VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 33)  

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 33)  

Ngụy Hữu Tâm

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

Tôi viết bài này vào những ngày cuối ‚Tháng 4 đen’, cuộc chiến tranh Nga- Ucraina vẫn tiếp diễn mà hầu như chưa thấy lối thoát, chuẩn bị kỷ niệm 47 năm ‚giải phóng Miền Nam’, những ngày mà đài, báo tha hồ ca ngợi ‚sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, dẫn dắt dân tộc Việt Nam ta hết từ thắng lợi này sang thắng lợi khác’, như các khẩu hiệu treo đầy đường. Nhưng sự thật thế nào người Việt Nam hiểu biết đã quá rõ, vải thưa sao che được mắt Thánh, dân Việt Nam không phải là Thánh thì Già Thu là nó ư?

Khi tôi kết thúc bài thì cũng là kết thúc của ngày ‚lễ lớn’ này, nhưng nếu muốn gọi là lễ lớn thì phải đổi tên chứ để tên này thì làm sao hòa hợp dân tộc, để thành nước công nghiệp phát triển được, dù ai cũng muốn thế? Dù cho đến 2045 đi chăng nữa, và chỉ là tầm nhìn, nhưng nói mãi cái tầm nhìn này rồi. Ớn lắm!

Vì nghỉ đến ngày nên mọi người đi nghỉ như điên, nay cho du lịch quá chứ không thì ngành này chết mất ngáp. Ở nước ta mới hình thành ngành này mà covid Tàu như thế thì chịu sao nổi.

May quá tôi ăn theo. Hôm qua đi nghỉ Suối khoáng Kim Bôi. Tôi may quá đã từng đến đây 2 lần, với 2 đoàn khách Đức, nhưng đến cổng KS có bể tắm nước khoáng là họ không chịu vào. Trông ngoài đã nhếch nhác như thế thì khách nước ngoài nào dám vào cho cam. Làm du lịch bao nhiêu năm nay rồi mà không chịu thay đổi. May quá là có các KS mới. Nhưng đổi mới không được chỉ là hình thức bên ngoài mà là bên trong cơ, từ sếp đến nhân viên, và không chỉ tư duy, mà phải là hành động cụ thể. Nói thì dễ là làm thì khó. Nhắc lại câu „Xin đừng nghe những gì +S nói, xin xem nó làm“.

Nhưng cũng  may là ấn tượng của tôi là tốt. Đông khách và phục vụ cũng được, chẳng có gì phải phàn nàn. Với khách nội địa thế là được. Chờ cuối năm khách Tây vào xem sao. Nhưng trước đó phải thay đổi đã. Từ bên ngoài. Vẫn nhếch nhác lắm. Chơi với Quốc Tế thế sao được. Phải thay đổi! Nhanh nhất có thể!

Xin giới thiệu sách báo Đức như thường lệ, trước khi đi vào hồi ký.

Tờ nguyệt san ART số 02.2022… có những bài hay sau: 

  •  „Những mạch đường sống“: Bài viết về nữ danh họa người Venezuela Gertrud Goldschmidt, hay tên nghệ sĩ của bà là ‚Gego’.  

Những nét vạch của bà, của một kiến trúc sư thì đúng hơn là của họa sĩ, bây giờ lại trở về nơi bắt đầu tất cả mọi chuyện, về Stuttgart, nơi bà đã bắt đầu theo học kỹ thuật chứ không phải hội họa. Là người Do Thái, con doanh nhân giàu có, ban đầu bà theo học trường Đại học Kỹ thuật Stuttgart, và cũng đã có bằng của trường này.

Thế nhưng khi Hitler lên cầm quyền, với chính sách bài Do Thái càng ngày càng rõ, gia đình bà cũng như bao gia đình gốc Do Thái khác phải tìm cách lẩn tránh trước lũ Nazi. Những đường nét bà vẽ ra đã làm bà trở thành họa sĩ danh tiếng nhất châu Mỹ Latin. Là kiến trúc sư, nhưng ở tuổi 40, bà ly dị, lấy một người chồng cũng gốc Đức khác, nhưng không phải doanh nhân, mà là nghệ sĩ nên học được nhiều ở ông này để bỏ nghề kiến trúc chuyển sang hội họa, dẫu cho bước chuyển này không làm thay đổi các đường nét của bà.

Bây giờ thì những đường nét này của bà lại có giá trị hơn những công trình to cao chọc trời. Bà thành công ngay sau triển lãm đầu tiên, MoMo mua ngay một tác phẩm. 

 Gego mất năm 1994 ở tuổi 82. 

Năm 2017, Fondación-Quỹ Gego chuyển giao cho Viện Bảo tàng Stuttgart 100 tác phẩm ở tư cách là vật phẩm cho mượn vĩnh viễn.

  • Ở phía bên kia cầu vồng“: Bài viết về nữ danh họa người Mỹ ở Los Angeles Ariana Papademetropoulos với những bong bóng xà-phòng đập ngay vào mắt, những cánh hồng và những con thú một sừng đang khóc. Bà sử dụng ở tư cách là bậc thầy các kitschmotiv-môtíp vụng về. Chẳng hề ngạc nhiên khi nữ danh họa trở thành ngôi sao đang lên.

  • Studio Drift“: Cặp nghệ sĩ Hà Lan tạo hình này làm tất cả mọi người phải ngạc nhiên với những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt kỳ lạ, bởi vì họ nắm kỹ thuật một cách điêu luyện: những tấm bêtông bay lơ lửng trong không trung, ánh sáng của 120 hạt bay trên bầu trời làm thành một cánh hoa… Họ đã trình diễn nghệ thuật ánh sáng của họ trên bầu trời Nhà hát giao hưởng Hamburg Elbphilharmonie.

  • Nghệ thuật từ off–cái bị giấu kín“. Hàng thập niên, trên 100 bức phác họa do Franz Kafka vẽ vẫn nằm trong một cái tủ được khoá kín, chẳng được ai biết tới. Nay thì những bức tranh đó được in ra ở dạng một cuốn sách. 

  • Số này còn dành 2 trang cho kỷ niệm sinh nhật danh họa Gerhard Richter: „Hommage an einen grossen Zweifler-Tưởng nhớ một con người hoài nghi số một“, nếu còn sống đã 90 tuổi. Cả 2 thành phố Dresden và Berlin đều dành triển lãm cho ông, từ tháng 02 đến hết tháng 05.2022.

Họ dành bức chân dung tự họa đầy ngờ vực cho triển lãm. Là một hoạ sĩ cực lớn, thế nhưng ông luôn tự hỏi… ‚Trước đây tôi luôn tin rằng mình phải vẽ như những hoạ sĩ lớn, rồi sau di nhiên hoàn toàn không thể làm được việc đó. Tôi coi đó là thiếu hụt lớn, nghĩ rằng mình chẳng phải là hoạ sĩ mà là kẻ bịp, cứ làm bộ vậy thôi… Ông nói vậy năm 1989 và hoàn thành bức chân dung tự họa năm 1996,  khi đã 64 tuổi. Nay bức chân dung tự họa này thuộc về MoMa, và họ chỉ cho các thành phố Dresden và Berlin mượn để triển lãm. Còn có nhiều bức chân dung vợ và các con ông.   

Họa sĩ  này sinh ra và tất cả cuộc đời hoạt động nghệ thuật đều ở Dresden, thành phố của nghệ thuật với những Zwinger, Gemäldegalerie.. mà tôi và bạn bè  Moritzburger đều từng ở vào tuổi thơ là tuổi đẹp nhất trong đời. Thế cho nên bây giờ tôi càng ngày càng quan tâm hơn đến đề tài này. 

  • Vẽ song song với thiên nhiên“ : Bài last not least, hay nhất số này, viết về danh họa Paul Cézanne. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi biết, dẫu luôn ngưỡng mộ ông chỉ ở tư cách là họa sĩ thuộc impressionism-trường phái ấn tượng. Hóa ra, ông lại là người khai mở cho cubism-trường phái lập thể mà người nổi tiếng nhất là Picasso.  Bức tranh minh chứng cho bước chuyển này là bức Montagne Sainte-Victoire, được ông vẽ năm 1895-Moritzburger. Những bức tranh ông vẽ trước đó, cùng môtíp này, còn thuộc về trường phái ấn tượng, thế nhưng sau đó thì các bức tranh sau này của ông hoàn toàn thuộc về trường phái lập thể. Trên những tác phẩm cụ thể thì cảm nhận được ngay lập tức.

Còn ART số 02.2022… có những bài hay sau:

  • Hoàn toàn tự do“: Một cái nhìn cực đoan, một tư duy độc lập, một cuộc đời không thích hợp. Fondation-Quỹ Beyeler cho bạn đọc được cái nhìn xuyên thấu vào những đam mê của Georgia O’Keeffe.

  • Nỗ lực vươn tới sự hoàn hảo“: Từ lâu, ngôn ngữ hình dáng của nhà nữ thiết kế không chỉ dừng lại ở ngành thời trang. Chúng tôi đã gặp để phỏng vấn Jil Sander tại studio-xưởng vẽ ở Hamburg của bà và cho bạn đọc thấy một tuyển tập các bức ảnh từ phòng lưu trữ cá nhân của bà. 

  • Bài last not least: „CUT“ Nữ nhiếp ảnh gia người Đức-Mỹ Jessica Backhaus được nhắc đến như chưa bao giờ vậy. Ở Hội chợ Paris Photo bà đồng thời tham gia tại 3 triển lãm. chúng tôi đã đến gặp bà tại Paris và nói chuyện với bà về những bức ảnh đồ vật và những bức ảnh trừu tượng của bà.  

Cuốn sách vừa mới phát hành, hết sức hợp thời và rất đáng đọc, là cuốn „Nữ Thủ tướng, bức chân dung một thời đại“, được viết về bà Angela Merkel của Ursula Weidenfeld… 

Angela Merkel từ chức dẫu cho chẳng có ai ngăn cản bà ứng cử một lần nữa. Người phụ nữ tạo dấu ấn cho một thời đại, bức chân dung của nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Đức. Bà tự nguyện làm việc ấy, mà cũng chẳng phải vì thế mà bà là một hiện tượng bất thường. Sau 16 năm ở tư cách là Thủ tướng, bà giữ chức vụ quan trọng nhất của nền chính trị Đức này ngang với Helmuth Kohl, người từng là Thủ tướng lâu nhất. Tuy nhiên từ nhiều khía cạnh, bà vẫn là dấu hỏi lớn cho cả thù lẫn bạn. Từ đâu sức mạnh kiên trì này? Nếu như Merkel, như người ta thường khẳng định, chỉ thực dụng mà chẳng có tư tưởng gì hay thậm chí không có viễn kiến, làm sao dưới sự lãnh đạo của bà, mà một đất nước lại có thể thay đổi nhiều đến như thế?

Tác giả rút ra một bảng tổng kết cho những năm Merkel, theo dõi tư tưởng của một thời đại đang đi đến hồi kết rồi cho thấy, Merkel đã để lại di sản nào. Thế nhưng trước hết bà cho bạn đọc thấy bức chân dung của một người phụ nữ và một chính trị gia.

Mục lục

1. Sự từ bỏ

  • Chần chừ và do dự ở tư cách là nguyên tắc lãnh đạo

  • Con người biến mất sau chức vụ

  • Angela Merkel cứ hệt như là một cái lỗ chứa đựng sự thù hận

  • Một nhà vật lý ở tư cách là nữ Thủ tướng 

  • Một con đường hoạn lộ đầy phong cách Đức

  • Nữ Thủ tướng làm hỏng người kế vị

  • Một người phụ nữ Đông Đức tiến thân ở thành phố Bonn

2. Cuộc đời

  • Cuộc tiếp cận đầy chông gai

  • Học ‚sống kín tiếng’  

  • Một cuộc đời đã được thích nghi

  • Thời gian chờ đợi

  • Hãy ra ngoài trời“

  • Tôi chẳng bao giờ mệt cả, tất cả đều hấp dẫn đến thế“ 

3. Những quí ông  

  • Bà quả phụ đen

  • Mụ đàn bà giết cha

  • Kẻ mãi mãi đứng hàng thứ

  • Đạp một nhát chết 2 con ruồi

  • Các đối thủ

  • Những người phụ lễ

  • Sonnyboy-Cu con

  • Đối thủ chính trị-cá nhân 

4. Những quí bà 

  • Nữ chính trị gia chuyên trách về vấn đề phụ nữ

  • Cô bạn gái

  • Bà sếp 

5. Những thành quả

  • Thành quả của một kẻ vô nhân xưng

  • Những con số xác minh Angela Merkel là đúng

  • Buồn chán

  • Châu Âu, úi chà châu Âu 

  • Bàn tay yên tĩnh trong cuộc khủng hoảng tài chính trị 

  • Nữ Thủ tướng toàn cầu

  • Angela Merkel sẽ trở thành nhà vô địch thế giới 

6. Những sai lầm

  • An ninh nội địa và chủ nghĩa cực đoan cánh hữu

  • An ninh đối ngoại và sự đối tác trong khối NATO

  • Hưu trí

  • Cuộc khủng hoảng người tỵ nạn

  • Từ bỏ hạt nhân và chuyển hướng năng lượng 

6. Những thất vọng

  • AKK và cái nghệ thuật để trở thành Merkel

  • Không hề thấy thuyết phục, ở bất cứ đâu

  • Thế giới ở tư cách là ý chí và ý tưởng 

  • Merkel ở Auenland

  • Cá nhân và lịch sử

7. Những khủng hoảng

  • Từ nữ Thủ tướng của những cuộc khủng hoảng tới nữ Thủ tướng trong cuộc khủng hoảng

  • Các Thủ tướng chống lại nữ Thủ tướng Liên bang

  • Giấc ngủ mùa hè 

  • Nữ Thủ tướng không tiếp cận được nhân dân

8. Lời di chúc

9. Phụ lục                                    

Trở lại những ngày năm 1974-77 sang Viện ZOS VHLKH CHDC Đức ở Berlin làm bằng TS. Vừa sang Berlin nhưng đã phải đại diện cho Việt Nam để nhận xét về tình hình cuộc chiến đang nóng hổi và đi vào hồi kết. Thày König cứ hỏi tôi: „Ông Tâm nói sao, liệu bao giờ chiến tranh kết thúc?“. Tôi biết nói sao, có tin gì từ ở nhà đâu. Mà ta đánh như vũ bão, thế nhưng nói kết thúc cuộc chiến ngay ít ngày nữa thì ai dám nói, tôi cứ nói đại cho qua. „Chắc chắn cũng chỉ ít lâu nữa thôi ạ!“.

Thế mà chỉ 2 tuần sau chiến tranh kết thúc trong niềm hân hoan của không chỉ người Việt, mà cả người Đức. tôi nhớ họ đưa ra khẩu hiệu „Hilft Vietnam, jetzt erst recht Hãy giúp Việt Nam, bây giờ hơn lúc nào khác!“

Tôi phải đi khắp nơi để nói về chiến thắng. Vui vẻ. Hả hê.

Có ngờ đâu, sau khi đã phải hy sinh 4 triệu mạng người, dưới ‚sự lãnh đạo tài tình của đảng ta’, đất nước này vẫn còn phải đổ máu. Ở Campucia, ở biên giới phía Bắc.

Và càng ngày càng lấn sâu vào hố bùn phụ thuộc phương phía Bắc. 

Nhắc lại những ngày này năm 1975 khi tôi đã thành thổ dân Berlin. Thậm chí đến ông viện trưởng viện ZOS cũng đến chúc mừng làm tôi cứ ngượng mãi. Mình có xứng đáng gì đâu với thắng lợi, nhưng trước hết là sự hy sinh của dân tộc?

Lại phải nhắc lại, đến 2/9 năm ấy, VHLKH CHDC Đức cũng tổ chức một ngày lễ lớn cho chúng tôi. Vì anh em đều biết tôi dùng tiếng Đức thạo nhất hội nên cử tôi lên nói lời đáp lê. Vì đã có chuẩn bị trước nên cũng khá trôi trảy. Tôi có nhắc lại sự ủng hộ của bạn to lớn và hiệu quả đến mức là người Việt Nam đã thành lập cả một khối cư dân đông đảo trên đất CHDC Đức, nguyên văn như sau: Wir bilden hier in der DDR eine große Kolonie. Từ Kolonie gốc tiếng Pháp là đa nghĩa: thuộc địa và khối cư dân, ông bạn đồng hương nào đó, tôi đoán có lẽ đúng nhưng không dám nói ra ở đây vì làm sao kiểm chứng được, kém ngoại ngữ chỉ hiểu là thuộc địa, đi báo cáo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin  là… „ở lễ Quốc khánh lớn ở VHL, thằng Tâm nó bảo là Việt Nam đã thành thuộc địa của Đức“. 

Làm cho Đại sứ quán phải gọi tôi lên. Thực rách việc quá. Phải giải thích mãi các vị đó mới hiểu cho. Nghĩ lại mà cười ra nước mắt. người Việt Nam ta chẳng biết ủng hộ nhau mà chỉ phá nhau là giỏi do tính ghen ghét, đố kỵ nhau. Đó là cái họa lớn của dân tộc. Làm sao dân tộc này vươn lên được với tính cách như thế? Và đầu tiên là người lãnh đạo giỏi. Tương tự như Merkel ấy nhé! Mà lại là nữ nữa kia.

Trong lịch sử Việt Nam đã có 2 Bà Trưng rồi kia mà! 

Tìm đâu cho ra, xin bạn đọc chỉ dùm cho!               

Xin phép dừng nhấn con chuột để bài sau kể tiếp. 

*****

Nhân đây cũng xin liệt ra những bài báo mạng mà thời gian mấy ngày qua, tôi theo dõi được, tham quá nên hơi dài, xin bạn đọc bấn thời gian bỏ qua cho nhé:

Nhà báo Phạm Đoan Trang được “giải thưởng kép”: Anh và Canada trao giải thưởng Tự do Truyền thông 2022, Việt Nam phản đối

Đôi lời: tại sao nói “giải thưởng kép”? Bởi cái “giải thưởng” thứ hai đi liền đó chính là việc người phụ nữ nhỏ bé, bình dị mà kiên cường, đầy trí lực này, dù đang trong chốn ngục tù mà vẫn làm cho một chính quyền phải tỏ ra sợ hãi và lúng túng quá độ, đến mức phải phản ứng một cách dại dột đến như vậy. BS

Anh và Canada trao giải thưởng Tự do Truyền thông 2022 cho Phạm Đoan Trang

Chính phủ Anh và Canada vừa công bố giải thưởng Tự do Truyền thông 2022 (Media Freedom 2022) cho nhà báo Phạm Đoan Trang đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm.

Tại Hội nghị Tự do Báo chí ở Tallinn, Estonia vào chiều 10/02/2022, Quốc vụ khanh Anh Lord Ahmad và Ngoại trưởng Canada Mélanie Joly, thông báo việc trao giải thưởng này, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh và Canada.

Bộ Ngoại giao Anh cho biết đích thân Quốc vụ khanh Anh Lord Ahmad, Bộ trưởng phụ trách Nam Á và Khối Thịnh vượng chung của Anh, đồng thời là đặc phái viên của Thủ tướng Anh vinh danh bà Phạm Đoan Trang:

Nền dân chủ đang bị tấn công trên khắp thế giới, và những nhà báo soi rọi vào những góc tối đó đang phải trả giá đắt.

Sự thật luôn đáng để theo đuổi và đó là lý do tại sao Vương quốc Anh và Canada thành lập Giải thưởng Tự do Truyền thông. Giải thưởng này công nhận các nhà báo, cá nhân và tổ chức làm việc không mệt mỏi để thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do truyền thông.

Tôi vui mừng thông báo rằng người chiến thắng Giải thưởng Tự do Truyền thông năm nay là bà Phạm Đoan Trang. Tôi xin chúc mừng bà Phạm Đoan Trang với tư cách là một nhà báo độc lập và nhà bảo vệ nhân quyền dũng cảm của Việt Nam, người từng đoạt các giải thưởng”.

Bộ Ngoại giao Canada cho biết trong một thông cáo hôm 10/2:

Bà Trang được biết đến với những cuốn sách về dân chủ và những bài báo về xã hội dân sự và những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Là một người ủng hộ quyền con người và pháp quyền, bà Trang đã viết về các vấn đề môi trường quan trọng. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã trao Giải Tự do Báo chí cho bà Trang năm 2019, để ghi nhận công lao này”.

Ngoại trưởng Canada Mélanie Joly cho biết: “Các nhà báo đóng một vai trò thiết yếu trong bất kỳ nền dân chủ nào bằng cách soi rọi các vấn đề quan trọng của thời đại chúng ta. Thay mặt cho tất cả người dân Canada, tôi xin trân trọng cảm ơn sự can đảm và quyết tâm của bà Trang trong việc buộc chính quyền phải giải trình. Canada sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do truyền thông trên toàn thế giới”.

Vào tháng 12/2021, bà Trang bị chính quyền Việt Nam kết án 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Bà đã trải qua 434 ngày bị giam giữ trước khi bị kết án.

Ukraine: Hàng trăm người mắc kẹt trong nhà máy thép bất chấp nỗ lực sơ tán

Ukraine nói khoảng 100 dân thường được sơ tán khỏi Azovstal

Hàng trăm người vẫn bị mắc kẹt trong một nhà máy sản xuất thép ở thành phố Mariupol thuộc miền Nam Ukraine, bất chấp một nhóm người sơ tán đã rời đi hôm Chủ Nhật (01/05).

Nhà máy Azovstal, nơi trở thành thành trì cuối cùng của quân kháng chiến Ukraine ở thành phố, đã bị Nga bắn phá dữ dội trong nhiều tuần.

Vụ án AIC Group: Thêm thông tin về doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Truyền thông Việt Nam đưa thêm thông tin về nữ doanh nhân vừa bị khởi tố trong lúc xuất hiện điều được cho là ‘tâm thư’ của bà trên mạng xã hội.

Báo Tuổi Trẻ ngày 30/4 đăng bài có tựa “Đế chế” AIC Group của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn ‘làm ăn’ thế nào?

Bài báo mô tả dữ liệu từ hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ghi nhận những năm qua Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC Group) đã trúng thầu hàng loạt dự án đầu tư công. 

Theo báo này, vào tháng 10/2017, AIC Group trúng thầu với giá hơn 90 tỉ đồng thuộc dự án trong một dự án nâng cấp kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam. Cũng trong năm 2017, AIC Group trúng thầu với giá hơn 30 tỉ đồng ở một dự án khác thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng như nhiều gói thầu cung cấp hệ thống điều hành thông minh cho các địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế.

Tập đưa ra ‘Sáng kiến An ninh Toàn cầu’ tập trung vào Thái Bình Dương

Trong lúc các dự án cơ sở hạ tầng trong sáng kiến Vành đai và Con đường bị đình trệ do vấn đề Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc quyết định nhìn về phía đông.

Nhiều quốc gia hiện đang để những nhà quan sát Trung Quốc hàng đầu của mình sinh sống tại Tokyo. Một phần nguyên nhân là do Bắc Kinh giám sát các nhà ngoại giao rất chặt chẽ, và gần đây hơn, Trung Quốc còn áp đặt các biện pháp hạn chế nhập cảnh khó khăn nhất thế giới vì COVID-19.

Và các chuyên gia về Trung Quốc ở thủ đô của Nhật Bản hiện đang bối rối trước một đề xuất mà Tập đưa ra vào tuần trước.

Trong bài phát biểu quan trọng được trình bày qua video tại Diễn đàn Bát Ngao hôm 21/04, Chủ tịch Trung Quốc đã đề xuất một sáng kiến an ninh toàn cầu, bác bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và thay vào đó kêu gọi một nền an ninh “chung, toàn diện, hợp tác, và bền vững.”

Ý tưởng về một cơ chế an ninh bao trùm thế giới nghe như thể điều mà các hoàng đế cổ đại của Trung Quốc đề xuất. Các nhà ngoại giao phải chịu áp lực từ trong nước để tìm ra ý nghĩa thực sự của đề nghị này, nhưng họ đang gặp phải khó khăn: bài phát biểu của Tập chỉ sử dụng từ vựng và thành ngữ trừu tượng của Trung Quốc.

Theo một nguồn tin từ Đông Âu, đề xuất của Tập đang được xem xét kỹ càng ở Ukraine. Mối quan hệ thân thiết của Tập với Tổng thống Nga Vladimir Putin không được lòng Kyiv, nhưng các quan chức tại đây vẫn hiểu rằng Bắc Kinh có ảnh hưởng nhất định đối với Nga, và do đó, Trung Quốc có thể ủng hộ một lệnh ngừng bắn tiềm năng.

Nhà tài phiệt Nga thân thiết với Putin đã gặp Hunter Biden ở Moscow, New York, Washington về thỏa thuận đầu tư tiềm năng – và hiện đang bị Anh trừng phạt (chứ KHÔNG phải Mỹ)

+ Các email do báo DailyMail.com thu được tiết lộ Hunter Biden đã ve vãn Vladimir Yevtushenkov, một nhà tài phiệt Nga có quan hệ mật thiết với Putin

+ Tỷ phú, 73 tuổi, sở hữu một công ty được cho là đã cung cấp cho lực lượng của Putin các máy bay không người lái được sử dụng cho các vụ đánh bom chết người ở Ukraine

+ Ông ta đã bị Vương quốc Anh và Úc trừng phạt trong tháng này nhưng lại không bị chính quyền Biden trừng phạt

+ Con trai của tổng thống Mỹ và đối tác kinh doanh của anh ta (hiện đang bị bỏ tù), Devon Archer, đã tìm kiếm một khoản đầu tư từ tỷ phú vào hãng Rosemont Realty, năm 2012 và 2013

+ Các email, từ máy tính xách tay bị bỏ rơi của Hunter, cho thấy anh ta đã đăng ký một chuyến bay đến Moscow để ăn tối với nhà tài phiệt, tại trụ sở chính của công ty Sistema của ông này vào tháng 2 năm 2012

+ Một bản lịch trình của công ty Sistema, được dịch từ tiếng Nga, cũng cho thấy dòng chữ ‘bữa sáng với Hunter Biden’, ngày 14 tháng 3 năm 2012, tại Ritz-Carlton ở New York

+ Ngày hôm sau, Yevtushenkov có một ‘bữa sáng với Rosemont Realty’, tại Ritz-Carlton của thành phố này, vào ngày 15 tháng 3, theo bản lịch trình

Hunter Biden đã bay đến Moscow để có cuộc gặp với một nhà tài phiệt người Nga, người hiện đã bị trừng phạt do có quan hệ mật thiết với Vladimir Putin, theo các tập tin từ chiếc máy tính xách tay của Hunter tiết lộ.

Việt Nam rồi sẽ đi về đâu 

Singapore trước kia thuộc Liên Bang Mả Lai , hơn nửa thế kỷ trước chỉ là những làng đánh cá nghèo nàn thậm chí không có nước ngọt để dùng , do đó khi được Anh trao trả độc lập , Mả Lai đã từ chối vì không muốn cưu mang gánh nặng .

Ngày 09.08.1965 , Cộng Hoà Singapore được thành lập dưới sự lảnh đạo của Ông Lý Quang Diệu .

Nhờ tài – đức xuất chúng của Ông L.Q.D mà Đảo Quốc  Singapore  (gồm 63 đảo nhỏ) chỉ với diện tích 719,1 km2 , dân số 5,6 triệu dân  , ngày nay trở thành quốc gia giàu nhất Á Châu  và đứng thứ 11 thế giới , có sản lượng quốc gia 380,58 tỉ đô la / năm 2014 – , lợi tức bình quân của người dân 85.253 $/ 1 năm (hạng 3 TG)   – Hoa Kỳ  55.805 $/năm ( hạng 10 TG ) .

Singapore có nền y tế và giáo dục tốt nhất Á Châu đặc biệt chú trọng về Khoa Học và Toán .

Trung Quốc đang nghĩ gì về cuộc chiến Nga – Ukraine?

Trung Nam Hải tỏ ra lo lắng về cục diện thế giới sau chiến tranh Nga Ukraine và tỏ ra lắng nghe các cố vấn, các mưu sĩ trong nước bàn về đường lối ngoại giao với những giả thiết có thể xẩy ra. Đây là tham luận của một cố vấn cấp cao viết trên mạng một cách công khai. Lão PP lược trích một số nội dung đưa ra để các nhà ngoại giao Đông Lào tham khảo và các nông hộ mua vui khi rượu bia tới bến.

Ba khả năng thất bại của Nga:

Để bàn về khả năng Nga bại trận, trước tiên cần đưa ra định nghĩa của thất bại. Chiến bại của Nga có thể được chia thành ba tình huống:

Thứ nhất, chủ quyền của hai tỉnh miền Đông Ukraine vẫn thuộc Ukraine, thuộc quyền quản lý của chính quyền trung ương, nhưng với mức độ tự trị cao, địa vị của họ khác biệt với các tỉnh khác. Trong trường hợp này, kết quả điều quân xâm lược của Nga về cơ bản không làm thay đổi so với trước khi điều quân, tuy nhiên do hành động quân sự đã làm tổn thất hàng vạn binh sĩ, hàng chục tỷ đồng khí tài và tổn thất quốc tế chưa từng có bởi trừng phạt kinh tế. Vì vậy, Nga vẫn bị đánh giá là thất bại.

Giao dịch vũ khí Israel-Việt Nam gặp rủi ro sau lệnh bắt giữ người trung gian chính

Xuất khẩu an ninh của Israel sang Việt Nam, vốn đã tăng rất mạnh trong những năm gần đây, có thể gặp khó khăn sau khi ban hành lệnh bắt giữ đối với một người trung gian quan trọng trong các thương vụ.

Cuối tuần trước, nhà chức trách ở Hà Nội đã đột kích vào căn hộ của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn – người có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến và môi giới các thương vụ mua bán vũ khí giữa Israel và Việt Nam trong thập kỷ qua – và đưa ra lệnh bắt vắng mặt, buộc tội bà lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm. Nhàn đã sang Châu Âu trước khi xảy ra vụ án.

Trong 15 năm qua, Việt Nam, với dân số hơn 100 triệu người, đã trở thành một thị trường quan trọng cho các ngành công nghiệp an ninh của Israel. Hai nước đã ký một thỏa thuận bảo mật vào năm 2011, trong đó giúp củng cố quan hệ an ninh, và một phái đoàn cấp cao của Israel đã đến thăm Việt Nam cách đây khoảng 3 năm rưỡi. Trong thập kỷ qua, Lực lượng Phòng vệ Israel và Bộ Quốc phòng đã cử các tùy viên quân sự và đại diện bán hàng đến làm việc tại Đại sứ quán Israel tại Hà Nội.

Giấc mơ của Putin bị phá vỡ khi lĩnh vực công nghệ và AI của Nga đối mặt với sự sụp đổ sau cuộc di cư

Lĩnh vực công nghệ của Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, với hàng trăm nghìn chuyên gia CNTT phải bỏ trốn kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Trước khi Vladimir Putin xâm lược Ukraine, lĩnh vực AI (Trí tuệ nhân tạo) và Công nghệ thông tin (CNTT) của nước này phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và đầu tư của phương Tây – nhưng các lệnh trừng phạt đã khiến các dự án CNTT lớn bị đình trệ.

Khoảng 200.000 nhân viên CNTT được cho là đã rời Nga kể từ ngày xảy ra cuộc xâm lược, ngày 24 tháng 2, khi các công nhân chạy trốn khỏi điều kiện kinh tế đang đi xuống.

Báo tiếng Nga CNews thông báo rằng có gần 95.000 vị trí tuyển dụng trong ngành CNTT vào cuối tháng 3, sau khi nhiều nhân công bỏ ra nước ngoài. Kể từ đó, số lượng hồ sơ đang tăng lên và các vị trí tuyển dụng ngày càng giảm.

Chiến thuật tuyên truyền chiến tranh Ukraine của ĐCS Trung Quốc

Đảng và Nhà nước Trung Quốc đang sử dụng hộp công cụ kiểm soát thông tin phong phú của mình để lan truyền phiên bản quan điểm của họ về cuộc xâm lược của Nga.

Bộ máy kiểm soát thông tin khổng lồ của Trung Quốc thường tập trung vào việc bóp méo thông tin mà các công dân Trung Quốc có thể tiếp cận về đất nước mình, trong khi các thông tin liên quan đến nước ngoài chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Tuy nhiên, trong bảy tuần qua, quyết định rõ ràng của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine đã thúc đẩy một chiến dịch toàn diện nhằm định hình dư luận và các cuộc thảo luận về các sự kiện đang diễn ra cách xa hàng nghìn dặm.

Sâu trong hộp công cụ kiểm soát thông tin của ĐCSTQ, có ba chiến thuật dường như đang đóng vai trò lớn trong chiến dịch này: các phương tiện truyền thông nhà nước lặp lại các tin tức thất thiệt từ phía Nga, thao túng các hashtag và chủ đề thịnh hành trên mạng xã hội, và kiểm duyệt các quan điểm và nguồn thông tin thay thế.

Pourquoi Vladimir Poutine a-t-il félicité Emmanuel Macron pour sa réélection ?

Féliciter un Chef d’Etat pour son élection est le minimum de la courtoisie diplomatique. Je trouve plus inquiétant que Vladimir Poutine lui ait également souhaité une bonne santé. Connaissant les facéties du maître du Kremlin en la matière, je crains que notre tout nouveau à nouveau Président de la République souffre prochainement de troubles divers et variés.

Từ cuộc chiến tại Ukraine, nhìn lại chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam

Với tỉ số vượt trội gồm 141 nước kết án Nga và chỉ có 5 nước ủng hộ Nga trong Quyết nghị LHQ ngày 2 tháng 3, 2022 là một kết quả rất ngạc nhiên và người ngạc nhiên nhất không ai khác hơn là Vladimir Putin.

Trước đó, ngày 25 tháng 2, Hội đồng Bảo An LHQ họp để biểu quyết quyết nghị tố cáo Nga vi phạm Điều 2, phân đoạn 4 của Hiến chương LHQ vì đã dùng võ lực xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, quốc gia hội viên. Quyết nghị này bị Nga phủ quyết, nhưng ngoài TC, Ấn, United Arab Emirates bỏ phiếu trắng, không một quốc gia nào trong số 15 hội viện của Hội đồng Bảo an ủng hộ Nga.

Hưởng ứng ông Nguyễn Đình Bin

Nhân ngày 30 tháng 4/ 2022 ông Bin công bố bài “HÀN GẮN VẾT THƯƠNG HUYNH ĐỆ TƯƠNG TÀN VẪN CÒN RỈ MÁU!…”. Ông kêu gọi lãnh đạo ĐCSVN thức tỉnh, sửa sai, kêu gọi Con Lạc cháu Hồng xóa hận thù, dừng lại những trang sử đau buồn của quá khứ để thực hiên Hòa giải, Hòa hợp, Đại đoàn kết dân tộc. Ngoài bài của ông Bin, tôi còn đọc được bài của Mạc Văn Trang về cùng chuyên đề xóa bỏ thù hận. Đó là bài “ ĐEM YÊU THƯƠNG VÀO NƠI OÁN THÙ”.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói về ‘nội chiến’ và ‘Đảng trị lạc lõng’

Đúng ngày 30/4/2022, một cựu Thứ trưởng Ngoại giao, đảng viên Cộng sản Việt Nam, công bố bài viết, trong đó ông nói Đảng Cộng sản phải “đổi mới thật sự về chính trị”.

Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin nói cuộc chiến 30 năm tại Việt Nam (1946-1975) vừa là ‘chiến tranh vệ quốc vĩ đại’ nhưng đồng thời cũng là ‘cuộc chiến huynh đệ tương tàn’.

Hoà giải Dân tộc: Hiện trạng và Triển vọng

Hiện trạng

Kể từ ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất, sau 47 năm, nhìn chung thời gian đã quá đủ để cho Việt Nam có thể hàn gắn mọi vết thương chiến tranh và lật qua một trang sử mới cho sự an bình, thịnh vượng và phát triển.

Ngược lại, thực tế cho đến ngày 30/4/2022, những nỗ lực hòa giải dân tộc đã thất bại. Phe thắng cuộc thu tóm được lãnh thổ nhưng không chinh phục lòng người miền Nam và dân miền Bắc càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu xa của “giải phóng”.

Bài học từ cuộc chiến Ukraine cho nền dân chủ Việt Nam

Tầm quan trọng của “trật tự thế giới dựa trên luật lệ”

Cuộc xâm lược của nước Nga do Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động, tấn công vào Ukraine là ví dụ tiêu biểu cho thấy tầm quan trọng của việc củng cố một trật tự dựa trên luật lệ, trụ cột trung tâm trong “Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP).

Dân Mariupol được sơ tán tới cả vùng Nga nắm giữ lẫn vùng thuộc Ukraine kiểm soát

Hàng chục dân thường đã được sơ tán ra khỏi nhà máy sắt thép Azovstal ở Mariupol tới lãnh thổ do Nga kiểm soát sau nhiều tuần bị bao vây.

Khu công nghiệp khổng lồ này là nơi đóng quân cuối cùng của quân đội Ukraine tại thành phố có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Nga nói hàng chục dân thường đã đến một ngôi làng do Nga kiểm soát.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết một nhóm đông hơn đang trên đường tới Zaporizhzhia, nơi vẫn đang thuộc quyền kiểm soát của Ukraine.

Bà Nhàn “Mặt trời mọc”: Bức “tâm thư” đẫm nước mắt từ Nhật, Luxembourg, hay … Đức?

Mặt trời mọc” rồi mặt trời “lặn”, hay sẽ còn … bùng nổ?

Thật chẳng biết là nên vui hay nên buồn, khi “trước thềm” Hội nghị trung ương đầy những ẩn số thì lại nổ ra một vụ án mà tin chắc sẽ thêm nhiều ẩn số nữa. Đó là việc Nguyễn Thị Thanh Nhàn – nữ doanh nhân khét tiếng trong lẫn ngoài nước, từng được Nhật trao Huân chương Mặt trời mọc (1), lại bị khởi tố và ra lệnh bắt (2), chỉ vài ngày trước khi tân Thủ tướng xứ mặt trời mọc sang thăm đất nước của bà.

Thế nhưng, hình như cái danh tiếng khét lẹt của bà vẫn muốn chứng tỏ mình hơn nữa, khi từ khắp làng báo quốc doanh, quốc tế cho tới mạng xã hội của dân, náo loạn cả lên những thông tin mâu thuẫn, với dấu hỏi lớn: bà đang ở đâu, trong … trại tạm giam hay … ngoài nước (3).

Báo quốc doanh giật tít, đưa tin khác nhau về vụ khởi tố và bắt này; báo thì đưa là đã bắt, báo chỉ đưa là có “lệnh bắt” thôi. Trong bức ảnh ghép từ nhiều báo về những nghi can vừa bị bắt, chỉ có 8, thiếu bà Nhàn. Tất cả như được … “lập trình”, đều dùng bức ảnh nàng doanh nhân trẻ trung, xinh đẹp đang tạo dáng trên chiếc ghế chủ tịch doanh nghiệp.

Giữa “Ngày lễ lớn” 30 tháng 4, Sài Gòn bỗng dưng đổ gió mưa như trút (4), phá tan cuộc hội vui như bao năm. Nhưng trong quán xá thì hình như người ta đang tưng bừng mở hội chém gió về “Nhàn mặt trời mọc”. Nàng đang ở đâu, (những) ai sẽ … “lặn” theo nàng sau “quả bom” khủng vừa nổ này, nếu quả nàng còn đang vi vu quốc ngoại thì có nghĩa “kịch bản” (được soạn sẵn?) là gì, rồi sẽ được diễn ra sao, vân vân và vân vân?

Nga xâm lược Ukraine: Diễn ngôn mà Phương Tây không muốn nghe đến

“Ukraine và các đồng minh, bao gồm London, đang đe dọa nước Nga trong 1.000 năm qua, đưa Nato đến biên giới chúng ta, phá hủy tương lai của chúng ta – họ đã bắt nạt chúng ta trong nhiều, nhiều năm qua.”

Đây là những gì mà Yevgeny Popov, một thành viên trong Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga và là một người dẫn chương trình truyền hình có tầm ảnh hưởng tại Nga nói với chương trình podcast Ukrainecast của BBC hôm 19/04. “Dĩ nhiên những gì Nato lên kế hoạch cho Ukraine là mối đe dọa trực tiếp đến người dân Nga.”

Quan điểm của ông ấy vừa gây ngạc nhiên và cũng khai sáng đối với cách tường thuật rất khác do Điện Kremlin công bố, so sánh với cách được nhìn nhận tại Phương Tây. 

Đối với Châu Âu và Phương Tây thì những tuyên bố này hầu như không thể hiểu được, thậm chí lên đến mức phớt lờ một cách trắng trợn những bằng chứng đã được soạn thảo kỹ lưỡng. Cho đến nay đây chỉ là một trong những điều mà không chỉ giới ủng hộ Kremlin tại Nga mà còn một số bộ phận khác trên thế giới tin tưởng.

TV Ở Ta và TV Ở Nga

Nước Việt không thiếu những thằng rách việc, và nhiều đứa đã bị vạch mặt chỉ tên: thằng đánh máy, thằng cơ chế, thằng sứ quán …. Nước Nga, xem ra, cũng không khác mấy. Một trong những thằng rách việc ở xứ sở này vừa bị lộ diện, và bị ném đá tơi bời hoa lá:

  • VQuang Boabo: “Tuy mạnh yếu khác nhau xong phụ bếp thời nào cũng nguy hiểm.”

  • Huynh Nguyen: “Rất chán…tụi kg có chiên môn mà đu lên tàu làm phụ bếp!”

  • Phương Trần: “Mấy thằng phụ bếp là mấy thằng ăn hại – làm khổ người khác đặc biệt là anh em.” 

  • Nguyễn Lân Thắng: “Những thằng phụ bếp trên tàu là bọn có thể gây hoạ lớn, đừng coi thường.”

  • Vương Gia Văn: “Lịch sử và thực tiễn đã chứng minh có những thằng phụ bếp không chỉ gây hoạ cho 1 con tàu mà còn gây hoạ cho cả một dân tộc!

Chớ thằng chả làm gì mà “rách việc” dữ vậy – hả Trời? Hỏi thăm lòng vòng một hồi mới được nghe FB Minh Thoại giải thích, bằng … thơ: “Thằng phụ bếp bất cẩn/ Để hỏa hoạn xảy ra/ Làm soái hạm bốc cháy/ Rúng động toàn nước Nga.”

Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)

Sau khi Trương Phụ đặt chân đến vùng Quảng Trị, Quảng Bình, đánh dẹp xong nhà Hậu Trần; tham vọng xâm lăng của y hướng tới Chiêm Thành tại phía nam. Thời Hồ Quí Ly, lãnh thổ nước ta mở mang đến tận 4 châu Thanh [bắc Quảng Nam], Hoa [nam Quảng Nam], Tư [bắc Quảng Ngãi], Nghĩa [nam Quảng Ngãi]; lúc quân Minh đánh nhà Hồ, Chiêm Thành mượn cớ giúp Minh, nhân thời cơ chiếm lại 4 châu. Đến đây Trương Phụ bèn giành lại 4 châu và cho đặt quan cai trị:

Ngày 27 tháng 3 năm Vĩnh Lạc thứ 12 [16/4/1414]. Ngày hôm nay lập 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa; tất cả đều lệ thuộc phủ Thăng Hoa. Phủ này ở phía nam Hóa Châu, gồm 11 huyện bao gồm cả Lê Giang. Vì giặc họ Lê lấy đất này của Chiêm Thành, để cho bọn Nguyễn Súy, Hồ Cụ, Đặng Cảnh Dị, Đặng Dung trông coi. Đến lúc bọn Nguyễn Súy làm phản, Chiêm Thành lại sai người cai quản. Nay bọn nổi loạn đã bị bắt, quan Tổng binh Anh quốc công Trương Phụ cùng Kiềm quốc công Mộc Thạnh bàn lập lại 4 châu, theo thể chế giao cho những người xin hàng gồm Nguyễn Nhiêu, Dương Mộng Tùng, Phạm Công Nghị, Nguyễn Kiệm chức Tri châu; Hồ Giao, Trương Nguyên Chú, Vũ Chinh, Phạm Phưởng chức Đồng tri; lại gửi thư cho Chiêm Thành Sứ giả biết về việc xếp đặt này; cùng tâu trình về triều. Hoàng thái tử chấp thuận.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 2, trang 12)

Vladimir Putin ‘sẽ trải qua cuộc phẫu thuật ung thư trong tương lai gần’ và sẽ ‘giao quyền lực cho cựu lãnh đạo KGB cứng rắn, trong khi ông đã mất khả năng làm việc’, người trong cuộc tuyên bố

+ Nhà lãnh đạo Nga chuẩn bị phẫu thuật, điều mà các quan chức khẳng định là không có gì khẩn cấp đặc biệt

+ Quyền lực đối với cuộc chiến Ukraine sẽ chuyển giao cho đồng minh và người đứng đầu Hội đồng An ninh, Patrushev

+ Putin bị ung thư, parkinson và các triệu chứng tâm thần phân liệt’: theo kênh Telegram

+ Patrushev tuyên bố NATO hỗ trợ Kyiv sẽ gây ra sự tan rã của Ukraine’

+ Tin tức được đưa ra khi Putin dự kiến sẽ phát động cuộc tấn công tổng lực và lệnh tổng động viên

Vladimir Putin có thể bị buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát cuộc chiến ở Ukraine trong nhiều ngày khi ông chuẩn bị phẫu thuật ung thư, một người trong điện Kremlin tuyên bố.

Nhà độc tài Nga được cho là sẽ cử nhân vật cứng rắn, người đứng đầu Hội đồng An ninh và là

Nikolai Patrushev cứng rắn được cho là sẽ nắm quyền kiểm soát cuộc chiến ở Ukraine trong khi Putin đang chịu phẫu thuật để điều trị ung thư vùng bụng

cựu giám đốc FSB (Tổng cục An ninh Liên bang Nga), Nikolai Patrushev, để kiểm soát cuộc xâm lược trong khi ông phải trải qua cuộc phẫu thuật.

Shadowy Patrushev, 70 tuổi, cho đến nay vẫn được coi là kiến trúc sư chủ chốt của chiến lược chiến tranh – và là người đã thuyết phục Putin rằng Kyiv bị lôi cuốn vào Chủ nghĩa tân quốc xã.

Tuyên bố bất thường xuất hiện trên kênh Telegram nổi tiếng – General SVR, trong đó cho biết nguồn tin là từ một nhân vật có vị thế quan trọng trong Điện Kremlin.

Từ Nhà Hán Nhìn Tới Nhà Hồ 

(VNTB) – Mấy ông không phải đầy tớ mà cũng không phải cha mẹ dân.

Có người biết-chắc cũng nhiều – về Hán Sở Tranh Hùng, biết chuyện Hạng Võ biệt Ngu Cơ, biết Hàn Tín lòn trôn, mà lại chịu nhục, nén hận chui qua háng anh hàng thịt giữa chợ, biết nhiều chuyện về nhà Hán lắm, nhưng chắc – có lẽ – không nhiều người biết nhiều chuyện sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang băng hà.

Vẫn chỉ là chùm cước chú cho Kiều

Nhân dịp Nhạc sĩ Trần Quảng Nam cuối tuần 30 tháng 4 này tổ chức gặp gỡ HỘI NGỘ KIỀU ở California, TS Nguyễn Hữu Liêm có gửi một trích đoạn bài viết về Kiều của ông đến BVN nhờ đăng lên cho bạn đọc thưởng lãm. Chúng tôi vui lòng nhận lời ông mặc dù biết rằng thưởng ngoạn văn chương Kiều qua ngòi bút của nhà triết gia trong mục “Thư giãn Chủ nhật” không dễ “thư giãn” một chút nào.

Có lẽ gia sản chính từ Truyện Kiều của Nguyễn Du là vậy: Văn chương chỉ diễn tả được bi kịch cá nhân trong hoàn cảnh – situational tragedy – chứ không khai phá được một tầng nhân cách trên cơ sở Ý chí – the tragic consequences of the individual Will.
Tác giả văn chương Việt bắt buộc từng nhân vật phải mang cho mình một số phận nạn nhân, hoàn toàn thụ động, bất lực. Thế gian chỉ là một bóng tối bao trùm mà ta không thể khai sáng, không muốn thắp một ngọn nến xua tan màn vô minh. Thực tại như là một con quỷ xé nát cuộc đời mà ta chỉ còn van xin ân huệ.

Việt Nam: Chứng khoán ‘hoảng loạn’ nhưng có thể ‘lành mạnh về dài hạn’?

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng Tư đã có đợt sụt giảm mạnh nhất lịch sử, sau các vụ khởi tố, bắt giữ doanh nhân và viên chức.

Từ đỉnh ngày 4/4, đến ngày 25/4, thị trường chứng khoán Việt Nam đã “bốc hơi” gần 250 điểm.

Riêng ngày 25/4, thị trường chứng khoán đã mất hơn 68,31 điểm. 

Hôm 24/4, truyền thông ước tính vốn hóa thị trường chứng khoán đã mất 34,6 tỷ USD sau hơn hai tuần giao dịch. Cụ thể, vốn hóa thị trường từ phiên 7/4 đến 22/4 giảm 794.033 tỷ đồng, tương ứng 34,6 tỷ USD (-9,92%) xuống 7,21 triệu tỷ đồng.

Đến ngày 29/4, một bài viết của Reuters ước tính, vốn hóa thị trường đã bốc hơi 40 tỷ USD.

Bàn về âm mưu xóa bỏ môn lịch sử ra khỏi nhà trường

Để xóa sổ một dân tộc không hề đơn giản. Nhất là, đối với một dân tộc văn hiến chi bang như dân tộc Việt Nam.

Vừa rồi, như chúng ta đều biết, có âm mưu xóa bỏ môn lịch sử ra khỏi chương trình thi cuối cấp. Một bộ phận nhỏ, không phải tất cả, thúc đẩy điều đó, dưới sức ép của thiên triều Trung Hoa.

Lịch sử quan trọng hơn toán học, vật lý hay hóa học. Lịch sử là khoa học dẫn đường. Nếu xóa sử thì xóa tất cả.

Không may, người muốn xóa bỏ môn sử gặp phải triết gia Lê Minh Tôn quá cao tay, làm ra sách Việt sử đại cương và phát đến tận tay từng em học sinh trên đất nước Việt Nam.

Chỉ gồm vài sinh viên mới ra trường, nhà xuất bản Sống Mới đã đập tan âm mưu xóa bỏ sử Việt. Đức Chúa Trời chúc phước cho dân tộc Việt Nam và cho đại sự nghiệp giữ gìn sử Việt của chúng tôi.

Sri Lanka: Hệ thống y tế sắp sụp đổ?

Các bác sỹ trên khắp Sri Lanka nói các bệnh viện sắp hết thuốc men và dụng cụ y tế thiết yếu trong bối cảnh nước này phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. 

Nguồn dự trữ ngoại hối của Sri Lanka gần như cạn kiệt và nước này không thể trả cho thuốc men, thực phẩm và xăng dầu nhập khẩu. Điều này dẫn tới các cuộc biểu tình, tình trạng thiếu thốn hàng hóa nghiêm trọng và giá cả tăng cao. 

Cha mẹ của cậu bé tám tuổi Methuja, người vừa trải qua phẫu thuật cấy gan, nói với BBC mạng sống của cậu có thể gặp nguy nếu không có thuốc. 

Bộ Y tế Sri Lanka nói họ đang cố gắng vượt qua tình trạng thiếu thuốc men, và đang được Ấn Độ và các nước khác giúp đỡ. 

Trung Quốc: Người già khốn đốn trong các khu cách ly Thượng Hải

Hàng ngàn người cao tuổi ở Thượng Hải điêu đứng vì lệnh phong tỏa đã kéo dài năm tuần nay. 

Kể từ khi dịch bùng mạnh hồi đầu tháng Ba, hơn 500.000 người đã xét nghiệm dương tính với Covid-19. Gần 10,000 người trong số đó ở độ tuổi trên 80. 

Quy định phòng chống Covid của Trung Quốc yêu cầu bất kỳ ai bị nhiễm, hay người tiếp xúc gần, phải bị đưa đi cách ly tập trung. 

Hàng trăm người bị đưa vào một khu cách ly không phải là chuyện hiếm. Những hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh, với toa lét bị tắc và thùng rác đầy tràn. 

Hoa Kỳ nêu phản ứng về tin tức tập trận quân sự giữa Việt Nam và Nga

Trả lời phỏng vấn của VOA hôm 28/4, ông Derek Chollet, Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ, nêu phản ứng của Hoa Kỳ về thông tin về cuộc tập trận quân sự của Việt Nam và Nga, như Moscow đã loan báo vào ngày 19/4.

Nội dung trả lời VOA của ông Chollet có đoạn: Những quốc gia này [Việt Nam] “cần lượng định mối quan hệ với Nga và chúng tôi sẵn sàng trở thành một đối tác của họ khi họ xem xét về vấn đề an ninh của họ trong tương lai.”

Vladimir Putin chuẩn bị tuyên bố ‘chiến tranh toàn diện’ với Ukraine ‘trong vòng vài này tới’ và sẽ phát động một cuộc tổng động viên, phương Tây phải “tự chuẩn bị” cho cuộc xung đột trong ‘tình huống xấu nhất’ với Nga

Theo các nguồn tin Nga và các quan chức phương Tây, Vladimir Putin sẽ tuyên bố chiến tranh toàn diệnvới Ukraine ‘trong vài ngày tớiđể cho phép Nga tiến hành một cuộc tổng động viên.

Quân đội Nga tiến vào Ukraine vào cuối tháng Hai, trong cái mà Putin gọi là hoạt động quân sự đặc biệtnhằm phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóaUkraine, đồng thời cấm sử dụng từ chiến tranh, vì cho rằng nó sẽ kết thúc chỉ trong vài tuần.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết, Tổng thống Nga có thể sử dụng lễ duyệt binh mừng ngày chiến thắng của Nga, vào ngày 9 tháng 5, để thông báo về việc huy động hàng loạt lực lượng dự bị của ông cho một nỗ lực cuối cùng ở Ukraine. Ảnh: Xe quân sự Nga tham gia diễn tập lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng kỷ niệm 77 năm kết thúc Thế chiến 2, tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, Nga ngày 28/4/2022

Tuy nhiên, các tư lệnh quân đội – thất vọng vì cuộc xâm lược hiện đã kéo dài sang tuần thứ ba – đã kêu gọi Tổng thống Nga tuyên chiến, điều này có thể cho phép huy động hàng loạt quân đội Nga và leo thang xung đột.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết, Tổng thống Nga có thể sử dụng lễ duyệt binh mừng ngày chiến thắng phát xít của Nga, vào ngày 9 tháng 5, để thông báo về việc huy động hàng loạt lực lượng dự bị cho một nỗ lực cuối cùng ở Ukraine.

Những thông tin trên được đưa ra khi cựu lãnh đạo NATO Richard Sherriff cảnh báo phương Tây phải chuẩn bị cho một cuộc chiến trong trường hợp xấu nhất’ với Nga ở Ukraine.

Một nguồn tin quân sự của Nga nói với TelegraphQuân đội cảm thấy bị xúc phạm vì cuộc tấn công chớp nhoáng vào Kyiv đã thất bại.

Những người trong quân đội đang tìm kiếm cách rửa hận cho những thất bại trong quá khứ và họ muốn tiến xa hơn ở Ukraine.’

Những bất thường trước Hội nghị Trung ương 5

Đảng quyền” không thể cứ tiếp tục lấn át “Chính quyền” mãi! Đó là một trong những kỳ vọng dư luận trông chờ ở Hội nghị Trung ương 5 (TW5) đầu tháng tới. Mọi diễn tiến mấy lâu nay, từ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, đến đòi hỏi của các nhánh quyền lực và việc tống giam lãnh đạo những doanh nghiệp “thân hữu”… Tất cả đều liên quan tới cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ, mà lần này có thể diễn ra ở tầng cao nhất. Liệu “màn kéo co” giữa “Đảng quyền” và “Pháp quyền” qua TW5 này đã vào hồi chung cuộc hay chưa?
Khó khăn, phức tạp của TW5
 

Nghị trình TW5 – diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10 tháng Năm – chắc chắn sẽ hết sức khó khăn và phức tạp. Khó khăn là vì có quá nhiều vấn đề gay cấn liên quan đến phục hồi kinh tế sau đại dịch cần có sự đồng thuận trong nội bộ 200 Uỷ viên trung ương. Phức tạp là vì, không chỉ về nội trị mà trên mặt trận đối ngoại Đảng cũng đang đối mặt với tình thế lưỡng nan chưa từng có. Cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine đang làm rung chuyển trật tự thế giới, càng chia rẽ sâu sắc lòng người trong và ngoài Việt Nam. Đồng thời với cuộc chiến đẫm máu, còn có một “cuộc chiến” khác trong xã hội Việt Nam, tuy không có tiếng súng nhưng không kém phần gay gắt để xác định tầm “quan trí” và tầm “dân trí”. Trong tình hình hiện nay, lãnh đạo ĐCSVN có bản lĩnh để đặt chiến lược an ninh và phát triển đất nước trên đường ray tiến hoá của nhân loại hay không? Hội nghị TW5 liệu có dám nêu vấn đề này ra để các Uỷ viên trung ương thảo luận? Bởi vì, qua các động thái ngoại giao cho đến nay của chính quyền Việt Nam, dư luận khu vực và quốc tế ngày càng thấy rõ xu hướng chống Mỹ, “phò” Nga, “khấu đầu” trước Tàu và quay lưng lại các nước tiến bộ trên thế giới trong vấn đề Ukraine. 

Người Việt trẻ ‘vượt rào cản’ để nhìn lại sự kiện 30/4/1975

47 năm trôi qua kể từ ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam, nữ nhà văn Khải Đơn và luật sư Lê Nguyễn Duy Hậu chia sẻ suy nghĩ trong chương trình Đa chiều Nhiều ý của BBC News Tiếng Việt.

Đây là những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, có cơ hội học tập và trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài.

Họ đã chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm về cách nhìn của giới trẻ đối với cuộc chiến Việt Nam nói chung cũng như sự kiện 30/04/1975.

30 tháng Tư nên trở thành Ngày Đoàn kết Quốc gia 

Ukraine: Mỹ cáo buộc Nga có hành động đồi bại và tàn ác

Phụ nữ Ukraine khóc thương con trai và chồng họ, người họ nói bị lính Nga giết cùng một người bạn khi họ lái xe tới Bucha

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cáo buộc Tổng thống Vladimir Putin đã hành động với “sự đồi bại” trong cuộc xâm lược Ukraine. 

Người phát ngôn Lầu năm góc John Kirby lộ rõ vẻ xúc động khi ông đặt câu hỏi bất kỳ người nào “có đạo đức” làm sao có thể biện minh cho những thảm họa mà Nga gây ra. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói hôm thứ Sáu ông vẫn sẵn sàng đàm phán hòa bình với ông Putin. 

Nhưng ông cho biết các cuộc đàm phán có khả năng thất bại cao trong bối cảnh Nga vẫn tấn công mạnh

Cựu thứ trưởng ngoại giao Việt Nam nói về ‘nội chiến’ và ‘Đảng trị lạc lõng’

Đúng ngày 30/4/2022, một cựu thứ trưởng ngoại giao, đảng viên Cộng sản Việt Nam, công bố bài viết, trong đó ông nói Đảng Cộng sản phải “đổi mới thật sự về chính trị”.

Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin nói cuộc chiến 30 năm tại Việt Nam (1946-1975) vừa là ‘chiến tranh vệ quốc vĩ đại’ nhưng đồng thời cũng là ‘cuộc chiến huynh đệ tương tàn’.

Đây là quan điểm đi ngược lại quan điểm chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn nói về ‘kháng chiến chống Pháp’ và ‘kháng chiến chống Mỹ cứu nước’.

Ngày 30/4/1975 ‘chấm dứt thế kỷ đau thương’

Nói về sự kiện lịch sử 30/4/1975, ông Nguyễn Đình Bin viết:

“Đó là ngày chấm dứt vĩnh viễn trên một thế kỷ đau thương, đất nước và dân tộc ta là nạn nhân của ách thống trị và chiến tranh xâm lược của ngoại bang. Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập. Nguyên nhân thứ nhất tạo ra cuộc chiến nồi da nấu thịt đã bị xóa bỏ! 

Đó là ngày thống nhất Tổ quốc, sau hơn hai thập kỷ bị chia ly xé lòng! 

Đó cũng là ngày kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn!”

Ông nói tiếp: “Chỉ có bên thắng cuộc duy nhất là dân tộc Việt Nam; là đại nghĩa “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”; là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam; là hòa bình. 

Bên thua cuộc duy nhất là các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược nói trên; là phi nghĩa; là chiến tranh!”

Chủ nghĩa Marx-Lenin ‘lỗi thời’

Trong bài viết, ông Nguyễn Đình Bin tiếp tục bày tỏ quan điểm trái với lập trường chính thống của Đảng khi nói về chủ nghĩa Marx-Lenin.

Đúng ngày 30/4/2022, một cựu thứ trưởng ngoại giao, đảng viên Cộng sản Việt Nam, công bố bài viết, trong đó ông nói Đảng Cộng sản phải “đổi mới thật sự về chính trị”.

Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin nói cuộc chiến 30 năm tại Việt Nam (1946-1975) vừa là ‘chiến tranh vệ quốc vĩ đại’ nhưng đồng thời cũng là ‘cuộc chiến huynh đệ tương tàn’.

Vụ chìm tàu Moskva: Phép thử đối với thông tin sai sự thật của Nga

Một tuần sau vụ soái hạm Moskva của hạm đội Nga bị chìm ở Biển Đen, ngày càng có nhiều gia đình các binh sĩ mất tích đặt câu hỏi về số phận con em của họ, trong khi Bộ Quốc phòng và các quan chức cấp cao trong chính phủ Nga vẫn im lặng.

Thông qua mạng xã hội hoặc các cơ quan truyền thông, ít nhất đã có 10 gia đình công khai bày tỏ sự bất bình của họ. Nhiều người, kể cả các quan chức, đã đưa ra những câu trả lời khác nhau, nói rằng con em các gia đình kể trên vẫn còn sống, hoặc đã mất tích hay đã chết. Tuy nhiên, Nhà nước không thay đổi nội dung bản thông báo ban đầu, trong đó nói toàn bộ hơn 500 thành viên thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Moskva đã được cứu thoát.

 Tháng tư đen, tháng tư quang vinh 

(VNTB) – Quân dân VN và Ukraina đều chiến đấu mặc nhiên anh dũng. Đó là truyền thống của kẻ tự vệ, kháng địch giữ nước. Song kết quả là một Tháng tư đen và một Tháng tư tốt đẹp tuyệt vời.

1) Tháng Tư Quang Vinh

Chiến tranh Nga – Ukraina khởi phát từ ngày 24 tháng 2/2022 với lực lượng quân đội Nga quân số và vũ khí áp đảo, làm chủ không phận, dự kiến tiến chiếm thủ đô Kyiv sau vài hôm và cuộc xâm lược sẽ hoàn tất trong vòng một tuần lễ.

Trước tình thế cấp bách, Tổng thống Mỹ Joe Biden điện thoại cho Tổng thống Ukraina, V. Zelensky, hứa sẵn sàng gởi máy bay giúp di tản ông thoát ra khỏi nước.

Tổng thống Zelensky trả lời dứt khoát : Thay vì gởi máy bay di tản, xin ngài gởi khí giới để chúng tôi chiến đấu. Tôi cương quyết ở lại Kyiv.

Chỉ một câu trả lời can đảm đó đã làm thay đổi tâm lý và cục diện cuộc chiến.

Các nước phương Tây : Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức… ào ạt viện trợ tiền, thuốc men, nhu yếu phẩm và nhất là vũ khí súng đạn, hỏa tiễn chống máy bay, xe bọc sắt… đến Ukraina…

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?

Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?

Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Hợp bang Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những khoảnh khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng.

Nhưng bối cảnh xung quanh kết thúc của một cuộc chiến có thể gây hiểu lầm. Việc Hợp bang miền Nam đầu hàng tại Tòa án Appomattox đã không giải quyết được căng thẳng chính trị hoặc căng thẳng văn hóa giữa hai miền Bắc và Nam, cũng không giải quyết được những định kiến về chủng tộc và khác biệt chính trị có liên quan, vốn đã tiếp tục tồn tại rất lâu sau khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ. Giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, những năm 1920 và 1930, ở châu Âu ngập tràn lo lắng và căng thẳng, dần dồn nén thành một cuộc đại chiến khác. Hồi kết của Thế chiến 2 chính là bình minh của Chiến tranh Lạnh. Và, bất chấp sự sụp đổ của Liên Xô, Chiến tranh Lạnh có lẽ chưa kết thúc – nó có thể vẫn đang tiếp diễn, như nhà sử học Stephen Kotkin gần đây đã lập luận.

Cảng nước sâu Trần Đề sẽ được ông chủ Trung Quốc đầu tư?

 (VNTB) – Với vị thế địa chính trị quan trọng, rất cần phải thận trọng trong việc lựa chọn quốc tịch thật sự của nhà đầu tư cho cảng nước sâu Trần Đề.

Khi đầu tư vào dự án cảng biển quốc tế Trần Đề, nhà đầu tư sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm; miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo…

Chiều 27-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đến khảo sát khu bến cảng Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Mặt trận tuyên truyền: Khi cái loa của Đảng chuyển sang phát sóng cho Nga

Từ việc tuyên truyền đường lối và bảo vệ uy tín của Đảng Cộng sản, những trang Facebook của dư luận viên nay kiêm thêm chức năng phát tán tin tức ủng hộ Nga xâm lược Ukraine, rất nhiều trong số đó là tin giả.

Một video quay lại cảnh bốn người đàn ông Ukraine xé lá cờ đỏ sao vàng bỗng dưng được lan truyền trên Facebook và thu hút sự chú ý lớn từ người dùng mạng xã hội này ở Việt Nam những ngày gần đây. 

Những người chia sẻ đoạn video trên cho rằng đó là bằng chứng cho thấy chính quyền Ukraine có cái nhìn thù địch đối với Việt Nam, rồi thổi bùng lên làn sóng chỉ trích chính phủ Ukraine trong lúc cuộc xâm lược của Nga vào nước này vẫn đang diễn ra ác liệt.

Kể từ khi Nga mở cuộc chiến vào Ukraine hôm 24/2 đến nay, Chính phủ Việt Nam vẫn giữ lập trường trung lập nhưng tránh lên án Nga và không gọi đây là cuộc chiến xâm lược.

Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ở Nhật hay đã bị bắt tại Việt Nam?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa thông báo đã có quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can với doanh nhân nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) lâu nay được cho là có nhiều ảnh hưởng tại Việt Nam.

Năm 2018, truyền thông đưa tin Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) là nữ doanh nhân người Việt Nam duy nhất, trẻ tuổi nhất vinh dự được Nhật Bản trao tặng huân chương Huân chương Mặt trời mọc.

Ngày 29/4, khi Bộ Công an thông báo lệnh bắt, cũng chưa rõ bà Nhàn đã bị bắt tạm giam hay chưa.

Lý do là vì trước đó có thông tin cho rằng bà Nhàn đang ở Nhật Bản.

Thông cáo báo chí của Bộ Công an ngày 29/4 đăng hình 8 trong 9 bị cáo bị bắt tạm giam.

Người còn lại, bà Nhàn, không có trong hình.

Ngày 29/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan. 

Cuộc chiến VN: Nhắc lại vai trò ‘cứu Sài Gòn’ của Tướng Dương Văn Minh

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua sau ngày 30/4/1975, song những gì diễn ra trong thời khắc định mệnh của VNCH vẫn có những điều người Việt gần như coi là “đương nhiên xảy ra”, nhưng các nhà nghiên cứu nước ngoài lại có lý giải khác.

Đó là câu hỏi cùng sự tiến quân của các đơn vị quân đội Bắc VN và lữ đoàn xe tăng tới tận Dinh Độc Lập, vì sao Sài Gòn thoát khỏi sự tàn phá, đổ vỡ ra sao.

Nhà báo Pháp Jean Lartéguy trong L’Adieu à Saïgon (Presses de la Cité 1975. Bản tiếng Việt: Vĩnh biệt Sài Gòn đã in ở VN năm 1991), viết về câu chuyện này, tôi xin trích để nhắc lại vai trò không thể bỏ qua của một nhân vật lịch sử, Đại tướng VNCH Dương Văn Minh:

“Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Tướng Minh đã là diễn viên và nhân chứng trong những giờ phút chót của Sài Gòn và họ đã kể cho tôi nghe những giờ chót ấy.

Số phận của Sài Gòn đã được định đoạt như dưới đây, trong vòng vài phút, khoảng từ 10 giờ 30 tới 11 giờ sáng ngày 30/04.

Ai đã cứu Sài Gòn? Không phải Kissinger hoặc Graham Martin đã cứu Sài Gòn, khi họ gạt ông Thiệu ra.

Cũng không phải Sauvagnargues hoặc Mérillon đã cứu Sài Gòn, khi bứt ông Hương thống khổ ra khỏi chiếc ghế tổng thống. Cứu tinh của Sài Gòn, đó là Tướng Dương Văn Minh. Lúc này là 10 giờ 15. Trên đài phát thanh, Tướng Minh phổ biến lệnh đầu hàng không điều kiện:

“Đường lối chính trị mà chúng tôi trù liệu, là hòa giải giữa những người Việt Nam, để tránh đổ máu vô ích. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt những sự thù địch trong bình tĩnh và tôi yêu cầu họ ở đâu hãy ở đó”.

“Tôi yêu cầu những người lính anh em của Chính phủ Cách mạng Lâm Thời ngưng những sự thù địch. Chúng tôi chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm Thời miền Nam Việt Nam, để cùng nhau thảo luận về lễ chuyển giao quyền hành trong trật tự, tránh mọi sự đổ máu vô ích cho nhân dân.”

Một người ngoại quốc khác, nhà báo Paul Dreyfus chia sẻ cảm nghĩ tương tự như Jean Lartéguy:

“Bằng việc gạt qua cá nhân mình, Minh đã chấp nhận trong con mắt của lịch sử, là một viên tướng đầu hàng không điều kiện, để tránh cho đất nước của ông những đớn đau không cần thiết”. (Et Saigon tomba.1975).

Vậy với chúng ta, chuyện gì đã diễn ra trong thời điểm từ 10h30 đến 12h15?

“… Ngồi ở góc bàn, Vũ Văn Mẫu gấp rút thảo lời kêu gọi ngừng bắn. Rồi Mẫu và Minh ngồi vào trong xe đi tới đài phát thanh. Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền lui vào một phòng nhỏ để cầu nguyện. Cả ba người biết rằng, lực lượng cộng sản đã sẵn sàng tàn phá Sài Gòn, nếu mọi sự kháng cự không chấm dứt ngay…Người bên kia sợ hãi cái thành phố này. Họ muốn Sài Gòn phải mang thương tích và quì gối đầu hàng.

Minh và Mẫu vừa mới quay trở về (từ Đài phát thanh Sài Gòn), thì nhìn thấy những chiếc xe thiết giáp ở bãi cỏ. Không phải là những xe tăng cộng sản mà họ chờ đợi, mà là ba xe tăng M-48 của quân đội Nam Việt Nam. Vài sĩ quan trẻ tuổi vừa từ trên tháp xe nhảy xuống. Họ từ chối đầu hàng. Họ muốn tiếp tục chiến đấu vì danh dự, vì họ từ chối chủ nghĩa cộng sản. Họ đâu thèm bận tâm đến việc họ có thể bị chôn vùi dưới những đống gạch vụn đổ nát của Sài Gòn?

Tướng Minh chỉ còn có vài phút để thuyết phục các sĩ quan này. Đại bác 130 và những giàn phóng hỏa tiễn 122 ly Bắc Việt đã đặt sẵn xung quanh thủ đô.”

Giờ phút chấp nhận bước vào Dinh Độc Lập, Tướng Minh đã hiểu, ông không còn một đường nào khác là chấp nhận đầu hàng, “một sự thật không vui thú gì”, như ông nói.

Có nên gọi đó là sự quả cảm ? Tướng Minh không những phải giáp mặt với sự trả thù của phe thắng, mà còn có thể bị xử bắn bởi chính những binh sĩ VNCH không muốn buông súng. Đó là sự thật.

“Dùng uy tín của người cựu chỉ huy, của vị tướng thật sự đã tạo dựng quân đội Nam Việt Nam, với giọng nói oai nghiêm của người cha răn dậy những đứa con ngỗ nghịch, Minh Lớn cảm phục lòng can đảm của các sĩ quan trẻ tuổi, giải thích cho họ biết rằng nếu đánh nữa, thì binh sĩ chỉ làm tăng thêm sự bất hạnh cho đất nước. Họ còn được bao nhiêu người? Chừng hai ngàn người tất cả, những thành phần còn lại của một lữ đoàn Dù và Thiết giáp. 

Đối mặt họ là 15 sư đoàn: hơn 100.000 người, các trung đoàn pháo, hỏa tiễn, pháo phòng không. Tất cả bọn họ đều sẵn sàng xung phong, chỉ mơ ước được nhào vào thành phố biểu tượng của chế độ thực dân và chế độ đế quốc. Để trừng phạt và tiêu diệt thành phố này, vì nó luôn luôn chối bỏ cộng sản. Tiếp tục chiến đấu là mắc mưu phía bên kia.

Các sĩ quan đã hiểu và họ trở về đơn vị để thuyết phục các thuộc cấp ngưng chiến đấu. Cũng có nhiều người sẽ đi về vùng đồng bằng để lập chiến khu. Những kẻ chiến thắng có thể tiến vào Sài Gòn được rồi.

Trung Quốc tung máy bay chiến đấu tối tân tuần tra Biển Đông và nỗi lo cho Việt Nam

Trung Quốc vẫn đang đe doạ ở Biển Đông

Trong lúc cả thế giới vẫn đang tập trung vào tình hình chiến sự tại Donbass, Ukraine, thì Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng cường sức mạnh và “khoe nanh múa vuốt” trên Biển Đông.

Bây giờ một con đường thoát hiểm có hấp dẫn đối với Putin chăng?

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai đã chống chế với những người đến thăm Điện Kremlin rằng các đối thủ của ông đang cố gắng “giành chiến thắng trên chiến trường” và “hủy diệt nước Nga từ bên trong”. Lần đầu tiên, ông giản dị là không bị hoang tưởng.

Quyết tâm của phương Tây đang trở nên cứng rắn trong cuộc chiến Ukraine. Trong nhiều tháng, chính quyền Biden đã cầu xin Putin tìm “lối thoát” khỏi cuộc đối đầu. Giờ đây, mục tiêu được tuyên bố công khai của Hoa Kỳ là giúp Ukraine đánh bại Nga và vô hiệu hóa cỗ máy chiến tranh của Putin để nó không còn đe dọa các nước láng giềng trong tương lai.

Cuộc chiến tranh ngầm giữa Nga với Mỹ

Cho tới nay, hai ông Vladimir Putin và Joe Biden vẫn có thể “giả bộ” như giữa Nga – Mỹ không hề có chiến tranh; nhưng sự thật không phải như vậy. Có thể nói trong hai tháng qua Tình báo Mỹ đã “tham chiến” dù không ai có mặt trên đất Ukraine.

Mỹ với Nga đang tham dự một cuộc chiến, nhưng cả hai bên đều không thừa nhận. Vladimir Putin và Joe Biden đều giả bộ như không có gì; vì quân đội hai nước chưa công khai bắn nhau.

Ông Vladimir Putin có nói rằng khi NATO gửi vũ khí giúp Ukraine tức là gây chiến với Nga. Ông dọa sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói bóng gió đến Đại chiến Thứ Ba, đến bom nguyên tử, nhưng ai cũng hiểu đó là những lời nói suông. Ông Putin vẫn bán dầu lửa và khí đốt nếu có nước nào hỏi mua. Ba Lan đã gửi cho Ukraine cả máy bay và thiết giáp do Nga cung cấp thời còn chế độ Cộng sản. Nga ngưng bán khí đốt, đe dọa, nhưng vẫn không dám đánh thẳng vào các địa điểm chuyển giao vũ khí các nước NATO cho Ukraine, nằm sát biên thùy Ba Lan.

Cuộc chiến Ukraine: Kyiv trúng tên lửa giữa lúc Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc thừa nhận thất bại

Kyiv đã bị tên lửa bắn trúng giữa lúc Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đang thăm thành phố và chỉ trích Hội đồng Bảo an, tổ chức của chính mình. 

Ông Antonio Guterres cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thất bại trong việc ngăn chặn và chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Đây là “nguồn gốc của sự thất vọng, chán ngán và tức giận to lớn” – ông cho biết.

“Tôi xin nói rõ: [Hội đồng Bảo an] đã thất bại trong việc làm mọi thứ trong khả năng của mình để ngăn chặn và chấm dứt cuộc chiến này.” – ông Guterres phát biểu. 

Bài hát Sơn Tùng M-TP vừa ra, bị phản đối, có thể phải gỡ

Hình ảnh trong MV “There’s no one at all” do Sơn Tùng M-TP, ca sĩ được giới trẻ Việt Nam mến mộ hàng đầu hiện nay, vừa phát hành tối 28/4 đã gặp phản đối vì nội dung bị cho là “không phù hợp”.

Trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Lưu Đình Phúc – cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông) – nói cục đã gửi yêu cầu cho Google ngăn chặn MV này.

Mạng xã hội Việt Nam: Vì sao Twitter không thịnh hành?

Tỷ phú công nghệ Elon Musk đã đạt được thỏa thuận mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, nhấn mạnh rằng mục tiêu của ông là thúc đẩy tự do ngôn luận và khai phá tiềm năng phi thường của mạng xã hội này. 

Liệu việc này có khiến người Việt Nam dùng Twitter nhiều hơn không? 

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, chuyên gia truyền thông Vũ Bá Thuấn, nhà sáng lập công ty truyền thông Magic Lamp, giảng viên chuyên ngành Marketing và Truyền thông ở nhiều trường Đại học và Cao Đẳng tại TP.HCM cho biết: “Hiện nay ở Việt Nam, Facebook là mạng xã hội có đông đảo người dùng nhất. Instagram cũng đang tăng trưởng rất nhanh.”

“Twitter thì ở Việt Nam ít người dùng. Còn Snapchat thì lại càng ít hơn.” – ông Thuấn nói.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?

Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?

Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Hợp bang Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những khoảnh khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng.

Trung Quốc tung máy bay chiến đấu tối tân tuần tra Biển Đông và nỗi lo cho Việt NamTrung Quốc tung máy bay chiến đấu tối tân tuần tra Biển Đông và nỗi lo cho Việt Nam

Trung Quốc vẫn đang đe doạ ở Biển Đông

Trong lúc cả thế giới vẫn đang tập trung vào tình hình chiến sự tại Donbass, Ukraine, thì Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng cường sức mạnh và “khoe nanh múa vuốt” trên Biển Đông.

Bây giờ một con đường thoát hiểm có hấp dẫn đối với Putin chăng?

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai đã chống chế với những người đến thăm Điện Kremlin rằng các đối thủ của ông đang cố gắng “giành chiến thắng trên chiến trường” và “hủy diệt nước Nga từ bên trong”. Lần đầu tiên, ông giản dị là không bị hoang tưởng.

Quyết tâm của phương Tây đang trở nên cứng rắn trong cuộc chiến Ukraine. Trong nhiều tháng, chính quyền Biden đã cầu xin Putin tìm “lối thoát” khỏi cuộc đối đầu. Giờ đây, mục tiêu được tuyên bố công khai của Hoa Kỳ là giúp Ukraine đánh bại Nga và vô hiệu hóa cỗ máy chiến tranh của Putin để nó không còn đe dọa các nước láng giềng trong tương lai.

Cuộc chiến tranh ngầm giữa Nga với Mỹ

Cho tới nay, hai ông Vladimir Putin và Joe Biden vẫn có thể “giả bộ” như giữa Nga – Mỹ không hề có chiến tranh; nhưng sự thật không phải như vậy. Có thể nói trong hai tháng qua Tình báo Mỹ đã “tham chiến” dù không ai có mặt trên đất Ukraine.

Mỹ với Nga đang tham dự một cuộc chiến, nhưng cả hai bên đều không thừa nhận. Vladimir Putin và Joe Biden đều giả bộ như không có gì; vì quân đội hai nước chưa công khai bắn nhau.

Ông Vladimir Putin có nói rằng khi NATO gửi vũ khí giúp Ukraine tức là gây chiến với Nga. Ông dọa sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói bóng gió đến Đại chiến Thứ Ba, đến bom nguyên tử, nhưng ai cũng hiểu đó là những lời nói suông. Ông Putin vẫn bán dầu lửa và khí đốt nếu có nước nào hỏi mua. Ba Lan đã gửi cho Ukraine cả máy bay và thiết giáp do Nga cung cấp thời còn chế độ Cộng sản. Nga ngưng bán khí đốt, đe dọa, nhưng vẫn không dám đánh thẳng vào các địa điểm chuyển giao vũ khí các nước NATO cho Ukraine, nằm sát biên thùy Ba Lan.

Phỏng vấn Oleksiy Arestovych, cố vấn quân sự của Tổng thống Ukraine

Vị cố vấn dự đoán tình hình sẽ bế tắc kéo dài.

Chúng ta luôn nhìn thấy vệ sĩ của ông trước tiên, nhưng đối với một người giữ vai trò trung tâm trong nỗ lực chiến tranh của Ukraine, thật ra Oleksiy Arestovych được bảo vệ ít đến mức đáng ngạc nhiên. “Người khác thấy sợ hãi,” ông nói, “nhưng tôi lại phấn khích trước cơ hội này. Điều đó thật tuyệt.” Hai tháng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, người đàn ông 46 tuổi này đã trở thành người nổi tiếng trong bất kỳ ngôi nhà Ukraine nào có TV. Các thông báo tình hình chiến sự hàng ngày có chút trào phúng của ông đã giúp xoa dịu một đất nước đang ở vào một trong những thời khắc đen tối nhất, và thậm chí còn tạo ra những tiếng cười. Vài người mô tả ông như một loại ‘thuốc chống trầm cảm’ quốc gia; số khác xem ông là một biểu tượng tình dục; trong khi những người thích phê bình gọi ông tay chơi ăn may, hay thậm chí là một kẻ mạo danh.

Hòa giải

Một lần tôi nghe KS Trần Bang (người mới bị công an bắt mấy tháng nay) cùng mấy bạn đến nhà chơi và hát bài Kinh Hòa Bình, trong đó có câu: “Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm”…

Nghe một lần mà lời ca thật ấn tượng, đầy xúc cảm, ghi nhớ trong tôi không thể nào quên. Tôi cứ nghĩ, làm sao để con người “đem yêu thương vào nơi oán thù”?… Được như thế mới có thể hoá giải hận thù, mới hoà hợp dân tộc trong yêu thương, tin cậy, sống cùng nhau trong an lành, hạnh phúc. Chuyện cá nhân thì có thể có nhiều ví dụ như vậy. Nhưng tìm đâu ra những cộng đồng, xã hội, dân tộc có thể “đem yêu thương vào nơi oán thù” để cảm hoá nhau, đem lại niềm tin yêu, thoát khỏi hận thù, cùng nhau hoà hợp xây dựng cuộc sống mới?

Phong bì bôi trơn việc mới trôi: Vấn nạn nhức nhối, nỗi sợ kinh niên

Khả năng đoán trước được kết quả công việc khi có phí bôi trơn tăng lên đáng kể. Song hệ quả của nó là việc chi trả chi phí không chính thức ngày càng có hệ thống và có tính chất giao dịch, khó ngăn chặn.
Vấn nạn nhức nhối
Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 27/4 cho thấy, chi phí không chính thức tiếp tục xu hướng giảm trong hầu hết các lĩnh vực thủ tục liên quan đến DN. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khá phổ biến trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước.
Cụ thể, theo kết quả điều tra, tỷ lệ DN phải trả chi phí không chính thức năm 2021 là 41,4%, giảm so với con số 44,9% của năm 2020. Đây cũng là mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua. Quy mô khoản chi phí không chính thức cũng đã giảm đáng kể, tỷ lệ DN dành hơn 10% doanh thu để chi trả loại chi phí này năm 2021 4,1%, thấp hơn đáng kể so với con số 9,1% của năm 2016.

Ai sẽ đảm bảo hạt nhân cho các quốc gia phi hạt nhân?

Trong suốt 22 năm cầm quyền, kể từ năm 2000, chưa lần nào thấy ông Putin khoe về sản phẩm công nghệ phục vụ dân sinh? Chỉ thấy ông khoe về tên lửa và vũ khí hạt nhân. Chỉ thấy ông đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân. 

1. “CẢM TỬ HẠT NHÂN”

Bị cấm vận ngặt nghèo trong nhiều chục năm, dù cho đất nước và người dân Bắc Triều Tiên rơi vào hoàn cảnh cô lập, thiếu thốn, đói nghèo, thì dòng họ nhà Kim – Kim Il sung (Kim Nhật Thành), Kim Jong il (Kim Chính Nhật), Kim Jong Un (Kim Chính Ân) cũng cố sống cố chết sở hữu bằng được vũ khí hạt nhân, chế tạo cho được tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Đình công tự phát tăng gần 1,5 lần

Ba tháng đầu năm 2022 ghi nhận 64 cuộc đình công của lao động, tăng 40% so với cùng kỳ, chủ yếu liên quan đến tiền lương, phụ cấp.

Chia sẻ tại hội thảo tiền lương và vấn đề ổn định thị trường lao động chiều 26/4, ông Lê Đình Quảng, Phó ban Chính sách pháp luật, Tổng liên đoàn Lao động, cho biết cơ quan này thống kê tổng cộng 591 cuộc đình công tự phát, ngừng việc tập thể từ năm 2018 đến nay. Các cuộc đình công có xu hướng giảm qua từng năm song lại tăng đột biến trong quý I/2022. Đình công trong ngành dệt may chiếm tới 40%, da giày 15%, điện tử 10%, chế biến gỗ 7% và các ngành khác 28%.

Hết cát – Thử thách sống còn cho đồng bằng sông Cửu Long

Khi nhu cầu về cát ở ĐBSCL càng lớn, dự báo lên tới hàng trăm triệu mét khối/năm thì việc quản lý, khai thác cát bền vững, hạn chế tác động môi trường, ảnh hưởng đến người dân là bài toán vô cùng nan giải.

Nam Hàn bắt hai người bị cáo buộc chuyển bí mật quân sự cho Bắc Hàn

Cảnh sát Nam Hàn vừa bắt giữ hai người bị tình nghi làm rò rỉ bí mật quân sự cho một người được cho là điệp viên Bắc Hàn.

Giám đốc điều hành của một sàn giao dịch tiền điện tử và một sĩ quan quân đội đã tiết lộ chi tiết đăng nhập của Bộ chỉ huy quân sự chung của Nam Hàn, cảnh sát nói.

Mỹ ‘muốn Nga suy yếu vì xâm lược Ukraine’: Chiến lược của Joe Biden?

Mục tiêu tuyên bố của Nga là đánh chiếm và kiểm soát khu vực phía đông của Ukraine là Donbas

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin rằng Washington muốn thấy Nga suy yếu về mặt quân sự và không thể phục hồi nhanh chóng, liệu có đánh dấu sự thay đổi trong mục tiêu lâu dài của Washington? 

Tại một cuộc họp báo ở Ba Lan ngày 25/4 sau chuyến thăm bất ngờ đến Kyiv, Lloyd Austin được hỏi liệu bây giờ các mục tiêu của Hoa Kỳ có khác với những mục tiêu đã đặt ra ngay sau cuộc xâm lược của Nga ngày 24/2 hay không. 

Lloyd Austin trả lời: “Chúng tôi muốn thấy Ukraine vẫn là một quốc gia có chủ quyền, một quốc gia dân chủ có thể bảo vệ lãnh thổ có chủ quyền của mình.”

“Chúng tôi muốn thấy Nga suy yếu đến mức không thể lặp lại những điều mà họ đã làm khi xâm lược Ukraine.”

Putin cảnh cáo bất kỳ sự can thiệp nước ngoài nào vào Ukraine

Vladimir Putin nói rằng Nga có “tất cả các công cụ” để đáp trả

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo, bất kỳ quốc gia nào cố gắng can thiệp vào cuộc chiến tranh Ukraine sẽ bị Nga đáp trả “nhanh như sấm chớp”.

Putin nói: “Chúng ta có tất cả các công cụ [để đáp trả] mà không ai có thể khoe mẽ và chúng ta sẽ sử dụng nếu cần thiết”, tuyên bố được xem có sự ám chỉ đến tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó các đồng minh của Ukraine đang đẩy nhanh tốc độ viện trợ vũ khí, Mỹ đã cam kết đảm bảo Ukraine đánh bại Nga.

Chiến tranh Ukraine: Tổng thống Biden muốn hỗ trợ Ukraine 33 tỷ USD

“Nga là kẻ xâm lược… chúng ta phải và sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm,” Tổng thống Biden nói hôm thứ Năm 28/4

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden yêu cầu Quốc hội thông qua 33 tỷ USD để hỗ trợ Ukraine “trong 5 tháng tới”.

Ông Biden cho biết việc các nhà lập pháp Mỹ thông qua gói viện trợ này là “cực kỳ quan trọng”.

Gói này bao gồm hơn 20 tỷ USD viện trợ quân sự, 8,5 tỷ USD viện trợ kinh tế và 3 tỷ USD viện trợ nhân đạo.

Ông nói Mỹ không thể “khoanh tay đứng nhìn” cuộc xâm lược – nhưng khẳng định rằng đất nước của ông không “tấn công” Nga.

Thế chiến lược của Ấn Độ trong bàn cờ chính trị thế giới.

Hôm 23/04/2022, bộ trưởng bộ Tài chính Ấn Độ nói rằng, Ấn Độ vừa muốn xây dựng tình hữu nghị với các nước Âu-Mỹ, vừa cần một đối tác mạnh như Nga.  

Trong chiến tranh Nga-Ukraine 2022, Ấn Độ kêu gọi hai bên đàm phán hoà bình. Thủ tướng Modi đã nói chuyện với tổng thống Ukraina Zelenksy.

Quan hệ với Nga

Ấn Độ duy trì tình thần với Nga vì Ấn Độ thiếu dầu và phải mua dầu của Nga. Nga bán dầu cho Ấn Độ với giá giảm đến 20%.  

Ấn Độ là nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, 80 % phải nhập khẩu. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã  tăng mua 40 triệu thùng dầu của Nga kể từ ngày 24/02 (trong khi, vào năm 2021, họ tổng mua chỉ có 16 triệu thùng).

Nga và Ấn Độ từng là đồng minh với nhau trong thời chiến tranh lạnh. Vào những năm 1970, Ấn Độ có hơi hướng ngả về Liên Xô, khi Mỹ bắt đầu hỗ trợ quân sự và tài chính cho Pakistan, nước cựu thù của Ấn Độ.

Chính quyền New Delhi từ chối cấm vận nền kinh tế Nga, cũng như im lặng về việc loại Nga khỏi Hội Đồng Nhân quyền.

Cho đến nay, 50 % vũ khí của Ấn Độ nhập từ Nga. Năm 2018, Ấn Độ mua của Nga 01 hệ thống tên lửa phòng không trị giá 5 tỷ đô la.

Thủ tướng Modi gọi Vladimir Putin là “người bạn thân đáng mến”. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã gặp thủ tướng Ấn Độ ở New Delhi:  Chúng tôi hoan nghênh Ấn Độ không nhìn cuộc chiến Ukraina “một cách phiến diện”

Quan hệ với phương Tây.

Thời chính quyền George W.Bush, Mỹ chi rất nhiều tiền của cho một thoả thuận hạt nhân với New Delhi. Ngoại trưởng Mỹ Blinken còn khen  rằng quan hệ Mỹ-Ấn đã phát triển trong nhiều thập kỷ vào thời điểm mà Hoa Kỳ không thể là đối tác của Ấn Độ”.

Gần đây, 11/04/2022, trong cuộc gọi trực tuyến, , tổng thống Mỹ Joe Biden tán dương thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rằng: Quan hệ hợp tác song phương và những giá trị chung của hai nước.”

Việc tiếp quản Twitter của Elon Musk tiết lộ cánh tả đang hoàn toàn mất trí

Ben Shapiro hỏi liệu chủ sở hữu mới của công ty có thể khôi phục ‘lòng tin đối với mạng xã hội’ hay không

Tuần này, trong một trong những động thái kinh doanh gây sốc nhất trong ký ức gần đây, Twitter đã tự đảo ngược và quyết định bán mình cho Elon Musk, người đã trả khoảng 44 tỷ USD cho đặc quyền này.

Động thái đó được thực hiện, ít nhất một phần, vì lý do ý thức hệ; Musk đã cực kỳ chỉ trích việc quản lý luồng thông tin của Twitter lâu nay.

Ngay lập tức sau khi tin tức về vụ mua đứt được loan tải, Musk đã tweet, Tự do ngôn luận là nền tảng của một nền dân chủ đích thực, và Twitter là quảng trường đô thị kỹ thuật số, nơi mà các vấn đề quan trọng đối với tương lai của nhân loại được tranh luận. Tôi cũng muốn làm cho Twitter trở nên tốt hơn bao giờ hết, bằng cách nâng cấp sản phẩm với các tính năng mới, biến các thuật toán thành mã nguồn mở để tăng độ tin cậy, đánh bại chương trình thư rác và xác thực danh tính”.

Tự do ngôn luận có thể mua được bằng tiền?

(VNTB) – Xem ra tự do ngôn luận dù có thể được mua bằng tiền, nhưng duy trì quyền tự do ngôn luận thì chuyện chi tiền nhiều và thiệt nhiều, dường chừng vẫn chưa đủ…

Elon Musk muốn biến Twitter thành mạng xã hội có sự tự do ngôn luận…

Có nhận xét, việc trước đó Twitter tước quyền tự do của ông Trump, đã khiến Elon Musk dùng tiền, khôi phục lại.

Vậy là tiền có thể mua tự do, mua nền tảng vận hành nó, do đó, có thể vì tiền, mà nền tảng của tự do, cũng có thể được bán đi. Có nghĩa hôm nay 44 tỷ, đã giải phóng Trump, nhưng 64 tỷ, có thể khiến Trump bị nhốt trở lại?

Câu hỏi tầm phào đó, không thể xúc phạm Elon Musk vừa mua một món hàng đặc thù của dân chủ, là quyền tự do ngôn luận, nhưng chỉ để tự trả lời, tự mỉa mai, tự do, từ nay, không còn là quyền thiêng liêng vô điều kiện của mỗi cá nhân, mà là quyền của một vài cá nhân có nhiều tiền.

Bình đẳng nhân tạo, là câu chuyện gượng gạo, giã trá của tiến bộ. Mặc dù sau khi đầu tư 44 tỷ đô, Elon Musk còn khuyến mại thêm câu, đại loại: “Hy vọng những lời chỉ trích tôi tệ hại vẫn tồn tại trên Twitter, bởi nó là ý nghĩa của tự do ngôn luận”.

Trong vòng 10 năm qua, các cuộc đối đầu trong chủ đề tự do ngôn luận không ngừng nổ ra giữa những lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu. Giờ đây, Elon Musk sẽ phải đối mặt với thực tế rằng quan điểm và hành động cho phép tự do ngôn luận có sự khác biệt rất lớn.

Thỏa thuận mua lại Twitter của Elon Musk đã đưa vị tỷ phú này trở thành trung tâm của các cuộc tranh luận về tự do ngôn luận trên toàn cầu. Hiện tại, CEO Tesla chưa nói cụ thể về kế hoạch của mình sau khi trở thành chủ sở hữu của Twitter.

