Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tệ hơn vợ thằng Đậu?!

Lê Tự Do

 

(VNTB) – Chức danh các sếp lãnh đạo ở TP.HCM, thấy ghi học hàm, học vị chí ít cũng là đại học, với các chuyên ngành hẹp về kinh tế, thì  sao  mà  ‘tệ như vợ thằng Đậu’ được.

 

Khi làm việc với Trung tâm An sinh TP.HCM vào ngày cuối cùng của tháng Tám, bên cạnh nhiều ý kiến đóng góp mang ‘tính chất tham khảo’, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị “Mặt trận Tổ quốc cần tính đến phương án huy động các doanh nghiệp chuyên đóng gói, giao nhận hàng hoá mới có thể bảo đảm tiến độ cung ứng, hỗ trợ cho người dân. Tiếp tục vận động, kêu gọi người dân phát huy tình làng nghĩa xóm chia sẻ lẫn nhau trong giai đoạn khó khăn này”.

Có thể nói, đây là một vấn đề… cũ rích về logistic, nhất là trong thời điểm hiện tại dân tình đã giãn cách quá lâu. Đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu, bằng nhiều nỗ lực khác nhau từ chính quyền đến tư nhân, vận tải logistic của các quốc gia, có lẽ, luôn nằm trong những mục được chú trọng. Bởi, nói theo kiểu của Việt Nam, chống dịch như chống giặc, nếu không có quân lương, “người lính” làm sao có sức để chống giặc?

Câu hỏi được đặt ra, không lẽ, chính quyền thành phố với một dàn lực lượng được ăn học đàng hoàng, có người chuyên ngành kinh tế, chẳng lẽ không nhận ra?

Được nhiều người biết, bàn tán cũng như sử dụng, Grab là một loại hình dịch vụ, một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

Có cùng chung những loại hình dịch vụ cung cấp, nếu không sử dụng Grab, người dân TP.HCM có thể “book” các hãng tư nhân khác như GoJek; Lalamove; Ahamove…

Cũng tương tự như các hãng nói trên, công ty GHN (giao hàng nhanh) cung cấp dịch vụ giao hàng không chỉ bằng phương tiện xe máy mà còn bằng xe tải. Một doanh nghiệp của quân đội, thuộc Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel, cũng thực hiện chuyển phát nhanh hàng hoá, bưu kiện trong nước, quốc tế tại Việt Nam.

Tựu trung lại, có rất nhiều công ty chuyên phục vụ mảng giao – nhận hàng hóa ở Việt Nam nói chung cũng như TP.HCM nói riêng. Và một thực tế đã diễn ra vào những ngày thành phố thực hiện chỉ thị 15 kèm chỉ thị 10 rồi chuẩn bị bước sang chỉ thị 16, các dịch vụ giao hàng tư nhân, vốn được chính quyền thành phố cho phép vẫn hoạt động trong những ngày giãn cách để phục vụ đời sống người dân.

Chính vì lẽ đó, để trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở trên, có lẽ đáp án đã quá rõ ràng. Chính quyền thành phố hoàn toàn nhận ra điều này ngay từ đầu, cố gắng duy trì chuỗi cung ứng ngay từ đầu. Điều mà ông Vũ Đức Đam đề nghị, là thừa thải mang đến cảm giác phát biểu cho lấy có.

“Trước khi có chỉ thị 16, người thân của mình ở tỉnh gửi đồ xuống cho mình, khoảng mấy tiếng là có. Đến khi chỉ thị 16 áp dụng, shipper họ không có giấy âm tính, không thể chạy liên tỉnh. Nhưng an ủi một cái, là gửi trong thành phố, liên quận vẫn được. Quá rõ ràng, ngay từ đầu, chính quyền thành phố đã nhận ra nếu để đứt gãy vận chuyển, sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.

Nhưng rồi sau đó, cũng chẳng biết sao, lại siết chặt, shipper khó vận chuyển hơn, kể cả trong thành phố. Nhận ra được vấn đề sớm, một việc làm đang hiệu quả, tự dưng dừng, gây bao khó khăn cho địa phương, cho người dân, mình nghĩ, đó có thể không phải ý của thành phố” – ý kiến ‘phản biện’ lại phát biểu của ông Phó thủ tướng, người được cho là ‘tác giả’ của lệnh cấm shipper ở Sài Gòn thời gian qua.

Câu hỏi được đặt ra, vì sao ông Đam đã vào thành phố một thời gian, đã đi tiếp xúc với biết bao nhiêu người dân (không chỉ dân thành phố mà có cả ở các tỉnh), đã đến nhiều nơi “thị sát”, mà ông vẫn không nhận ra điều mình đề nghị là hoàn toàn không mới, đã được thành phố thực hiện ngay từ đầu nhưng người dân lại không biết vì sao sau đó lại cấm/ hạn chế?

Liệu rằng, có đúng là ngài Vũ Đức Đam hoàn toàn không biết gì về tính đặc thù, nếp sống thành phố nói chung cũng như các tỉnh phía Nam nói riêng? Nếu đúng như vậy, các tham mưu về chính sách về chống dịch của ông có nên xem lại hay chăng?


Tin bài liên quan:

VNTB – Là đồng chí sao lại đối xử với nhau như thế?

Phan Thanh Hung

VNTB – Người đứng đầu Đảng đã dũng cảm nhận sai?

Phan Thanh Hung

VNTB – Vì chén cơm manh áo, Việt Nam không ngại đón khách Trung Quốc?

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo