Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Tự do ngôn luận kiểu nhà trường”: kỷ luật vì chê bai bệnh viện khu vực

Kỳ Lâm (VNTB) 
Một học sinh lớp 12 trường THPT Kiến Tường (Long An) bị kỷ luật khiển trách (hạ hạnh kiểm xuống trung bình) vì chê thái độ phục vụ của bệnh viện đa khoa Đồng Tháp Mười.
Kết quả, BGH nhà trường đã mời học sinh lên làm việc cá nhân, và dẫn Điều 41, Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28-3-2011 của Bộ GD&ĐT về ban hành Điều lệ trường THPT liên quan đến việc, “có hành vi làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín đội ngũ cán bộ y bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười trên mạng xã hội Facebook.”
Tất nhiên, dù diễn giải như thế nào thì vẫn xoay quanh trạng thái Facebook mà nhà trường tự nhận thấy “không được chuẩn mực”.
Bởi Điều 41 của Thông tư số 12/2011 không cho thấy bất cứ hành vi liên quan nào liên quan đến “phát ngôn chừng mực trên Facbook” cả. Và nó càng không thấy nội dung liên quan đến vấn đề phản ánh chất lượng phục vụ của một bệnh viện trong khu vực.
Tại sao lãnh đạo trường lại triệu tập em học sinh vì việc đăng quan điểm, và ngay sau đó ứng dụng Thông tư 41 chứ không phải là thời điểm trước đó? Việc lãnh đạo trường diễn giải là “tùy thuộc nhiều yếu tố”, vậy tại sao lãnh đạo trường lại không nêu rõ yếu tố khác (ngoài việc đăng quan điểm Facebook) dẫn đến việc khiển trách em học sinh? Bên cạnh đó, “ảnh hưởng đến danh dự, uy tín đội ngũ cán bộ y bác sĩ” là ảnh hưởng như thế nào, nếu đó là một sự phản ánh quan điểm/ góc nhìn thực tế của mình người từng đi khám bệnh?. Thái độ không rõ ràng, chung chung là cách thức mà lãnh đạo trường THPT Kiến Tường “hợp pháp hóa” việc bịt miệng tự do ngôn luận ở người học sinh!?
Bấy lâu nay, cứ ngỡ chỉ có những “lãnh đạo cấp cao” của Đảng mới chà đạp lên tự do ngôn luận, nhưng hóa ra, căn bệnh coi thường Điều 25 Hiến Pháp lại được lãnh đạo trường THPT Kiến Tường tuân thủ một cách triệt để.
Chẳng những thế, chưa đề cập đến mức phạt học sinh, ngay cả việc triệu tập em học sinh vì một chia sẻ phản ảnh trên Facebook cá nhân đã trở một gáo nước lạnh tạt vào mặt Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, khi trước đó không lâu ông khẳng định: Chính phủ Việt Nam không cấm phát ngôn hay nêu chính kiến trên mạng xã hội mà chỉ làm lành mạnh hóa sự phát triển của môi trường mạng, bao gồm cả mạng xã hội ở Việt Nam.
Hóa ra, căn bệnh trên bảo dưới không nghe. Và tình trạng vô pháp lại diễn biến một cách trầm trọng như vậy.
Đã từng có một thời điểm, báo chính thống lên tiếng về nền “dân chủ im lặng là hơn cả vàng” trong trường học. Nơi mà “đánh giá, lên tiếng, phê bình, phản ánh” là những khái niệm hoàn toàn yếu ớt và gần như có phần xa lạ đối với giáo viên. Chính điều này đã tạo sức ì trong nền giáo dục trong hơn 42 năm qua (kể từ thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh giữa hai miền).
Cần nhắc lại, môi trường giáo dục không chỉ dạy các em kiến thức, đạo làm người, mà trong thời đại hiện nay, cần có cả giảng dạy về quyền con người, chứ không phải là sử dụng khuôn mẫu “áp đặt” theo tiêu chí “cấp trên luôn đúng” để dạy học sinh.
Học sinh là chủ nhân tương lai đất nước, trước hết các em cần phải được tạo điều kiện thụ hưởng hoàn toàn Điều 25 Hiến Pháp quy định, đó là quyền lợi của các em và thầy cô giáo là người có nghĩa vụ phải đáp ứng được điều này.
Có lẽ hơn bao giờ hết, tập thể lãnh đạo trường THPT Kiến Tường (Long An) cần phải biết hổ thẹn và đọc kỹ lại Điều 25 Hiến Pháp. Đồng thời, cũng nên bắt đầu lắng nghe tâm tư – nguyện vọng – quan điểm của học sinh nhiều hơn. Và ở một mức đó nào đó, lãnh đạo trường phải học tập Hiệu trường trường THPT Nguyễn Khuyến (Quận 10 – Tp. Hồ Chí Minh) khi ông bày tỏ quan điểm về việc học sinh ném bụi màu vào trường trong những ngày cuối năm là “quyền tự do cá nhân của học sinh”, và bản thân ông “tôn trọng” điều đó.

Điều 41. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.

4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.

Tin bài liên quan:

VNTB – Anh Thạc sĩ, cái Iphone và nhân quyền

Phan Thanh Hung

VNTB – Đề thi Văn “Đất Nước” và thấu cảm xã hội

Phan Thanh Hung

VNTB – Phê duyệt nhanh để… né luật

Phan Thanh Hung

1 comment

Huong Nguyen 04.06.2017 3:30 at 15:30

Dân Chủ dưới chế độ XHCNVN đặc biệt nhất Thế Giới , nói hay phê bình nhận xét là phạm luật cấm , dù chỉ 1 câu nhận xét đứng đắn và rất đơn giản bình thường như vậy nên trước khi nói hay phát biểu nhận xét gì phải chờ nhà cầm quyền CSVN xét duyệt và Say Yes or say No …Thiết nghĩ đem lời vu khống của tờ báo Đảng CS Phú Yên ra chụp lên đầu Hội nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) là đội lốt dân chủ để nói nhà cầm quyền CSVN thì chính xác nhất

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.