Hàng trăm nghìn người dân che ô, chờ dưới trời mưa để vĩnh biệt ông Lý Quang Diệu khi xe chởông diễu qua các đường phố trung tâm củaquốc đảo. Họ hô vang tên ông hoặc những khẩu hiệu vinh danh đất nước Singaporelúc đoàn xe đi qua, và nhiều người nước mắt hòa trong nước mưa vĩnh biệt ông.
David Hong, 58, một người dân đã từng đứng xem đoàn diễu hành ngày Quốc khánh Singapore năm 1968 trong mưa. 47năm sau ông lại đội mưa để tiễn biệt chính người đã tuyên bố Singapore độc lập năm đó. “Tại sao chúng tôi lại phải sợ mưa khi Lý Quang Diệu đã trải qua nhiều bão tố hơn nhiều?
Lễ tang theo nghi thức nhà nướccủa Singapore dã diễn ra với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, tiếptheo đó sẽ là lễ hỏa táng dành riêng cho gia đình.
Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằngcha ông “đã sống và đã thở hơi thở của Singapore suốt cuộc đời”.
“Thứ ánh sáng đã dẫn đường chúng ta suốt những năm qua thật là đặc biệt” – ông nói.
Đám rước linh cữu bắt đầu lúc 12h30, khi quan tài ông Lý Quang Diệu được đưa ra khỏi Nhà Quốc hội bằng xe đại bác.
21 phát súng chào vang lên khắp đảo quốc khi đám rước đi tới khu vực buôn bán ở trung tâm và khu Tanjong Pagar, khu vục bầu cử của ông Lý Quang Diệu trong suốt 60 năm, cho đến trước lúc ôngmất.
Máy bay quân đội lượn trên đầutrong lúc 3 tàu hải quân Singapore kéo còi khi đi qua đập nước Marina Bay – dự án bảo tồn nước khổng lồ mà ông Lý khởi xướng
Người dân Singapore xếp hàng trên một con đường nơi đoàn xe tang đưa linh cữu của ông Lý Quang Diệu đi ngang qua vào ngày 29.3. Mọi người xuất hiện từ rất sớm, xếp hàng trên những khu vực dọc theo lộ trình dài 15 km đưa linh cữu từ tòa nhà Quốc hội đến Đại học Quốc gia Singapore, nơi lễ truy điệu bắt đầu vào lúc 14 giờ (tức 13 giờ theo giờ VN) – Ảnh: AFP |
Đoàn xe đưa linh cữu ông Lý Quang Diệu dọc theo các tuyến đường từ tòa nhà Quốc hội Singapore đến Đại học Quốc gia Singapore. Trong quá trình diễn ra quốc tang, một khẩu đội pháo bắn 21 phát, các chiến đấu cơ của Không quân Singapore bay đội hình trên không và một trong những máy bay này tách đội hình, bay đi mất, thể hiện sự ra đi của ông Lý Quang Diệu và những tiếng còi vang lên để cả nước Singapore dành một phút mặc niệm ông – Ảnh: Reuters/AFP |
Linh cữu ông Lý Quang Diệu tại Trung tâm trao đổi đại học ở Đại học Quốc gia Singapore ngày 29.3. Ông Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore vào năm 1959, khi đó đảo quốc sư tử giành được quyền tự trị từ tay người Anh. Singapore trở thành một nước cộng hòa độc lập vào năm 1965 sau khi tách khỏi Malaysia, theo AFP. Là một luật sư được đào tạo ở Anh, ông Lý Quang Diệu giữ chức Thủ tướng Singapore từ năm 1959 cho đến năm 1990. Sau đó, ông Ngô Tác Đống lên kế nhiệm Thủ tướng Singapore trong giai đoạn 1990 – 2004. Và ông Lý Hiển Long, con trai của ông Lý Quang Diệu, kế nhiệm ông Ngô Tác Đống trong cương vị Thủ tướng Singapore kể từ năm 2004 đến nay, theo AFP – Ảnh: AFP/Reuters |
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, con trai của ông Lý Quang Diệu, cúi đầu trước di ảnh của cha mình ở Đại học Quốc gia Singapore – Ảnh: Reuters |
Thủ tướng Lý Hiển Long lặng người khi ông có bài phát biểu trong buổi lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore. “Ánh sáng dẫn lối chúng ta trong những năm qua đã tắt… Đây là một tuần đen tối cho Singapore”, ông Lý Hiển Long nói trong bài điếu văn đầy cảm xúc – Ảnh: Reuters |
Linh cữu ông Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore. Trong những hoàn cảnh khác, ông Lý Quang Diệu có thể đã trở thành một doanh nhân thành công, nhưng “cha đã chọn phục vụ nhân dân Singapore và để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta”, ông Lý Hiển Dương, con trai thứ của ông Lý Quang Diệu, nói trong bài điếu văn. “Gia đình chúng tôi cảm động khi có rất nhiều người đến thể hiện sự tôn kính dành cho người cha đặc biệt của tôi, người cha của Singapore”, ông Lý Hiển Dương phát biểu. Ông Lý Hiển Dương cho biết thêm: “Tôi biết tôi sinh ra là con trai của ông, tôi cũng đã có vinh dự chứng kiến một người đàn ông tốt, một người chồng tốt, một người cha tốt và một người ông tốt là như thế nào” – Ảnh: Reuters |
Phút mặc niệm trước linh cữu ông Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và nhiều lãnh đạo thế giới như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, Thủ tướng Úc Tony Abbott, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Indonesia Joko Widodo… đến tham dự lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore. Sau lễ truy điệu ngày 29.3, linh cữu của ông Lý Quang Diệu được hỏa táng trong một buổi tang lễ riêng của gia đình. – Ảnh: Reuters |
Dưới trời mưa vẫn có thể thấy 4 khẩu đại bác dùng để bắn 21 phát vĩnh biệt cố Thủ tướng Lý Quang Diệu (ảnh: BBC) |
Những người thân, trong đó có Thủ tướng Lý Hiển Long, con trai ông Lý Quang Diệu cúi đầu trước linh cữu cố Thủ tướng. (Ảnh: Today Online) |
Linh cữu của ông được khiêng ra khỏi tòa nhà Quốc hội. (Ảnh: Today Online) |
Trời vẫn không ngớt mưa khi lễ rước linh cữu người cha của Singapore hiện đại bắt đầu diễn ra. (Ảnh: Straits Times) |
Người dân không kìm được giọt nước mắt tiếc thương vị lãnh đạo của dân tộc. (Ảnh: Today Online) |
Xe đưa linh cữu cố Thủ tướng bắt đầu rời khỏi tòa nhà Quốc hội. (Ảnh: Today Online) |
Thủ tướng Lý Hiển Long và gia đình theo sau đoàn xe rước ra khỏi Tòa nhà Quốc hội. (Ảnh: Straits Times) |
Đoàn tháp tùng đưa linh cữu ông Lý Quang Diệu đi qua các con phố để người dân có cơ hội chào ông lần cuối. (Ảnh: Today Online) |
Loạt 21 phát đại bác được bắn để tiễn đưa cố Thủ tướng. Đây là một nghi lễ chỉ dành cho những nguyên thủ quốc gia. (Ảnh: Today Online) |
Đoàn xe hộ vệ rước linh cữu cố Thủ tướng. (Ảnh: Straits Times) |
Gia đình mang di ảnh đi theo sau xe pháo chở linh cữu cố Thủ tướng tiến vào Trung tâm Văn hóa Đại học Singapore. (Ảnh: Straits Times) |