Nguyễn Hoàng Hải (VNTB) Vấn đề này, xin Ngài hãy lưu ý giùm, chỉ tính riêng Formosa, nếu không có Người Dân phát hiện, tiên phong điều tra và lên tiếng từ đầu, liệu rằng các cơ quan chức năng có làm tốt nhiệm vụ của mình được hay không?
Lời đầu tiên Người Dân xin được chúc Ngài thât nhiều sức khỏe và luôn có được trí tuệ minh mẫn.
VNTB – Kính gởi Ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng! |
Nhân dịp, Ngài phát biểu trước đông đảo cử tri quận Hoàn Kiếm (Tp. Hà Nội) ngày 07-08-2016.
Nghe qua bài phát biểu của Ngài, Người Dân thấy cần có vài ý kiến lẫn thắc mắc gởi đến Ngài.
Khi Ngài nói “chúng ta” đã trải qua cả một “quá trình đấu tranh để buộc họ nhận lỗi”. Hàm nghĩa là, Ngài đã công nhận sự đóng góp của Người Dân ngay từ đầu.
Tiếc thay, Người Dân đầu tiên là anh Lê Văn Ngày ở cảng Sơn Dương – người đã thiệt mạng từ thảm họa Formosa lại không được nhắc tới, cũng như nhiều thợ lặn khác.
Ngay cả khi họ đi khám sức khỏe cũng gặp nhiều khó khăn, và thậm chí khi họ yêu cầu trả kết quả sức khỏe cũng không được đáp ứng.
Ở đây, phải chăng “chúng ta” vô tình quên đi nghĩa tình người? Bởi, một lời nhắc lại không làm cho nỗi đau tăng lên, mà nó sẽ làm dịu đi nỗi đau tột cùng của gia đình họ.
Thường thì Người Dân, vẫn được nghe những quan chức có chút địa vị, hay cao giọng nhấn mạnh rằng, việc hệ trọng đã có các cơ quan có thẩm quyền lo, người dân không được tự ý điều tra để chuốc vạ vào thân…
Vấn đề này, xin Ngài hãy lưu ý giùm, chỉ tính riêng Formosa, nếu không có Người Dân phát hiện, tiên phong điều tra và lên tiếng từ đầu, liệu rằng các cơ quan chức năng có làm tốt nhiệm vụ của mình được hay không?
Đối đáp lại, chính quyền ta tìm cách ngăn cản, bắt bớ, đánh đập Người Dân khi họ bức xúc xuống đường phản đối Formosa. Họ – những người bị tước đoạt quyền tự do biểu đoạt thông tin sẽ không tài nào hiểu nổi câu nói “Dân chủ đến thế là cùng” của Ngài, và rằng, nó nên áp dụng vào hoàn cảnh nào và khi nào thì mới “hợp lẽ”.
Thưa Ngài! Khi nghe Ngài nói “có thể nói là chúng ta đã trả giá quá đắt cho bài học này” thì Người Dân cũng lưu ý với Ngài rằng: môt dự án lớn ở cấp độ Quốc Gia,thì không thể nào chúng ta lại trả giá học phí quá đắt như vậy được, cái giá của sự lúng và chủ quan trước sinh mạng của cộng đồng Người Dân.
Liệu rằng, chính quyền ta đã thực sự hiểu hết về công ty Formosa với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD nhưng đạo đức kinh doanh lại sẫm màu?
Liệu rằng, chính quyền ta, có thực sự đặt hệ trọng ổn định đời sống nhân dân trước một dự án kinh tế tiềm ẩn rủi ro môi trường quá cao như vậy? Nhất là khi trong sự hoang mang cùng cực của bà con bốn tỉnh miền Trung, những gì quan chức từ cấp địa phương đến Trung ương đưa ra chỉ là sự vô trách nhiệm ở những người vốn cần lắm sự trách nhiệm tận tâm.
Việc dàn lãnh đạo Formosa cuối đầu xin lỗi đó chỉ là lẽ bình thường mà bắt buộc họ phải làm, vì họ đã gây ra thảm họa rành rành ra đó. Trong khi Ngài lại coi đó là một chiến tích trong đấu tranh?
Nếu đó là chiến tích, thì ngay khi thảm họa, các cơ quan chức năng của ta phải nhanh chóng đi vào cuộc, thiết lập các vùng an toàn, tiến hành điều tra và khởi tố những người có liên quan trước thảm họa cá chết này. Tuy nhiên, mất hơn ba tháng, những hành động nhanh và cần thiết đó vắng bóng hoàn toàn, chỉ thấy điệp khúc “đúng qui trình” liên tục được lặp đi lặp lại. Liệu những quan chức đại diện cho dân như vậy, có xứng đáng để tiếp tục công việc của mình nữa hay không?
Trong khi đó, niềm tin của Người Dân đối với Chính quyền ta sẽ là gì? Khi Chính phủ đồng ý với mức bồi thường 500 triệu USD, người dân cũng nhận thấy có điều gì đó khuất tất – bởi chúng ta chưa thật sự tìm hiểu, và điều tra kỹ về mức độ thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài của thảm họa đối với đời sống kinh tế và an sinh của người dân vùng bị ảnh hưởng?