Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tổng bí thư “dịch lại” lời nhà văn Ucraina quá cố (!)

Dương Tử

 

(VNTB) – “Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời – sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người mang lại hạnh phúc cho nhân dân!”

 

“Chiều 2/2/ 2023, tại trụ sở Trung ương Đảng, Đảng ủy và lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức lễ trao huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Phú Trọng, tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

https://danviet.vn/tong-bi-thu-tat-ca-nhung-gi-toi-da-lam…

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu cảm tưởng sung sướng và tự hào:

“Nhân đây tôi cũng xin nhắc lại một vài câu trong tác phẩm nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Liên Xô Nhi-cô-lai Ostrovsky: ‘Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ty tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời – sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người mang lại hạnh phúc cho nhân dân!’;… và lời thơ của đồng chí nhà thơ Tố Hữu: ‘Còn một giây, một phút tàn hơi; Là vẫn còn chiến đấu quyết không thôi!’

Vài thế hệ đã từng đọc “Thép đã tôi thế đấy” đều biết câu nói nổi tiếng của nhân vật chính Paven Coócsaghin: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

Ô hay “giải phóng loài người” ư?!

Ngạc nhiên thay, loài người bị cái loài sinh vật nào áp bức? Lẽ nào đầu thế kỉ 20 đã xuất hiện “loài người hành tinh khác” xâm nhập trái đất đe dọa ? Tuy nhiên cuối thế kỉ 20 mới có phim giả tưởng của Mỹ về loài người hành tinh khác kia mà ? Phải chăng “loài người” trong câu trăn trối của nhà văn Ucraina ám chỉ “quốc tế vô sản” của Mác nhưng được diễn đạt thành… cả “loài người”?

Có lẽ, nhận thấy câu văn đại ngôn phi lý của nhà văn Ucraina  bây giờ nói ra thì ngớ ngẩn, ông Nguyễn Phú Trọng đã dịch uyển chuyển ”giải phóng loài người”  thành “giải phóng dân tộc, giải  phóng con người” cho ra vẻ khiêm tốn, hợp thời ? Nếu bản dịch của hai ông dịch giả Thép Mới và Huy Vân là chính xác thì câu cuối cùng đã được/bị tổng bí thư “dịch lại”- thực ra là cố tình hiện đại hóa”, sửa chữa cái sự ngớ ngẩn của nhà văn Ucraina năm xưa.

Trong bản thảo ban đầu, nhà văn viết câu kết đó viết như sau:“… phấn đấu vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”. Khi qua  tay biên tập đã được sửa thành “phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng loài người” (bản dịch tiếng Việt do Thép Mới và Huy Vân thực hiện năm 1967). Lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa được định nghĩa đơn giản và thô thiển là “sự giải phóng loài người” (!). 

Đoạn kết vở kịch và phim “Thép đã tôi thế đấy” ở Trung Quốc đều có hình ảnh rất đông người đứng vây quanh giường Paven trong giờ phút lâm chung và nghe Paven lẩm bẩm câu: “Cái quý nhất của con người là sự sống… giải phóng loài người”. Kịch và phim đều biến “câu trăn trối của biên tập viên” thành “lời nói cuối cùng”của Ostrovsky.

Thực ra, câu nói cuối cùng của Ostrovsky lúc lâm chung hoàn toàn không phải như vậy.

Cuối năm 1936, bệnh tình của Ostrovsky ngày một trầm trọng. Khi dự cảm được tử thần sắp đến gọi mình đi, ông liền gọi vợ lại bên giường, nói:

Bây giờ anh muốn nói với em một câu, có lẽ đây là lời cuối cùng của anh… Đời anh sống không tồi… Tất cả đều tự tay mình làm ra cả, nhưng không phải dễ dàng mà có đâu… Anh đã phấn đấu cả một đời. Em cũng đã biết anh chưa bao giờ khuất phục trước khó khăn… Phải chăm chỉ học hành, không có văn hóa thì em không trưởng thành được… Hãy nghĩ đến bố mẹ chúng ta. Các cụ đã khổ cả cuộc đời vì chúng ta… Chúng ta nợ các cụ rất nhiều… mà chưa kịp báo đáp được gì. Em nên báo hiếu mẹ”.

Nói đến đây, Ôxtơrốpxki ngất đi. Khi tỉnh lại ông hỏi:

– Anh có rên không?

– Không.

– Em nhìn kìa? Tử thần đã đến gần, nhưng anh không chịu khuất phục.

Rồi ông lại ngất lịm đi. Rồi lại tỉnh, lại hỏi:

– Anh có rên không?

– Không.

– Thế thì tốt, điều đó có nghĩa là tử thần chưa làm gì được anh.

Rồi ông lại hôn mê, và cuối cùng không tỉnh lại được nữa.

Ngày 22/12/1936, Ostrovsky vừa mới 32 tuổi xuân đã lìa đời tại một bệnh viện ở Matxcơva. Nơi này sau đã trở thành Nhà tưởng niệm nhà văn thương binh. Nay ai có dịp đến thăm Nhà tưởng niệm đó, sẽ nhớ nhất là chiếc giường sắt, nơi Ostrovsky đã nằm bất động ở đó bao tháng ngày. Và di ngôn vẫn còn ghi lại ở bên giường của ông.

(theo ông Lê Huy Tiêu nhà nghiên cứu văn học- đăng báo Công an Nhân dân- https://cand.com.vn/…/Su-that-ve-loi-noi-cuoi-cung-cua…/

Vĩ thanh cay đắng 

Phần đầu “Thép đã tôi thế đấy” được đăng trên tạp chí vào năm 1932. Phần thứ hai cũng trong tạp chí này từ tháng Giêng đến tháng 5, năm 1934. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản thành sách vào năm 1936, tiêu biểu cho các quy tắc của “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”. 

Tuy nhiên khi Nhà xuất bản thấy sách bán chạy, nhà văn được đề nghị rà soát lại bản thảo để tái bản lần 1, Ostrovsky đã mô tả sự thật cái không khí căng thẳng của nhà anh Pavel, sự đau khổ khi ông trở thành một người tàn tật, sự rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng của ông với người vợ Taya (Thai-a). Ông đã viết lại cái kết cay đắng, phá vỡ “phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa” – Pavel và Thaia, hai con người cùng giai cấp vô sản chẳng còn tình thương yêu nữa. Cô vợ ý tá đòi li dị và anh chồng thương binh nặng không thể cản ngăn. Bản thảo 2 đã không được tái bản năm 1936 và cha đẻ của nó ngậm ngùi tắt thở cuối năm ấy.

Than ôi biết đến bao giờ người dân Ucraina mới tự giải phóng bản thân khỏi bàn tay xâm lược tàn bạo của bọn xâm lược Nga- Putin ? Nói chi đến “giải phóng loài người“!

Trở lại câu chuyn ông Tổng bí thư “dịch lại” lời nhà văn quá cô Ucraina theo hướng “tự chuyển biến, tự chuyển hóa” như vậy có ổn không, có tôn trọng sự thật không?

(tham khảo FB. Phunghoaingoc)


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tự do tư tưởng, tự do học thuật trong môi trường nào?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo đuổi chủ nghĩa bảo thủ

Do Van Tien

‘Tai nạn’ chính trị của ông phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương?

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo