Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tại sao Slovakia hủy bỏ cáo buộc hình sự cho Tô Lâm?

Mai Lan tổng hợp

 

(VNTB) – Tô Lâm bị tình nghi có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin – Đức năm 2017.

 

Tô Lâm, tân chủ tịch nước Việt Nam, không còn phải đối mặt với các cáo buộc tại Slovakia về vụ bắt cóc doanh nhân và cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam Trịnh Xuân Thanh năm 2017.

Văn phòng công tố khu vực tại Bratislava cho hãng thông tấn TASR biết rằng công tố viên đã hủy bỏ các cáo buộc vào ngày 29 tháng 4 do một điều tra viên của Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia (NAKA) mắc phải những sai sót nghiêm trọng về mặt hình thức và thủ tục.

Tô Lâm, người nhậm chức vào ngày 22 tháng 5 năm 2024, vẫn có thể phải đối mặt với mức án tù lên tới 15 năm nếu bị lại buộc tội và bị kết án trong tương lai.

“Với việc Tô Lâm lên nắm quyền chủ tịch nước, Việt Nam giờ đây thực sự là một nhà nước công an”, hãng thông tấn Associated Press nhận định.

Do quyền miễn trừ ngoại giao của Tô Lâm, việc truy tố Tô Lâm dự kiến ​​sẽ bị đình cho tới khi Tô Lâm hết nhiệm kỳ tuy nhiên vụ án sẽ vẫn tiếp tục bị điều tra.

“Theo luật pháp quốc tế, Chủ tịch nước/Tổng thống của một quốc gia có quyền miễn trừ trong khi đương nhiệm, điều này giúp họ không bị truy tố hình sự ở các quốc gia khác trong toàn bộ nhiệm kỳ”, luật sư Tomáš Strémy của Đại học Comenius ở Bratislava nói với tờ Sme Daily vào tuần trước.

Bảy công dân Việt Nam khác đã phải đối mặt với các cáo buộc trong vụ án bắt cóc trước khi công tố viên quyết định hủy bỏ chúng. Họ đã bị Cơ quan Tội phạm Quốc gia Slovakia đưa ra xét xử, bao gồm cả cựu cố vấn của Thủ tướng Robert Fico, Quang Lê Hồng, vào ngày 27 tháng 3 năm nay.

Kalinak không nhận tội 

Năm 2018, Kalinak thậm chí đã đồng ý tham gia kiểm tra phát hiện nói dối để chứng minh ông ta vô tội liên quan đến các cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bratislava phủ nhận mọi thông tin về việc Thanh có mặt trên chuyến bay.

Tô Lâm và bộ trưởng Robert Kalinak tại Slovakia năm 2017. (Nguồn: Archive – minv.sk)

 

Denisa Sakova, người kế nhiệm Kalinak làm bộ trưởng nội vụ, cho biết vào năm 2019 rằng bộ đã xuất hóa đơn cho chính phủ Việt Nam về chi phí chuyến bay, nhưng Hà Nội chưa bao giờ thanh toán và Kalinak đã hủy thanh toán, theo các báo cáo của phương tiện truyền thông Slovakia.

Người ta cũng cáo buộc rằng Bộ Nội vụ của Kalinak đã nói dối Ba Lan khi bộ này tuyên bố rằng Kalinak cũng có mặt trên máy bay khi máy bay chở Thanh bị bắt cóc đi vào không phận Ba Lan.

Fico đã từ chức thủ tướng vào tháng 3 năm 2018 sau nhiều tháng biểu tình sau vụ sát hại nhà báo Jan Kuciak, người đang điều tra cáo buộc liên quan giữa các nhóm mafia và các chính trị gia Slovakia gồm cả một số thành viên trong phe nhóm của Fico.

 

Fico tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Robert Fico, tái đắc cử thủ tướng Slovakia vào tháng 10 năm 2023, đã tuyên thệ sẽ định hướng lại chính sách đối ngoại của đất nước và cải thiện quan hệ với các quốc gia cộng sản như Việt Nam.

Người Việt là một trong những nhóm thiểu số lớn nhất ở Slovakia ngày nay, và vào tháng 6 năm 2023, dưới một chính phủ khác, Bratislava đã chính thức công nhận cộng đồng người Việt là một nhóm dân tộc thiểu số tại quốc gia này.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên làm thủ tướng, Fico đã cho mở đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội vào năm 2008. Nhưng quan hệ đã trở nên căng thẳng kể từ năm 2017 khi một cựu giám đốc của một doanh nghiệp nhà nước bị các mật vụ Việt Nam bắt cóc trên đường phố Berlin.

Tô Lâm và thủ tướng Fico tại Slovakia năm 2017. Ảnh: CAND

Trịnh Xuân Thanh, người bị chính quyền Việt Nam truy nã vì cáo buộc sử dụng sai mục đích tiền nhà nước, sau đó bị đưa đến Bratislava và bị cưỡng chế trở về Hà Nội bằng máy bay do chính phủ Slovakia cho một phái đoàn Việt Nam mượn. Fico là thủ tướng vào thời điểm đó.

Trịnh Xuân Thanh đang xin tị nạn chính trị ở Đức trước khi mất tích. Sau khi trở về Việt Nam, Thanh đã bị kết án hai án chung thân vì tội tham nhũng. Chính phủ Việt Nam tuyên bố Thanh đã tự nguyện trở về Việt Nam.

Sự cố này khiến Đức trục xuất một số nhà ngoại giao Việt Nam trong khi Bratislava — sau khi chính phủ Fico sụp đổ vào năm 2018 — đã triệu hồi đại sứ của mình từ Hà Nội.

Một bài báo đăng trên EurActiv năm 2022 cáo buộc rằng Robert Kalinak, bộ trưởng nội vụ vào thời điểm xảy ra vụ bê bối và hiện là bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ thứ ba của Fico, có thể đã biết về vụ bắt cóc.

 


 

 



Tin bài liên quan:

VNTB – Nguyễn Phú Trọng nhắc khéo Tô Lâm vụ “đớp bò vàng” để xây vững ngôi vị cho tân chủ tịch nước

Do Van Tien

VNTB – Bộ trưởng Tô Lâm được Trung Quốc trao tặng huân chương Vạn lý Trường thành 

Do Van Tien

VNTB – Ấn Độ điều tra “chống bán phá giá” với thép Việt Nam

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.