Trước đó, trả lời câu hỏi của báo chí về việc gần đây Cục Hải sự của Trung Quốc thông báo thông tin nước này sẽ tập trận trên Biển Đông từ ngày 22 – 31/07, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ (23/07) rằng, việc Bắc Kinh tập trận trong khu vực phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là “hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Ngăn cản đà phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước, làm phức tạp tình hình, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, dừng ngay và không tái diễn các hành động làm phức tạp tình hình.”
“Quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận đã là một phần lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng một số nước láng giềng từ lâu đã chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo,xây dựng cơ sở có sân bay và thậm chí triển khai vũ khí tấn công hạng nặng”, Lục Khảng nói, Tân Hoa Xã đưa tin.
Tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông diễn ra giữa Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Lập trường của Trung Quốc mâu thuẫn với lập trường của Hoa Kỳ, khi nước này luôn lên tiếng bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại của Mỹ – Đông Nam Á và Trung Đông.
Bắc Kinh đã tiến hành xây dựng trên rạn san hô hoặc các bãi ngầm không người ở, như là cách củng cố lập luận pháp lý quanh các tuyên bố lãnh thổ của mình.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển nói rằng các nước không thể tuyên bố chủ quyền trên các vùng đất ngập nước thủy triều hoặc trước đó ngập nhưng đã được nâng lên trên mức thủy triều bằng biện pháp xây dựng.
Trung Quốc cũng đã chủ trương chuyển đổi tàu dân sự thành tàu quân sự, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. Nhiều cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và các nước láng giềng diễn ra với hỗn hợp tàu quân sự và dân sự, bao gồm cả tàu thuyền đánh cá.
Phát ngôn viên Lục Khảng còn cho rằng, “một số cường quốc bên ngoài khu vực” chiêu dụ các nước khác về vấn đề Biển Đông, triển khai tàu và máy bay trinh sát, tổ chức các bài tập khác nhau với kẻ thù tưởng tượng là Trung Quốc.
Lục Khảng mô tả các hoạt động đó như một “mối đe dọa nghiêm trọng đến lãnh thổ của nước ta, chủ quyền, an ninh và lợi ích hàng hải trong khi làm tổn hại đến an ninh khu vực, ổn định và tự do hàng hải ở Biển Đông”.
Hải quân Trung Quốc sẽ luôn cảnh giác cao độ và được chuẩn bị đầy đủ để tăng cường khả năng của mình nhằm hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và phát triển lợi ích quốc gia và đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực, Liang nói thêm.
Xe tăng lội nước cơ động từ tàu lưỡng thê đổ bộ chở lính Trung Quốc vào chiếm đảo trong một cuộc tập trận trên biển Đông vào năm 2013 |