TS Phạm Đình Bá
(VNTB) – Trong nội bộ đảng, ông sẽ phải đối mặt với rủi ro về tự diễn biến, khi các đảng viên cấp tiến muốn đổi mới thực sự để lo cho cơm áo người dân
Gần đây, Tô Lâm đã tiếm ngôi đầu đảng trước khi Trọng qua đời, trong bối cảnh chiến tranh lạnh toàn cầu. Đây là xung đột mới chủ yếu giữa hai khối về kinh tế, chính trị, tuyên truyền, gián điệp hoặc xung đột thông qua các nước ăn theo, nhưng không đánh nhau về quân sự.
Một khối là các nước với chính phủ từ dân mà ra, điều hành do dân cử và làm việc cho phúc lợi của dân, đặc biệt là dân nghèo. Một khối đối nghịch là các nước như Tàu, Nga và các nước ăn theo như Việt, Hàn và Cuba. Các lãnh tụ độc tài cai trị các nước nầy với ưu tiên quyền lợi của giai cấp lãnh đạo hơn quyền của dân, mặc mẹ dân nghèo. [1]
Lãnh tụ của Tàu và Nga đoàn kết bằng một quyết tâm bảo vệ “chủ quyền” khỏi sự lật đổ từ bên trong và bên ngoài. Chúng lo về đồng bọn của chúng tự diễn biến khỏi quỹ đạo cầm quyền, cũng như lo về dân nghèo, dân oan, công nhân và dân tích cực xuống đường để lật đổ chế độ. Chúng sợ “những thế lực thù địch” từ những nước mà dân thực sự làm chủ. Chúng cũng lo vì dân biết chúng ưu tiên các quyền của chúng hơn các quyền của dân, cả ở trong nước cũng như dưới hình thức quản lý mà chúng hỗ trợ đàn em của chúng ở những nước ăn theo. [1]
Ưu tiên của Lâm là gì? Gần đây y trong vai trò chủ tịch nước kêu gọi đảng, nhà nước tiếp tục quan tâm thực hiện nghiêm túc các chủ trương để những thương binh liệt sĩ có công với cách mạng luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước, không để ai bị bỏ lại phía sau. [2]
Trước khi bị bắt, nhà báo Huy Đức nhắn nhủ – “tôi tin là giờ đây, Đại tướng Tô Lâm sẽ tư duy như một nguyên thủ chứ không phải tư duy như một người nắm chắc bộ công an, đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích của ngành”. [3]
Thế thì Tô Lâm có bỏ lại phía sau gần 90 triệu dân mình hay không?
Tôi sống ở Toronto Canada. Cuộc sống ở đây không quá tệ nhưng chi phí sinh hoạt cao. Ê Lâm ơi, bạn của tôi bên nhà thu nhập thường chừng 6-7 triệu mỗi tháng, nếu họ may mắn có việc làm. Thế thì họ làm sao để chi trả những nhu cầu cơ bản như thực phẩm, nhà ở và các tiện ích, nếu không phải cày thêm giờ?
Ở nơi tôi ở, việc làm khó kiếm và thường là không chắc chắn. Ê Lâm, ông có bao giờ nghĩ dân mình cần việc làm ổn định với mức lương công bằng và giảm rủi ro thất nghiệp không? Ông làm gì để đáp ứng những nhu cầu công việc, đáp ứng lương đủ sống cho người đi làm và lo toan cho người thất nghiệp khi họ không có việc làm. Có phải chăng ông chỉ chăm lo cho công an mà thôi, dù rằng trên danh nghĩa, ông là chủ tịch của toàn dân?
Ở nơi tôi ở, chính phủ lo và chi trả chăm sóc sức khỏe nếu tôi bị bệnh. Ê Lâm, ông có nghĩ dân mình cần dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng và giá cả phải chăng, bao gồm cả bảo hiểm y tế không? Tại sao cái bộ y tế của dân mình lại èo uột và qua vụ Việt Á, bất lương như thế?
Ở đây, con tôi đi học trường công đến trung học không trả các tiền phụ phí như bên nhà. Chúng mượn tiền để đi đại học và chúng lo lắng về việc trả tiền nợ khi học xong. Ê Lâm, ông có cung cấp giáo dục có chất lượng ở tất cả các cấp, bao gồm cả khả năng chi trả cho giáo dục đại học không? Ông có biết là hơn 30 năm qua, nhà nước này không đặt ưu tiên gì về giáo dục cho những thế hệ sắp tới? Đảng của ông có chăng chỉ muốn ngu dân để không ai có tầm phản đối chế độ, có phải vậy chăng?
Nơi tôi ở kẹt xe nhiều lắm nhưng tôi đi xe đạp trên đường dành cho xe hai bánh an toàn từ xe bốn bánh. Ê Lâm, vì sao giao thông công cộng trên quê mình lại tệ như thế? Ông có làm việc để hệ thống giao thông an toàn hơn, giao thông công cộng đáng tin cậy hơn và giá cả phải chăng không?
Ở đây thuế cũng nặng nhưng dịch vụ công thì tốt. Ê Lâm, ông làm gì để dân mình có thuế công bằng, không tạo gánh nặng quá mức cho mỗi người?
Tôi về hưu có hỗ trợ an ninh xã hội và phúc lợi hưu trí nên mỗi ngày chỉ đi tập thể dục và đi chơi, làm vườn chút đỉnh. Ê Lâm, ông có tổ chức phúc lợi xã hội cho dân mình không? Các ông cung cấp gì về an sinh xã hội, phúc lợi hưu trí, hỗ trợ xã hội cho người trẻ, người già và người về hưu?
Tôi ở đây nhà thường không khóa, đi đâu cũng chẳng lo gì. Ê Lâm, dân mình có an toàn công cộng không, có thường bị cướp không? Các ông phình bộ công an to như thế là để trấn áp dân nói xấu đảng hay là để phòng chống tội phạm hiệu quả?
Nơi tôi ở nhà cửa có phần đắt đỏ và cũng khó tìm nhà lắm. Ê Lâm, ông có giải quyết nhà ở chi phí nhẹ cho dân tôi không? Khả năng chi trả nhà ở là sao? Dân tôi có tiếp cận các lựa chọn nhà ở giá cả phải chăng không? Ông làm gì để bảo đảm dân tôi có đủ chổ ở, dù là thuê hay mua?
Tôi đang sống ở một nơi với ổn định kinh tế. Ê Lâm, ông có biết gì về khái niệm rằng các điều kiện kinh tế tổng thể ảnh hưởng đến tài chính cá nhân, chẳng hạn như tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế có thể làm đời sống dân tôi khốn khó không?
Ở nơi tôi ở, những vấn đề này thường được đặt lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận chính trị và hoạch định chính sách vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của hầu hết người dân. Ê Lâm, nếu ông không cúc cung tận tụy phục vụ cho dân về những vấn đề cơm áo, đừng nói ba hoa vì dân mình họ biết cái gì là láo và cái gì là thật.
Ê Lâm, ông có biết rằng điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù tôi bàn về các vấn đề cơm áo, nhưng các ưu tiên cụ thể ông cần làm tùy thuộc vào tình hình kinh tế, bối cảnh văn hóa và hoàn cảnh cá nhân của mỗi người dân. Tôi đòi như thế có quá đáng không?
Ê Lâm, tôi biết ngày Trọng còn sống, lúc nào y cũng lo nao náo về tự diễn biến trong đảng, cứ lo về việc có người như ông Gorbachev đứng ra tự nguyện giải tán đảng. Lại nữa y bây giờ mất rồi mà vẫn lo về cách mạng màu ở bên kia thế giới.
Ê Lâm, ông làm việc cho dân rất tồi trong cả 50 năm qua, theo tôi nghe dân mình họ kể. Những chuyện cơm áo của dân ở trên có thể tạo ra sự phân đôi sai lầm giữa những vấn đề “thực tế” hằng ngày và những mối quan tâm xã hội quan trọng khác, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, quyền công dân hoặc tự do báo chí. Các ông cần nhớ là trên thực tế, nhiều vấn đề trong số này có mối liên hệ với nhau và có thể có tác động đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của người dân về lâu dài.
Nếu các ông không làm tốt, trong cuộc chiến tranh lạnh sắp tới, có nhiều rủi ro sẽ xảy ra cho đảng của ông một khi có biến động toàn cầu. Lúc ấy dân sẽ bao phủ Ba Đình và hỏi tội ông về những chuyện cơm áo như đã lượt ở trên. Trong nội bộ đảng, ông sẽ phải đối mặt với rủi ro về tự diễn biến, khi các đảng viên cấp tiến muốn đổi mới thực sự để lo cho cơm áo người dân.
Ê Lâm, tôi không phải nói bậy về chuyện biến động toàn cầu. Lúc nào có chuyện biến động ấy? Tôi nhờ ông thử hỏi tại sao Tập Cận Bình gần đây gấp rút trữ gạo, trữ xăng, trữ sắt và trữ đủ thứ dụng cụ để chuẩn bị đối phó với biến động toàn cầu. Việc ấy có khi gần hơn là ông tưởng! [4]
____________________
Nguồn:
1. Niblett, R., The new Cold War: How the contest between the US and China will shape our century. 2024: Atlantic Books.
2. Nhân dân. Chủ tịch nước Tô Lâm: Người có công luôn phải được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước. 22/07/2024; Available from: https://nhandan.vn/chu-tich-nuoc-to-lam-nguoi-co-cong-luon-phai-duoc-huong-day-du-thanh-qua-cua-su-nghiep-doi-moi-dat-nuoc-post820508.html.
3. Huy Đức. VNTB – Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi. 27/05/2024; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-mot-quoc-gia-khong-the-phat-trien-dua-tren-su-so-hai/.
4. CNA. Readying for war or being prepared for crises? China’s stockpiling of resources raises eyebrows and questions. 18/07/2024; Available from: https://www.channelnewsasia.com/east-asia/china-stockpiling-oil-metals-grain-concern-war-taiwan-geopolitical-crises-4487641.