Tự do báo chí kiểu Việt Nam là liệt kê phát hành và đứng 175/179 nước về tự do báo chí. Ảnh: IJAVN |
Tiêu chuẩn kép về tự do báo chí
Không phải nghiễm nhiên trong tháng 2/2015, tổ chức
Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã công bố xếp hạng tình hình tự do báo chí của các quốc gia trên thế giới, theo đó, Việt Nam bị xếp thứ 175, nằm trong số nước có tình trạng tự do ngôn luận tồi tệ nhất, chỉ hơn Trung Quốc (176), Syria (177), Turkmenistan (178), Bắc Triều Tiên (179) và Erythrea.Tuy nhiên, không thể trách ông Bộ trưởng được, bởi cơ quan tưởng chừng như to nhất về mặt quản lý báo chí lại nằm dưới quyền Ban Văn hóa Tư tưởng của Đảng Cộng sản. Và với tiêu chuẩn kép về mặt tự do báo chí tại Việt Nam, thì liệt kê số lượng phát hành, cũng như xếp hạng cao hơn 5 nước cũng là một điều mà ông và các đồng nghiệp lấy ra để tự an ủi về sự tự do báo chí của mình.
Trước đó, người tiền nhiệm là ông Lê Doãn Hợp cũng không thoát khỏi sự khuôn khổ trong hành vi và phát ngôn theo kiểu Việt Nam.
“Thế tại sao không cho phép báo chí tư nhân?”
Vì sao cấm?
Theo Điều 1 – QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt đề án Quy hoạch báo chí in đến năm 2020: “Bảo đảm để báo chí thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng; cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và diễn đàn của nhân dân; không để tư nhân chi phối hoạt động báo chí.”
Như vậy, báo chí là công cụ, thực hiện chức năng đầu tiên và quan trọng nhất là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, nhà nước, tổ chức xã hội, cuối cùng mới là diễn đàn của nhân dân. Và vì là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, nhà nước, nên “không để tư nhân chi phối hoạt động báo chí”.
Với chức năng và địa vị được xác định như vậy, ông Bộ trưởng đòi hỏi sự minh bạch, trung thực của báo chí là một điều khó hơn… lên trời. Chứ chưa nói đến kỳ vọng báo chí tham gia chống tham nhũng.
Và thế là không có báo chí tư nhân nào cả, và tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận nhưng phải bị kiểm duyệt trước khi in và định hướng trước khi xuất bản.
Chế độ báo chí kỳ dị, khó mà tin được
Báo chí Việt Nam kỳ dị quá đến nỗi khó mà tin được. Ảnh: Quê choa |
Đây quả là một bước lùi lịch sử về tự do báo chí mà không ai ngờ đến được.