VNTB – Trách nhiệm công vụ của cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

VNTB – Trách nhiệm công vụ của cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

Thăng Long

 

(VNTB) – Hơn một năm trước, chiều ngày 1-12-2020, kết luận họp Thường trực Chính phủ về Covid-19, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các chuyến bay thương mại tạm dừng, chỉ thực hiện các chuyến bay giải cứu.

 

“Chuyến bay giải cứu” có nghĩa là những chuyến bay quốc ngoại một chiều, đưa các Việt kiều về Việt Nam để tránh dịch Covid.

Số là trong một phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội ngày 08-06-2020, tại Quốc Hội, khi ấy thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dùng một diễn đạt hiếm có để ca ngợi thành tích của chính quyền Việt Nam, trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Ông Phúc so sánh tình hình hiện nay, khi “hàng vạn người từ nước ngoài đăng ký về Việt Nam” để tìm nơi an toàn, trong bối cảnh bệnh dịch, với thực tế Việt Nam sau năm 1975, khi người ta thường nói “nếu cái cột điện biết đi thì chạy sang Mỹ hết”. Giờ đây, theo ông, tình hình là ngược lại, “nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam”.

Sau cuộc họp chiều 1-12-2020 với chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại, trong một văn bản đăng trên các trang web của Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài, về “Bộ Ngoại giao thông tin về việc đưa công dân về nước trước Tết Tân Sửu”, có toàn văn như sau:

Ngày 14/01/2021

Trả lời câu hỏi của phóng viên, đề nghị cho biết về việc đưa công dân về nước trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

Trong suốt thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các hãng hàng không trong và ngoài nước tổ chức 299 chuyến bay, đưa hơn 80.000 công dân Việt Nam từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn. Việc đưa công dân về nước phải phù hợp với tình hình dịch bệnh diễn ra trên thế giới, ở trong nước và năng lực cách ly trong nước.

Do chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 xuất hiện và lây lan nhanh ở một số nước trên thế giới, ngày 5/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản ban hành yêu cầu hạn chế các chuyến bay đưa người nhập cảnh vào Việt Nam từ nay đến Tết Nguyên đán. Trường hợp thực sự cần thiết, từng chuyến bay đón người về phải được các Bộ ngành liên quan như Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải thông báo, thống nhất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Thông tin từ các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cho biết, hiện có rất nhiều người Việt Nam đăng ký về nước từ nay đến Tết Nguyên đán. Bộ Ngoại giao đang phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương cũng như các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đưa những công dân có nhu cầu thực sự khẩn thiết về nước nhằm đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch bệnh cũng như năng lực cách ly trong nước. Tôi xin nhắc lại là những công dân có nhu cầu thực sự khẩn thiết”.

Như vậy tính đến trung tuần tháng 1-2021, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có “299 chuyến bay, đưa hơn 80.000 công dân Việt Nam từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ”. Những chuyến bay này, nói theo cách nhìn thẳng vấn đề của tạp chí Kinh tế Việt Nam (tức Thời báo Kinh tế Việt Nam lúc chưa ‘quy hoạch’), đó là những chuyến bay trục lợi từ nỗi bĩ cực của đồng bào.

Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, từ tháng 4-2020 đến 9-2021, có hơn 274,2 ngàn người nhập cảnh qua đường hàng không. Đối với các chuyến bay giải cứu, các hãng hàng không Việt Nam tổ chức hơn 400 chuyến bay, cách ly tại các cơ sở quân đội hơn 110.000 công dân về nước. Gần 150 chuyến bay theo hình thức tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly (combo) tại khách sạn, xe đón, xét nghiệm… với hơn 30.000 công dân.

Ông Lương Hoài Nam, cựu CEO của hãng hàng không Pacific-Airlines, kể: “Bạn tôi vừa về từ Mỹ với giá 170 triệu, trước đó lên đến 240 triệu đồng. Trong khi thời điểm tháng 3 – 4/2020, chuyến bay Vietnam Airlines giải cứu từ châu Âu về chỉ mất 1.200 USD;  từ Mỹ, Canada là 1.600 USD và sau đó đưa về cách ly tại các cơ sở quân đội”. So sánh chênh lệch giữa giá bay giải cứu của Vietnam Airlines, ông Nam cho rằng có thể lờ mờ hiểu ra câu chuyện tiền còn lại bao nhiêu và  đi vào túi ai.

