Nguyễn Đình Ấm
(VNTB) – Qua mấy việc làm của thanh tra Hà Nội gần đây thì thấy họ thực sự là “bậc thầy” của sự xảo trá, trắng trợn bao che quan chức sai trái mà ở đây là ông chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Trong hơn 30 năm cầm bút tôi tiếp xúc với rất nhiều vụ thanh tra có thể rút ra đặc điểm chung: Hầu hết thanh tra dành sự thiên vị cho quan chức cấp trên, kẻ nhiều tiền bằng rất nhiều thủ đoạn: Giảm nhẹ mức độ sai phạm, phớt lờ sai phạm chính, lấy sai phạm nhỏ thay sai phạm chính, kết luận lung tung, lan man làm người đọc không xác định được trắng, đen, bị hại hoặc người tố cáo rất khó thanh minh, phản bác…
Thủ đoạn thay sai sót nhỏ bỏ sai phạm lớn
Qua mấy việc làm của thanh tra Hà Nội (TTHN) gần đây thì thấy họ thực sự là “bậc thầy” của sự xảo trá, trắng trợn bao che quan chức sai trái mà ở đây là ông chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung (NĐC).
Trong vụ mua độc quyền chế phẩm Redoxy 3C gây lãng phí lớn cho nhà nước bị dư luận lên án, UBNDTP Hà Nội đứng đầu là ông NĐC đã chỉ thị cho TTHN thanh tra vụ việc. Có phải việc TTHN thanh tra ở đây là tìm ra sai phạm để xử lý hay là đem cơ quan chức năng ra để làm cái “khiên” bao che hợp lý hóa cho hành vi sai trái, bởi vì con trai của ông có vai trò đặc biệt ở DN này? Đến nay, rõ ràng việc TTHN thanh tra vụ mua, bán này chỉ là con bài cũ bao che, hợp lý hóa cho sai phạm doanh nghiệp người thân ông NĐC.
Trong bản kết luận thanh tra (KLTT) lần 1 số 55 ngày 12/2/2020 TTHN cũng áp dụng mánh lới mà tôi thấy ở hầu hết các vụ bao che: Nói lan man những vấn đề, công việc không liên quan như xử lý hóa chất ở hồ nọ, hồ kia… không đề cấp đến việc quan trọng nhất như đấu thầu, lấy sai phạm “râu ria” thay sai phạm chính.Cũng như “truyền thống” của các thể loại thanh tra với đối tượng họ cần bao che thì phớt lờ hoặc giam nhẹ sai phạm chính nhưng nêu lên một số sai phạm nhỏ để tỏ ra ta cũng “nghiêm túc” và buộc chủ phía sai phạm phải nhờ vả rồi họ điều chỉnh lại theo ý quan trên kiếm chút ân huệ?
Trường hợp thanh tra vụ mua Reddoxy 3C có thể ông NĐC quá tự tin vào quyền uy của mình không hài lòng với ngay cả khuyết điểm “râu ria” nên hai tuần sau ngày 26.2.2020, TTHN do Nguyễn An Huy đứng đầu đã hủy bản KLTT số 55 trước và viết bản KLTT số 974 thay thế kết luận số 55 cắt hết cả sai phạm “râu ria” để bất cứ ai nghe, đọc cũng thấy vụ việc không có gì. Nhờ vậy mà ông NĐC vẫn uy nghi trên các diễn đàn, đại hội và là một trong số những người có tín nhiệm cao nhất vào bộ chính trị đảng trong hội nghị TW tháng 5/2020.
Thủ đoạn đồi bại “tung hỏa mù”
Tại vụ Đồng Tâm, thanh tra Hà Nội đã thể hiện rõ nhất sự ma giáo “truyền thống” phục vụ việc cướp cánh đồng Sênh của cấp trên bằng thủ đoạn “cổ truyền” là “tung hỏa mù”. Đáng lẽ thanh tra cánh đồng Sênh có phải đất QP hay không cực kỳ đơn giản, chỉ cần yêu cầu phía quân đội quản lý đất đưa ra các giấy tờ cơ bản phải có như quyết định thu hồi, đền bù, bản đồ gianh giới… dân ĐT phải đưa ra các giấy tờ như bản đồ chia ruộng, biên lai thu thuế nông nghiệp từ thời HTX…ở cánh đồng Sênh (cụ Kình có các tài liệu này chỉ mong thanh tra hỏi đến) là khẳng định được ngay.
Thế nhưng TTHN phớt lờ những căn cứ cơ bản nhất của một thửa đất họ toàn giảng giải loanh quanh những thông tin không liên quan như: “Vụ khiếu kiện này, nọ “đã được giải quyết”( tức vụ tổ đồng thuận và dân ĐT đấu tranh làm 14 quan chức xã ĐT và huyện Mỹ Đức tham nhũng đất phải hầu tòa) không hề liên quan đến cánh đồng Sênh, rồi “mốc giới rõ ràng…”. Đặc biệt xảo quyệt là TTHN đánh tráo hai việc khác nhau vào cùng vấn đề để làm “rối trí người đọc” (Lời KTS Trần Thanh Vân trong thư ngỏ gửi ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch HN). Tức là ở 47,36 ha mà quyết định 113 của chính phủ năm 1980 thu hồi của xã ĐT quân đội cho 14 hộ gia đình vào thuê canh tác, làm nhà.
Đến năm 2016 quân đội thu lại bà con vui vẻ trả ngay, “quân nhân vui như tết”( Lời cụ Kình). Thế nhưng ở cánh đồng Sênh 59 ha liền kề đất (QP 47,36) ha cũng có 14 hộ được HTX, lãnh đạo xã ĐT cho và lấn chiếm vào làm nhà, canh tác từ 30-40 năm qua, có người như ông Trần Ngọc Viễn lấn đến 2ha sang nhượng, chia cho người nhà. Từ 2015 cụ Kình và dân ĐT đòi các hộ này phải trả cho tập thể. Đáng lẽ những hộ dân này phải di dời vô điều kiện bị truy thu thuế nhưng huyện Mỹ Đức lại đền bù cho họ. Thế là trong kết luận thanh tra TTHN nói lung tung: “14 hộ dân hộ đã nhận đền bù trả đất” làm cho người đọc hiểu là 14 hộ dân ở cánh đồng Sênh đã nhận tiền đền bù là đất quốc phòng. Việc dự án sân bay Miếu Môn bỏ hoang lãnh phí 208 ha trong 37 năm vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng với thế lực quân đội thì TTHN chỉ dùng từ “là một thiếu xót” còn với dân thì TTHN dùng mọi thủ đoạn xuyên tạc, tăng nặng…
Ai quan tâm vấn đề thanh tra chú ý sẽ thấy hầu hết các bản kết luận thanh tra đều dùng chiến thuật “tung hỏa mù” để làm bị hại mà họ không cần bao che khó phản bác, kéo dài vụ việc đến lúc phải bỏ cuộc.Tất cả các vụ như Văn Giang, Thủ Thiêm, Dương Nội, Đồng Tâm và rất nhiều nguyên đơn không cần bao che khác đều bị áp dụng thủ đoạn khốn nạn này.
Ở vụ Đòng Tâm mặc dù đầu năm 2018 quân đội đào mương rạch rõ gianh giới đất QP với cánh đồng Sênh rất đúng được dân ĐT hoan nghênh nhưng ông Nguyễn Đức Chung và đám báo chí “phòng lạnh” vẫn bám vào bản kết luận thanh tra của TTHN ra rả:”Cánh đồng Sênh là đất QP…” làm dân ĐT rất phẫn nộ chỉ còn cách chém gió chửi bới đe “giết bọn cướp nếu về cướp đất” và bị truyền thông quốc doanh lợi dụng cắt ghép tuyên truyền có hại cho họ.
Thảm họa Đồng Tâm bắt nguồn từ nhiều sự việc sai trái, ma giáo của chính quyền trong đó có thanh tra Hà Nội.