Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thu hồi dự án sân golf Tân Sơn Nhất: theo luật, thì không phải đền bù

Trúc Giang (VNTB) Ông Trần Văn Tĩnh và ông Dương Công Minh sở dĩ đã phát biểu như vậy trên báo Tuổi Trẻ hôm 28-8-2017, vì hai ông đã quên rằng từ tháng 11-2014, trong dự án sân golf Tân Sơn Nhất hoàn toàn chỉ có vốn đầu tư tư nhân, không còn pháp nhân doanh nghiệp quân đội nào nữa. 
 
Ông Trần Văn Tĩnh, người nắm giữ 48,5% cổ phần tại công ty cổ phần Đầu tư Long Biên (Lobico) và hiện giữ chức phó chủ tịch HĐQT Lobico – “ông chủ” của sân golf Tân Sơn Nhất (TP.HCM), khẳng định: “Chúng tôi đầu tư đúng luật. Dự án sân golf Tân Sơn Nhất có đầy đủ hồ sơ pháp lý, được Chính phủ và các bộ, ngành phê duyệt trước khi thực hiện. Do đó, nếu dự án bị thu hồi, chắc chắn doanh nghiệp sẽ được bồi thường xứng đáng”. 
 
 
Ông Tĩnh là anh họ của ông Minh.
 
Ai là chủ dự án sân golf Tân Sơn Nhất?
 
Ông Trần Văn Tĩnh và ông Dương Công Minh sở dĩ đã phát biểu như vậy trên báo Tuổi Trẻ hôm 28-8-2017, vì hai ông đã quên rằng từ tháng 11-2014, trong dự án sân golf Tân Sơn Nhất hoàn toàn chỉ có vốn đầu tư tư nhân, không còn pháp nhân doanh nghiệp quân đội nào nữa. 
 
Chính việc thâu tóm vốn này từ tay doanh nghiệp quân đội duy nhất trong Lobico là công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển Trường An của nhóm cổ đông gia đình Trần Văn Tĩnh – Dương Công Minh, đưa đến việc ngày 15-11-2014, Lobico đã tăng vốn điều lệ lên 950 tỉ đồng. Trong đó ông Trần Văn Tĩnh vẫn nắm 48,5% cổ phần, bà Dương Thị Liêm (em ruột ông Minh, tháng 3-2014, bà Liêm nắm 36,5%) chỉ còn nắm 10%. Tuy nhiên, công ty Trường An không còn là cổ đông. Thay vào đó là Lê Thị Bích Ngọc (khi ấy là giám đốc khối kinh doanh tại công ty cổ phần Him Lam) nắm 26,5% và công ty cổ phần kinh doanh địa ốc Him Lam giữ 15%, do ông Nguyễn Ngọc Thủy làm đại diện quản lý phần vốn góp.
 
Như vậy căn cứ trên hồ sơ sổ sách, các cổ đông hiện nay của Lobico, tức “chủ” của hai sân golf Tân Sơn Nhất và sân golf Long Biên, đều là “nhóm Him Lam” mà không còn bóng dáng cổ phần nào của nhà đầu tư quân đội.
 
Trước tháng 11-2014: phải đền bù nếu thu hồi dự án sân golf Tân Sơn Nhất
 
Như vậy, nếu việc thu hồi dự án sân golf Tân Sơn Nhất diễn ra trước thời điểm tháng 11-2014, thì Bộ Quốc phòng phải có trách nhiệm đền bù thỏa đáng cho chủ đầu tư.
 
Thông tư số 35/2009/TT-BQP ban hành ngày 20-07-2009, về “Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế”, cho biết đất quốc phòng khi sử dụng vào mục đích kinh tế thì chỉ cho thuê với những doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. “Sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế” là: a) Các doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa thuê đất quốc phòng để làm trụ sở hoặc sử dụng vào hoạt động kinh tế. b) Các đơn vị và doanh nghiệp sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế theo phương thức tự đầu tư và triển khai thực hiện các ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng của từng đơn vị và doanh nghiệp. Chủ đầu tư phải là các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quân đội”. (Trích Điều 3, Thông tư số 35/2009/TT-BQP)
 
Trong trường hợp hiện tại của dự án sân golf Tân Sơn Nhất đã không còn tuân thủ theo quy định của Điều 3, Thông tư số 35/2009/TT-BQP, thì sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Điều 4.6 Thông tư số 35/2009/TT-BQP: “Bộ Quốc phòng thu hồi lại đất mà không có bồi hoàn trong các trường hợp bất khả kháng, các tình huống cấp thiết hoặc khi có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến nguy cơ làm thay đổi mục đích sử dụng đất của Bộ Quốc phòng”.
Ông Trần Văn Tĩnh: ‘Sẵn sàng bàn giao sân golf Tân Sơn Nhất, nhưng phải bồi thường’
 
Xem ra “nhóm Him Lam” đã… tham thì thâm.

Tin bài liên quan:

VNTB- Hải sản tầng đáy không an toàn và mối nguy từ… tôn giáo

Phan Thanh Hung

VNTB – Khi Bộ Giao thông vận tải chặn quốc lộ để doanh nghiệp thu phí BOT

Phan Thanh Hung

VNTB – Vì sao ở Việt Nam người ta dễ bị chụp mũ ‘chống chính quyền’?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo