VNTB – Trạm thu phí,hay trạm hút máu?

Hải Nguyễn (VNTB) Trạm thu phí BOT Cai Lậy Tiền Giang được dựng lên một cách nhanh chóng để thu phí của người dân. Giờ đây, đã được người dân đặt lại tên trạm thu phí cho đúng hơn với công dụng của trạm là: “Trạm khoan sức dân, trạm hút máu dân, hay trạm hút máu Cai Lậy Tiền Giang.v.v.v.”

Sở dĩ cánh tài xế phải dùng tiền lẻ để đối phó khi qua trạm, có thể là dụng ý thật sự dù có gây chút cản trở đi nữa cũng không thành vấn đề. Bởi xét theo cách nào đi nữa thì họ chẳng có lỗi gì cả khi phải hành xử như vậy.
Tiền in ra, được sự bảo hộ của ngân hàng quốc gia về giá trị và thời gian lưu hành. Nên tiền cho dù có mệnh giá thấp nhất là 200 đồng, 500đồng, thì vẫn có giá trị tương ứng theo mệnh giá đã ghi.
BOT Cai Lậy
Việc ông phó chủ nhiệm ủy ban kinh tế quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói rằng : “việc bỏ tiền lẻ vào chai để thanh toán cho thấy văn hóa ứng xử có vấn đề… “.
Theo lẽ thường, trong giao dịch hàng ngày việc bỏ tiền vào chai để thanh toán có thể đúng là chưa có tiền lệ. Nhưng việc thanh toán như vậy cũng chưa có luật nào cấm. Riêng việc ông đánh giá “văn hóa ứng xử có vấn đề “là ông chỉ nhìn sự việc một cách chủ quan theo suy nghĩ của riêng mình mà phán xét, chứ ông không suy nghĩ theo hướng tại sao lại xảy ra văn hóa ứng xử như ông đã nói.
Việc trạm thu phí BOT Cai Lậy Tiền Giang, đã đặt trạm thu phí không nằm trên đoạn đường đã đầu tư mới là đường tránh có phải là nguyên nhân dẫn đến “văn hóa ứng xử có vấn đề…, mà ông chưa kịp nghĩ tới hay không?.
Việc đặt trạm trên quốc lộ 1.A , con đường quốc lộ mà người dân đã bỏ ra không biết bao nhiêu loại phí để bảo trì sửa chửa. Vậy, hà cớ gì lại đặt trạm trên quốc lộ 1A, mà đúng ra phải đặt trên cung đường tránh.
Chỉ với 12km đường, được gia cố thêm trên mặt đường hiện hữu là quốc lộ 1A mà lại gộp chung với đoạn đường tránh xây mới để thu thuế người dân, thử hỏi đây có phải là cách làm ăn lương lẹo hay không?
Lẽ nào lại nhập nhằng giữa đường tránh và đường quốc lộ 1A một cách lộ liễu như vậy để đè đầu cởi cổ người dân hoài được hay sao?.
Cách giải thích của nhân viên trạm BOT Cai Lậy Tiền Giang cho rằng : “công ty của họ có sửa chửa một đoạn trên quốc lộ 1A, nên việc đặt trạm thu phí đã được sở GTVT Tiền Giang cũng như tổng cục bộ đã đồng ý “.
Từ cách trả lời của nhân viên thay mặt cấp trên của mình đã gây nên sự bất bình ngày một tăng của người dân mà chủ yếu là cánh nhà xe, là những bác tài xế hằng ngày phải bôn ba qua lại trên quốc lộ 1A để kiếm từng đồng tiền về nuôi gia đình của mình, chắc hẳn đó không phải là công việc dễ dàng như việc những kẻ ngồi trên muốn dựng lên trạm thu phí ở đâu cũng được rồi tha hồ móc túi người dân.
Cần minh bạch rõ ràng, việc sửa chửa một đoạn đường nào đó trên quốc lộ 1A là đã có quỹ duy tu bảo dưỡng đường bộ mà người dân đã đóng theo định kỳ hàng tháng, hàng năm.
Nếu như quỹ duy tu bảo dưỡng đã không cánh mà bay hết sạch, thì khi sửa chửa tu bổ đoạn đường 12km trên quốc lộ 1A, cũng cần minh bạch rõ ràng cho người dân biết số tiền sửa chửa là bao nhiêu và thu bao lâu thì đủ số tiền cho phần đường sửa chửa ?.
Có thể nào, có cách làm việc lơ lững như đang ở trên cung trăng của ông Nguyễn Mạnh Thắng- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam, trước câu hỏi của báo chí : “Mỗi ngày có khoảng bao nhiêu lượt xe qua trạm BOT Cai Lậy sau nửa tháng vận hành?. Ông trả lời tỉnh queo: “ông không biết “. ( Phiên họp sáng 14/8 tại UBND tỉnh Tiền Giang…).
Như vậy, có thể hiểu theo một cách tự do, bao nhiêu xe qua trạm cũng được, càng nhiều càng tốt, miễn sao có thật nhiều tiền vào túi chủ đầu tư và nhóm lợi ích sân sau nào đó cũng được hay sao?.
Nếu vậy, quả thật dự án BOT là miếng mồi vô cùng béo bỡ!. Chỉ cần một cung đường 12km tu bổ sửa chửa một cách nhanh chóng, gọp chung với đường xây mới, đặt trạm thu thuế, không cần phải tính toán lượng xe qua lại hằng ngày, chỉ cần nhanh tay gom tiền vào túi và cười trên những giọt mồ hôi nhễ nhãi của các bác tài xế hằng ngày phải đối diện với bao hiểm nguy có thể xảy ra.
Thiết nghĩ, ông thứ trưởng bộ giao thông vận tải Nguyễn Nhật cũng nên xem lại lời phát biểu của mình có chuẩn xác hay không?, khi ông tuyên bố một cách thẳng thừng rằng : “Không dời trạm cũng không giảm giá gì hết “, lời phát ngôn như vậy có được coi là một quan chức vì dân hay không hay là lời của một quan chức thời phong kiến xa xưa?.
Không những vụ việc chỉ xảy ra ở trạm thu phí BOT Cai Lậy Tiền Giang, mà trước đó không lâu ở cầu Bến Thủy tỉnh Nghệ An, trạm BOT Tam Nông Phú Thọ, trạm Quán Hàu tại Quảng Bình, trạm Bờ Đậu ở Thái Nguyên, trạm Bến Tre, trạm Đà Lạt..v.v.v., cũng tương tự cách làm tắt trách như hiện tại đã xảy ra.
Khó mà chấp nhận một kiểu kinh doanh lạ lùng khi khách hàng không mua dịch vụ mà phải trả tiền cho dịch vụ đó. Từng giọt mồ hôi và nước mắt của người dân đỗ xuống, tất cả đều đã đóng góp vào vô số các loại thuế, phí, không ngoài mục đích duy trì cơ sở hạ tầng của xã hội khi có những hạng mục cần phải duy tu bảo dưỡng.
Còn nếu như nói, cần phải phát triển thêm cơ sở hạ tầng mới nào đó, thì cũng cần phải xem xét ở thời điểm hiện tại người dân có còn chịu đựng nổi hay không sau khi đã còng lưng đóng các loại thuế phí. Chưa kể, là chưa bao giờ người dân được góp ý kiến về những dự án sẽ làm, và nó có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân hay không?. 
Không thể áp đặt một cách tùy tiện như bao lâu nay, để biến người dân thành những kẻ nô lệ cho một nhóm lợi ích hay tập đoàn tham nhũng nào đó được nữa. Bởi, người dân đã bị cởi cổ, đè nén bao năm nay đã rơi vào ngưỡng những giọt nước đã tràn ly.
Có những quan chức thời nay, luôn nghĩ mình là những ông chủ quyền lực tuyệt đối, nên thường phát ngôn và hành động theo sở thích riêng của mình một cách tùy tiện, mà người dân bây giờ hay thường nói : “Ngu mà tỏ ra nguy hiểm “.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)