VNTB – Truyện cười: Gieo gió gặt bão

VNTB – Truyện cười: Gieo gió gặt bão

Trần Thế Kỷ

 

 

1. Hôm 17 Chạp tết con Mèo, trong lúc nhâm nhi ly cà phê với bạn ở một quán ngoại thành, Năm Sài Gòn nghe được cuộc trò chuyện của hai vị ngồi bàn bên:

– Hôm qua tớ được Ủy ban Xã gọi ra nhận quà Tết diện Hộ nghèo do Hội Phật giáo địa phương trao tặng. Tưởng đưa phiếu rồi nhận quà, về ngay. Ai dè phải vào hội trường nghe mấy sư đọc diễn văn diễn từ dài dòng rồi mới chịu trao quà là mấy ký gạo với chai nước mắm , nước tương. Lúc trao, mấy sư còn tranh thủ chụp hình chụp ảnh. Chắc để khoe với địa phương hoặc có cái báo cáo với MTTQ.

– Chỗ tớ cũng vậy. Còn nhớ năm kia, các hộ nghèo trong xã tớ được gọi ra xã nhận quà Tết của báo CA. TPHCM. Tưởng chỉ cần đưa phiếu rồi nhận quà, ai dè phải vô hội trường xã nghe mấy vị đại diện của báo đọc diễn văn rồi mới chịu phát quà, cũng là mấy ký gạo cùng chai nước tương, nước mắm. Lúc trao có chụp hình. Chắc để đăng báo hoặc báo cáo với cấp trên.

– Tớ thích cách làm từ thiện bên Công giáo. Họ chẳng qua phường, xã và cũng chẳng đọc diễn văn hay chụp hình lôi thôi, mà cha xứ chỉ lẳng lặng cử người của giáo xứ đến từng hộ nghèo trao quà. Thế thôi.

Nghe hai vị này trò chuyên, Năm Sài Gòn nhớ lại lời Chúa Giê Su dạy : “ Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” !

 

2. Mấy người bạn trò chuyện :

– Chỉ là một va quẹt giao thông không gây thương tích, vậy mà lại dẫn tới cái chết của anh cảnh sát hình sự 34 tuổi vì bị một kẻ say lụi mấy nhát dao.

– Kẻ sát nhân hẳn đáng lên án. Nhưng nếu xem clip thì mọi người đều thấy anh cảnh sát có một phần lỗi, thậm chí chính anh ta là người khởi đầu thảm kịch với việc lấy hung khí đập tới tấp vào người đối thủ sau khi bị đối thủ quật ngã .

– Có lẽ vì thấy đối thủ nhỏ con hơn mình mà lại đang trong tình trạng say nên anh cảnh sát tính giở trò bắt nạt chăng ?.

– Có lẽ vậy. Ngờ đâu đối thủ không phải dạng vừa, nhỏ mà có võ.

– Nói đi nói lại, nếu anh cảnh sát không rút hung khí thì đối thủ có lẽ đã không rút dao, nghĩa là giờ này anh cảnh sát chuẩn bị đón Tết bên vợ con thay vì an nghỉ nơi chín suối.

– Đúng vậy. Có trách thì phải trách thằng tỉnh chứ không trách thằng say. Nếu anh cảnh sát cứ lẳng lặng lên xe về nhà sau khi va quẹt thì đã chẳng có chuyện gì. Đằng này anh ta lại quyết ăn thua với một kẻ không đáng để ăn thua. Mà lúc đó đã gần 12 giờ đêm, vợ con đang chờ ở nhà. Cãi cọ và ẩu đả với thằng say thì hơn gì thằng say ?

– Nói thẳng ra, anh cảnh sát chết chỉ vì ở trường học, trường phổ thông cũng như trường cảnh sát, anh ta chỉ được dạy câu “ kẻ thù nào cũng đánh thắng” mà không được dạy những lời vàng ngọc của ông bà:” Một sự nhịn, chín sự lành”!

 

3. Hai người bạn trò chuyện :

– Putin ca ngợi Giáo hội Chính thống giáo Nga ủng hộ quân đội ở Ukraine.

– Một giáo hội quái gở, không lo thờ Chúa mà chỉ lo thờ độc tài, ủng hộ xâm lược, chém giết láng giềng.

– Giáo hội này không đáng gọi là chính thống mà phải gọi là ma giáo, tà giáo.

– Chiếc áo không làm nên thầy tu. Thượng phụ Kirill của thứ tà giáo này có vẻ ngoài đầy đạo mạo mà trong bụng chứa toàn dao găm, lựu đạn.

– Rốt cuộc, xứ ta có sư quốc doanh thì xứ Nga cũng có cha quốc doanh!

 

4. VietCatholic News đưa tin : “ Người Ukraine lần đầu được cử hành lễ Giáng Sinh bằng tiếng mẹ đẻ ở nhà thờ chánh tòa Kyiv.

Chen nhau trong một nhà thờ để tham dự lễ Giáng Sinh Chính thống giáo, hàng trăm tín hữu đã nghe nghi lễ trong nhà thờ đó bằng tiếng Ukraine lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Thật là một cuộc biểu tình độc lập khỏi Giáo hội Chính thống Nga”.

Thật đáng xúc động, vì chẳng ngôn ngữ nào có thể sánh bằng tiếng mẹ đẻ.

Cuộc biểu tình độc lập khỏi Giáo hội Chính thống Nga” này có lẽ sẽ khiến những người yêu văn chương nhớ lại truyện ngắn “ Buổi Học Cuối Cùng” ( La Dernière Classe ) được Alphonse Daudet sáng tác trong bối cảnh Pháp bại trận trong chiến tranh Pháp – Phổ ( 1870-1871). Pháp buộc phải cắt hai vùng Alsace và Lorraine cho kẻ thù, và buộc phải dạy tiếng Đức ở trường phổ thông thay cho tiếng Pháp.

Truyện nói lên lòng yêu nước và yêu tiếng nước nhà. Trong truyện, thầy Harnel mặc lễ phục chỉ dành cho dịp trang trọng, báo tin buồn cho cả lớp rằng kể từ mai chỉ dạy tiếng Đức ở trường và hôm nay là buổi học cuối cùng. Trong buổi học cuối cùng này, thầy nói rằng tiếng Pháp là ngôn ngữ đẹp nhất trên thế giới. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ thì chừng nào họ còn giữ vững ngôn ngữ của mình thì xem như nắm được chìa khóa chốn lao tù.

Hẳn đây là một trong các truyện ngắn hay nhất và đáng nhớ nhất của Alphonse Daudet.

Học giả Phạm Quỳnh rất chí lý khi nói : “ Tiếng ta còn, nước ta còn”!


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 1 year

    Anh em ơi đừng sợ công àn