác động có khác nhau, nhưng mục tiêu của thực dân Pháp chỉ là một, khai hóa văn minh để khai thác kinh tế.

Tuần báo Nam Kỳ Địa Phận (*) số ngày 22-7-1909 có đăng một mẫu tin như sau: “Tao dốt cũng đành vì hồi đó Tây chưa qua chưa có lớp nhà trường như bây giờ. Qua tới đời mầy, lúc đó Lang Sa đã lấy Nam Kỳ rồi, đây có lớp nhà trường, lại ép ai có con phải cho đi học, cơm áo nhà nước ban cấp, sách vở bút mực khỏi mua, khỏi tốn mà hồi đó tao sợ cho mầy đi học, họ bắt đem về Tây mất nòi cho nên tao để cho mày chịu dốt, cái đó thì lỗi tại tao. Nay bây giờ mầy có một con trai tuổi cũng trương rồi, vậy phải cho nó đi học đặng nó biết một hai chữ, có cái tờ cái khế, có nó coi khỏi mượn ai”.

Chỉ không đầy nửa thế kỷ, với sự tiếp cận văn hóa Pháp, diện mạo Sài Gòn và các thành phố Nam Kỳ đã biến hóa thành một xã hội Tây Phương.

Nhắc lại chuyện xưa thời “mồ ma thực dân” trong bối cảnh 48 năm “đất nước thống nhất”, để muốn nói rằng với sự học ngày hôm nay, xem ra là bước lùi rất đáng ngại của việc người nghèo đang mất dần quyền được đi học.

____________

Chú thích:

(*) Tuần báo Nam Kỳ Địa Phận do một vị Giám mục người Pháp Mossard chủ trương thành lập. Tờ báo sống 37 năm với khoảng 30.000 trang báo, ra ngày thứ năm hàng tuần. Số đầu tiên ra ngày 26-11-1908, và số cuối cùng ra ngày 01-3-1945. Tuần báo Nam Kỳ Địa Phận đáng lưu ý ở chỗ tuy là “báo đạo” nhưng chỉ bàn về vấn đề đạo khoảng một phần ba, còn lại bàn về đủ mọi vấn đề của cuộc nhân sinh, thấy gì “hữu ích thì đem vô hết”; từ văn học dân gian (thai đố, chuyện giải buồn) đến thuốc bắc, thuốc nam, làm ăn buôn bán,…

Hiện nay Thư viện Nguyễn Văn Hưởng ở Hà Nội còn lưu giữ một số tuần báo Nam Kỳ Địa Phận.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (3)
  • comment-avatar
    T Vy 11 months

    Hệ thống giáo dục VN bây giờ sặc mùi con buôn, hs vào trường công cũng phải nộp đủ các thể loại tiền với tên gọi rất sáng tạo, như tiền xây trạm biến áp! Nhưng trường công lại không đủ sức chứa hết hs nên nhiều em phải vào học trường tư với học phí khiếp đảm, trong khi giới quan chức lại đua nhau mang tiền ngân sách đi xây tượng đài, nhà hát, nhà thi đấu…và các dự án không có cũng chẳng sao, mà không xây thêm trường. Hệ thống giáo dục đã biến thành con đỉa hút máu phụ huynh và học xong thì cũng ra đường chạy Grab nếu không có tiền chạy việc làm! Và cái đám trường tư đang hốt bạc rủng rỉnh khắp nơi chẳng phải sân sau của các quan thì còn ai vào đấy?

  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 11 months

    “với sự tiếp cận văn hóa Pháp, diện mạo Sài Gòn và các thành phố Nam Kỳ đã biến hóa thành một xã hội Tây Phương”

    Vì vậy, Trịnh Công Sơn mới viết “1 bọn lai căng”

  • comment-avatar
    My Phone Numbers Phillip 11 months

    Xin lỗi! Cố gắng ( học giỏi ) lớn lên theo giặc cướp nước = việt cộng sản chính là lũ “ thú rừng đội lốt việt “ ..!!! Là Cả gia đình dòng họ sống đời “ lạc thú “