“Nghĩ về nỗi bĩ cực của đồng bào khi họ tìm cách về nhà, về tổ quốc, về quê hương thông qua sân sau cửa hậu Campuchia, tôi thực sự mất  ngủ. Bằng những tiếng nói tập thể, những kiến nghị mạnh mẽ, phải dừng ngay những chuyện đó lại” – ông Nam phản ứng quyết liệt.

Cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có vô can trước cáo buộc ‘ăn trên xương máu Kiều bào’ từ những ‘chuyến bay giải cứu’ này?

*****

[ads_color_box color_background=”#f5e6e6″ color_text=”#444″]

Chấm dứt ngay chuyến bay hồi hương “trục lợi”, sớm nối thông đường bay thường lệ quốc tế

Ánh Tuyết –

Đã đến lúc các chuyến bay cứu trợ, giải cứu Việt kiều phải kết thúc sứ mệnh lịch sử để chính thức mở lại các đường bay thương mại thường lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện cho mọi công dân Việt Nam về nước trong  dịp Tết đoàn viên sắp tới, đồng thời khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn….

Ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, kế hoạch mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đến Việt Nam bắt đầu từ tháng 7/2020 cho đến nay cứ “dập dình”.

Khách vào Việt Nam gặp vô vàn rào cản, trình tự thủ tục. Nếu gỡ bỏ được, mới tính được các chuyến bay quốc tế thương mại.

Thứ nhất, về yêu cầu phòng chống dịch, cách ly hay không cách ly với những người tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc F0 khỏi bệnh hoặc nếu không đủ tuổi để tiêm vaccine, hành khách chỉ cần xét nghiệm âm tính.

Nếu cách ly thì buộc phải đàm phán với các nước đối tác về tần suất bay bởi còn liên quan đến năng lực cách ly ở địa phương, năng lực về cơ sở y tế, vật tư y tế để thực hiện xét nghiệm… thì mới xác định được tần suất bay giữa hai quốc gia có liên quan. Nếu như không cách ly, chỉ có xét nghiệm, chắc chăn rằng không phải đàm phán, mở cửa bình thường.

Thứ hai, với các quốc gia áp dụng hộ chiếu vaccine buộc phải đàm phán song phương để có quan hệ đối đẳng, xác định thông tin hành khách tiêm hai mũi hoặc F0 khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính, là không giả dối.

Theo thống kê của Bộ Giao thông – Vận tải, từ tháng 4/2020 – 9/2021, có hơn 274,2 nghìn người nhập cảnh qua đường hàng không. Đối với các chuyến bay giải cứu, các hãng hàng không Việt Nam tổ chức hơn 400 chuyến bay, cách ly tại các cơ sở quân đội hơn 110.000 công dân về nước. Gần 150 chuyến bay theo hình thức tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly (combo) tại khách sạn, xe đón, xét nghiệm… với hơn 30.000 công dân.

TRỤC LỢI TỪ NỖI BĨ CỰC CỦA ĐỒNG BÀO

Ngày 20/11 vừa qua, đoàn khách quốc tế đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam sau gần 2 năm “đóng băng” do Covid-19 chính thức hạ cánh tại cảng hàng không Phú Quốc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại tọa đàm “Mở cửa du lịch phục hồi kinh tế” vừa tổ chức, dù mang tiếng mở cửa du lịch nhưng Việt Nam mới cho phép 5 địa phương gồm Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh đón khách quốc tế với số lượng rất hạn chế. Nhiều địa phương vẫn ban hành các quy định riêng về cách ly. Những rào cản này khiến các doanh nghiệp du lịch tiến thoái lưỡng nan, không mở cửa đã khổ, mở rồi càng khổ hơn.

Gần đây, một khách sạn tại Vũng Tàu vì bất lực, sức cùng lực kiệt phải đặt tấm biển ngay trước cửa, mong mỏi UBND thành phố mở lại các hoạt động theo tiêu chí an toàn phòng chống dịch và phục hồi kinh tế.

Lấy dẫn chứng hình ảnh này, TS. Lương Hoài Nam, chuyên gia về du lịch và hàng không chua xót nhận xét, tiếng kêu cứu này có sức nặng hơn ngàn con số thống kê về thiệt hại đại dịch.

Đáng lên án, có đơn vị nhân danh chống dịch mà trục lợi trên nỗi khốn khó của đồng bào. Ông Nam dẫn chứng: “Bạn tôi vừa về từ Mỹ với giá 170 triệu, trước đó lên đến 240 triệu đồng. Trong khi thời điểm tháng 3-4/2020, chuyến bay Vietnam Airlines giải cứu từ châu Âu về chỉ mất 1.200 USD;  từ Mỹ, Canada là 1.600 USD và sau đó đưa về cách ly tại các cơ sở quân đội”. So sánh chênh lệch giữa giá bay giải cứu của Vietnam Airlines, ông Nam cho rằng có thể lờ mờ hiểu ra câu chuyện tiền còn lại bao nhiêu và  đi vào túi ai.

Thậm chí, trên nhiều diễn đàn, bà con Việt Kiều chia sẻ kinh nghiệm về nước bằng cách “lách” sang Campuchia. Hành khách bay từ châu Âu về Phnom Penh chỉ với giá 630 Euro, đi ô tô mất 100 Euro lên cửa khẩu Mộc Bài, chìa hộ chiếu Việt Nam ra chắc chắn  sẽ được vào Việt Nam và sau đó, cách ly 1 tuần ở Tây Ninh.

Đồng ý quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel Holdings cho rằng đã đến lúc các chuyến bay cứu trợ phải kết thúc sứ mệnh và vai trò lịch sử của nó. Phải mở lại các đường bay thương mại thường lệ quốc tế, càng sớm càng tốt. Chính phủ cần mở lại nền kinh tế, mà đầu tiên bắt đầu từ giao thông vận tải, đặc biệt mở cửa với quốc tế.

“Thị trường nội địa không đủ sức để cứu ngành du lịch cũng như hàng không. Đóng càng lâu càng mất lợi thế, số tiền chi sau này để cứu vớt lại sẽ càng lớn, bao gồm cả chi phí thời cơ khi chậm chân, khó cạnh tranh với các nước xung quanh”, ông Kỳ nhấn mạnh.

CHẬM CHÂN SẼ MẤT THỊ TRƯỜNG, DOANH NGHIỆP NỢ NẦN CHỒNG CHẤT

Điều đáng nói, trong lúc Việt Nam tỏ ra rất thận trọng, các quốc gia lân cận như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Úc… áp dụng thành công các giải pháp để đón khách quốc tế song song với kiểm soát dịch bệnh.

Các chuyên gia cho rằng cần nhanh chóng mở cửa an toàn nhưng không bỏ lỡ cơ hội, đón hàng triệu du khách quốc tế đang mong muốn đến Việt Nam sau một khoảng thời gian dài và gỡ bỏ những rào cản để mở lại các đường bay quốc tế.

TS. Trần Du lịch, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, trong ba lĩnh vực liên quan đến du lịch gồm lưu trú, lữ hành và vận tải thì lưu trú phát triển rất mạnh và đầu tư lớn.

“Nhưng lĩnh vực này đang đứng trước nguy cơ, khách sạn nằm yên hết năm này hết năm khác, không ít doanh nghiệp, dự án đầu tư vay tín dụng ngân hàng. Liệu nếu họ chết thì ngân hàng có sống yên không? Đã đến lúc phải tính toán vấn đề mở cửa một cách mạnh dạn”, ông Lịch cảnh báo.

Bên cạnh đó, theo ông Lịch, nhiều ngành, nhiều địa phương vẫn hô khẩu hiệu chuyển hướng từ “Zero Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, chấp nhận sống chung nhưng vẫn hành động theo kiểu “Zero Covid”. Nguyên nhân là sự thiếu đồng bộ, không riêng ngành du lịch mà tất cả các ngành. Đặc biệt, truyền thông phải giải tỏa tâm lý sợ hãi của người dân nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới du lịch.

Phần lớn doanh nghiệp du lịch hiện nay mất thị trường, mất lao động, mất vốn, nợ nần. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp không có điều kiện vay thêm vì đã thế chấp hết tài sản.

“Nếu hàng không cứ bay thuê chuyến thì đừng bàn chuyện mở cửa du lịch. Hai ngành như anh em sinh đôi. Mở du lịch không được lo sợ vấn đề mở cửa hàng không, mở lại đường bay thương mại. Nếu còn sợ hãi thì khỏi phải bàn”, ông Lịch chỉ rõ.

Kể lại chuyến đi Phú Quốc vừa qua, cảnh vật tiêu điều, ông Lương Hoài Nam cũng tỏ rõ sự xúc động. Kết quả đạt được sau chỉ đạo của Bộ Chính trị, sự phối hợp của các ban ngành, địa phương trong thời gian dài, là chưa thỏa đáng. Việt Nam mở cửa du lịch nhưng khách lại vô cùng ít ỏi, chuyến bay đếm trên đầu ngón tay. Các điều kiện quy định ngặt nghèo khiến du khách thấy thiếu hấp dẫn.

CẦN BỎ QUY ĐỊNH CÁCH LY

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa du lịch, hàng không quốc tế của nhiều quốc gia lân cận, TS. Lương Hoài Nam cho hay, Dubai mở cửa hoàn toàn từ tháng 8 không yêu cầu visa vaccine. Thái Lan mở cửa cho 63 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hành khách có thẻ xanh visa, trẻ em đi cùng thì không cần, chỉ cần ở khách sạn một đêm, test Covid sau đó tự do.

Campuchia mở thoáng hơn Thái Lan, không giới hạn quốc gia với chính sách visa áp dụng như trước. Singapore thận trọng hơn theo hướng song phương, có đi có lại theo làn xanh vaccine với hơn 10 nước.

“Không có một nước nào yêu cầu cách ly tập trung, Việt Nam là độc nhất, duy nhất thì đáng phải suy nghĩ”, ông Nam nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Nam đề xuất thứ nhất, tạo điều kiện ngay lập tức cho mọi công dân Việt Nam từ nước ngoài về không thông qua bất kỳ thủ tục phê duyệt nào. Trước mắt khi các hãng hàng không chưa có các chuyến bay thường lệ cho kiều bào về trên các chuyến bay của hãng hàng không nước ngoài,  chỉ cần có thẻ xanh, cùng lắm test Covid một lần ở sân bay.

Thứ hai, với người công vụ, giới đầu tư kinh doanh, các chuyên gia, lao động cao cấp của các tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam, đề nghị tạo điều kiện thuận lợi. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất người, lực lượng chuyên gia không sang Việt Nam nữa vì sợ cách ly. Đứt gãy nguồn lao động chất lượng cao, nguy hiểm vô cùng.

Thứ ba, với khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, ông Nam đề nghị áp dụng như Thái Lan, đề nghị trở lại như trước Covid, nước nào trong danh sách 25 quốc gia được miễn, tiếp tục miễn.

Đồng thời, không bắt buộc du khách mua tour trọn gói, chỉ cần vé máy bay và khách sạn, bởi khách du lịch không thích đi đoàn đông trong diễn biến dịch phức tạp như hiện nay.

Cuối tuần qua, tại cuộc họp bàn về kế hoạch phôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì, lãnh đạo các Bộ: Công an, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Văn hoá – thể thao và du lịch, Thông tin và truyền thông, Quốc phòng, Y tế đều tán thành chủ trương mở lại các đường bay quốc tế thường lệ trong bối cảnh Việt Nam đang cơ bản kiểm soát được dịch bệnh với tỷ lệ tiêm vaccine tăng nhanh, tập trung kiểm soát số ca bệnh nặng và tử vong.

Tuy nhiên, lãnh đạo các Bộ đều đều cho rằng cần có hướng dẫn mới về việc cách ly, theo dõi sức khỏe đối với người nhập cảnh vào Việt Nam. Hiện Bộ Y tế đã hoàn thành dự thảo và đang xin ý kiến các bộ, dự kiến sẽ ban hành sớm.

[/ads_color_box]


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 3 years

    Của thiên trả địa thôi . Những người cần “giải cứu” là học sinh, sinh viên & các người đi du lịch này nọ chưa có quốc tịch & còn yêu Đảng-nước . Có nghĩa 1 phần là 5C, phần kia là tư bản đỏ, 1 phần nữa là tư bản đen kiếm tiền bằng làm ăn chân phụ, lộn, chính . Lương tâm hổng nên cắn rứt khi bóc lột tụi này .