Đình công tự phát tăng gần 1,5 lần

Chia sẻ tại hội thảo tiền lương và vấn đề ổn định thị trường lao động chiều 26/4, ông Lê Đình Quảng, Phó ban Chính sách pháp luật, Tổng liên đoàn Lao động, cho biết cơ quan này thống kê tổng cộng 591 cuộc đình công tự phát, ngừng việc tập thể từ năm 2018 đến nay. Các cuộc đình công có xu hướng giảm qua từng năm song lại tăng đột biến trong quý I/2022. Đình công trong ngành dệt may chiếm tới 40%, da giày 15%, điện tử 10%, chế biến gỗ 7% và các ngành khác 28%.

Hết cát – Thử thách sống còn cho đồng bằng sông Cửu Long

Khi nhu cầu về cát ở ĐBSCL càng lớn, dự báo lên tới hàng trăm triệu mét khối/năm thì việc quản lý, khai thác cát bền vững, hạn chế tác động môi trường, ảnh hưởng đến người dân là bài toán vô cùng nan giải.

Ứng viên về nhì trong cuộc bầu cử TT Pháp: Marine Le Pen là ai?

Ngày 24 tháng 4 người dân Pháp đã chọn người lãnh đạo tối cao. Kết quả đúng như những cuộc thăm dò là ông Emmanuel Macron lãnh đạo đảng La République En Marche đã thắng cử với 58,54% phiếu bầu và Marine Le Pen đại diện đảng Rassemblement National đã về nhì với 41,46% số phiếu. Đây là những con số chính thức được Bộ Nội vụ đưa ra ngày 25/4/2022. Không như Marine tuyên bố khi vừa có kết quả sơ khởi khi thấy hơn con số 41% một chút đã vội vã nói ngay mình được 43%!

Thủ tướng Nhật công du châu Á và châu Âu

Thủ tướng Nhật Fumio Kishida sẽ công du ba quốc gia ở Đông Nam Á và hai nước ở Châu Âu để hội đàm nhằm tái khẳng định hợp tác với các nước trong bối cảnh Nga tham chiến ở Ukraine, chính phủ Nhật Bản cho biết hôm thứ Năm.

Trong chuyến công du kéo dài 8 ngày kể từ thứ Sáu, ông Kishida dự kiến sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Ý và Anh về cách ứng phó với cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine cũng như tăng cường hợp tác để tiến tới một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở” trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục mở rộng hàng hải trong khu vực, theo hãng tin Kyodo. 

“Chúng tôi sẽ xác nhận hợp tác trong việc ứng phó với các vấn đề khu vực và toàn cầu, bao gồm các tình hình ở Ukraine, Biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông), Triều Tiên và Myanmar,” Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết.

Tại Indonesia, điểm dừng chân đầu tiên của ông Kishida và là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay vào tháng 11, Thủ tướng Kishida dự kiến sẽ gặp Tổng thống Joko Widodo.

Tại Việt Nam, ông Kishida dự kiến có cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trước khi sang Thái Lan, nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm nay, nơi ông dự kiến gặp Thủ tướng Prayut Chan- o-cha.

Tổng thống Putin có triệu chứng Parkinson? Ý kiến chuyên gia y tế

Một đoạn video hồi tháng Hai nhưng chỉ vừa xuất hiện, cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin có vẻ run run, đã khiến nảy sinh đồn thổi mới về sức khỏe của Tổng thống Nga.

Đoạn phim quay ông Putin chào đón nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko vào giữa tháng Hai, vài ngày trước khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng video chỉ mới xuất hiện trên mạng.

Trong video, có vẻ tay ông Putin run run, rồi ông kéo tay vào gần ngực, lại còn có vẻ chân run, loạng choạng.

Trong đoạn clip dài 8 giây, người ta thấy cánh tay phải của Putin run rẩy, chân của ông như bị cứng lại khi ông tiến đến ôm lấy Lukashenko. 

30/4: Đài Trung Quốc nói ‘1.400 bộ đội Trung Quốc hy sinh ở Việt Nam’

Trong tám năm viện trợ Việt Nam chống Mỹ từ năm 1965 đến 1973, hơn 4.000 cán bộ và chiến sĩ bị thương và 1.400 chiến sĩ Trung Quốc đã hy sinh trên đất Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Đài phát thanh China Radio International, ban tiếng Việt, cho biết con số này trong bài báo ngày 28/4/2022.

Đây là bài thứ hai nói về các cán bộ Trung Quốc từng sang giúp đỡ miền Bắc Việt Nam chống Mỹ.

Theo bài này, chỉ tính riêng từ năm 1970 đến năm 1972, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam hơn 300 xe tăng, còn cung cấp thiết bị đồng bộ đường ống dẫn dầu dài 3.000 km, 80.000 áo chống đạn

Hàn Quốc nói Bắc Hàn bắn hai tên lửa đạn đạo từ sân bay Bình Nhưỡng

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un gần đây tuyên bố sẽ xây dựng một lực lượng quân sự “bất bại”

Quân đội Hàn Quốc đưa tin, Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ một sân bay ở thủ đô Bình Nhưỡng vào hôm thứ Hai. Đây là vụ thử thứ tư trong tháng này, theo Reuters.

Chính phủ Nhật Bản cũng ghi nhận về vụ phóng trên, với việc Chánh văn phòng Nội các – ông Hirokazu Matsuno lên án chúng là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh của khu vực.

Trong vòng chưa đầy hai tuần, Bắc Hàn với vũ khí hạt nhân đã tiến hành ba vụ thử tên lửa khác, tần suất phóng bất thường. Hai trong số đó liên quan đến “tên lửa siêu thanh” đơn lẻ có khả năng đạt tốc độ cao và có khả năng cơ động sau khi phóng. Còn khi vụ cuối cùng vào hôm thứ Sáu liên quan đến một cặp tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) được bắn từ các toa tàu.

Kim Jong-un quyết đẩy nhanh chương trình vũ khí hạt nhân Bắc Hàn

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nói ông sẽ phát triển năng lực hạt nhân của nước mình với “mức độ nhanh nhất”

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã có bài phát biểu mang tính thách thức tại cuộc duyệt binh tối thứ Hai, theo đó ông mạnh mẽ tuyên bố sẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân của nước mình.

Lễ duyệt binh kỷ niệm ngày thành lập lực lượng vũ trang Bắc Hàn cũng phô diễn các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vốn đã bị cấm.

Hồi tháng Ba, Bắc Hàn đã thử nghiệm tên lửa ICBM lớn nhất từng được biết đến của nước này, lần đầu tiên kể từ 2017.

Vụ thử khiến cộng đồng quốc tế lên án rộng khắp.

Hoa Kỳ cũng áp một số biện pháp trừng phạt đối với nước này sau vụ thử. Các tên lửa ICBM, được thiết kế để vận chuyển vũ khí hạt nhân, nới rộng phạm vi tấn công của Bắc Hàn đến tận phần đất của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cho đến nay, ông Kim vẫn không hề nao núng trước sự lên án của quốc tế.

Cuộc duyệt binh cũng phô diễn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, cùng các tên lửa siêu thanh.

Nam Hàn bắt hai người bị cáo buộc chuyển bí mật quân sự cho Bắc Hàn

Một sĩ quan quân đội đang tại ngũ của Nam Hàn đã được tuyển mộ tham gia chiến dịch gián điệp của Bắc Hàn

Cảnh sát Nam Hàn vừa bắt giữ hai người bị tình nghi làm rò rỉ bí mật quân sự cho một người được cho là điệp viên Bắc Hàn.

Giám đốc điều hành của một sàn giao dịch tiền điện tử và một sĩ quan quân đội đã tiết lộ chi tiết đăng nhập của Bộ chỉ huy quân sự chung của Nam Hàn, cảnh sát nói.

Họ bị cáo buộc đã cung cấp thông tin để đổi lấy một số tiền lớn.

Quan hệ Bắc Hàn – Nam Hàn vốn vẫn căng thẳng kể từ thời hai bên có chiến tranh, 1950-1953, cho tới nay.

“Đây là trường hợp đầu tiên một sĩ quan tại ngũ và một dân thường theo lệnh của điệp viên Bắc Hàn đã cấu kết và làm gián điệp, theo dõi các bí mật quân sự mà bị phát hiện,” cảnh sát nói.

Cáo buộc được đưa ra, theo đó nói một chiếc đồng hồ camera và một thiết bị USB đã được dùng để trao cho điệp viên Bắc Hàn quyền tiếp cận dữ liệu trong thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba.

Hai người đã bị bắt hồi đầu tháng này. Hiện chưa rõ tung tích và danh tính của người được cho là điệp viên Bắc Hàn.

30/04: So sánh VNCH với Afghanistan và Ukraine ngày nay

Từ chiến tranh Ukraine, ta thử xét lại nguyên nhân sụp đổ của hai chính phủ thân Mỹ ở Sài Gòn (30/04/1975) và Kabul (30/08/2021). 

Trong một cuộc chiến tranh, ở đâu cũng vậy, nếu một bên không nỗ lực hy sinh để bảo vệ đất nước. Dân và quân không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chắc chắn bên đó sẽ thua trong cuộc chiến. 

Một chuyên gia quân sự Tây phương, lúc bàn luận chiến sự Ukraine trên TV vài tuần trước có nói câu đại khái như sau: “người ta không sợ một đoàn quân sư tử do con cừu chỉ huy mà người ta chỉ sợ một đàn cừu do con sư tử lãnh đạo”. 

Ta có thể hiểu rằng chuyên gia này nói người Ukraine là một “đàn cừu” được con sư tử Volodymyr Zelensky chỉ huy. 

Trên chiến trường thực tế cho thấy tinh thần chiến đấu của Ukraine. Ví dụ, đoàn quân xa Nga dài 64 kmbị chặn ở cửa ngõ thủ đô Kyiv là do sự phá hoại của 30 chuyên gia về tin học của Ukraine. Đội chiến binh trẻ này điều khiển những chiếc drone mang vật nổ để đánh vào các điểm yếu khiến đoàn quân xa Nga bị bất động trong nhiều tuần.

Chụp lại video, 

Giải đáp các câu hỏi về chủ đề Phần Lan và Thụy Điển có ý định gia nhập Nato

Nhìn lại hai đạo quân thân Mỹ ở Kabul và Sài gòn. Các chiến binh của hai đạo quân này có nỗ lực chiến đấu hết mình để bảo vệ đất nước của họ hay không? Hai đạo quân này do cừu hay do sư tử chỉ huy? 

Chiến tranh VN, với Hiệp định Paris 27/01/1973, Mỹ thỏa thuận với Hà Nội để được “kết thúc chiến tranh” và đem lại “hòa bình trong danh dự” cho Hoa Kỳ, trong vòng 60 ngày quân Mỹ phải rút khỏi VN. 

Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi VN ngày 29/03/1973, sau đó chiến tranh VN trở thành cuộc “nội chiến”. 

Tương tự quân Afghanistan, Mỹ cũng để lại cho VNCH nhiều vũ khí tối tân cùng quân trang quân dụng. 

Sử gia quân sự, TS. Vũ Cao Phan mổ sẻ và phân tích sự kiện Tết Mậu Thân 68 sau nửa thế kỷ.

Trong thời gian hơn hai năm nội chiến, quân đội VNCH một mình phải đối phó trước một đạo quân thiện chiến, gồm quân đội Bắc VN và Mặt Trận Giải phóng Miền Nam mà đại cường Mỹ đứng đầu thế giới (cùng với đồng minh) đánh không lại. Nên biết người Mỹ đổ 50 vạn quân, trang bị vũ khí tối tân, được hỏa lực không quân, thiết giáp, pháo binh yễm trợ… Với chiến phí lên đến cả ngàn tỷ USD. Trong suốt 8 năm ở VN quân Mỹ đã không đánh bại đạo quân cộng sản. 

Quân VNCH còn chống phải chống trả trong hoàn cảnh thế giới gặp khó khăn và phương tiện quốc nội eo hẹp. Năm 1973 Trung Đông rơi vào khủng hoảng dầu hỏa. Giá dầu thế giới tăng vọt đến 10 lần. Quân xa, phi cơ, tàu bè, chiến xa… của Mỹ để lại đa số không sử dụng được. Do thiếu xăng dầu, hoặc do hư hỏng mà thiếu phụ tùng thay thế. Hoạt động của không quân, hải quân gần như tê liệt. Các đơn vị thiết giáp, pháo binh… cũng hạn chế chiến đấu vì thiếu đạn dược và nhiên liệu. 

Quân Mỹ bỏ cuộc nhưng quân đội VNCH tiếp tục cuộc chiến tranh do chính người Mỹ đã gây ra (và để lại). Nhiều đơn vị VNCH chiến đấu cho tới khi súng hết đạn. Một số tướng và đại tá VNCH tự sát. Quân VNCH tháo lui, và thất bại, vì những mệnh lệnh bất cập (như di tản chiến thuật Tây nguyên) đến từ Dinh Độc lập. Cuối cùng, cũng TT Dương Văn Minh đọc lệnh yêu cầu quân lính buông súng đầu hàng. Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng Tư năm 1975. 

 Vấn đề còn tranh cãi dai dẳng mãi đây Elon Musk: Từ người tự kỷ, bỏ học tiến sĩ, thành tỉ phú giàu nhất thế giới

Elon Musk chuẩn bị thâu tóm Twitter, nền tảng truyền thông xã hội nhỏ nhưng có ảnh hưởng vì được chính trị gia, nhà báo sử dụng. 

Musk tham gia trang Twitter vào năm 2009 và, với tên @elonmusk, đã trở thành một trong những tài khoản phổ biến nhất, với hơn 85 triệu người theo dõi tính đến năm 2022.

Nhân sự kiện đang thu hút dư luận, chúng ta hãy nhìn lại hồ sơ về vị tỉ phú giàu nhất thế giới.

Elon Musk sinh ngày 28 tháng 6 năm 1971 tại Pretoria, Nam Phi.

Là doanh nhân người Mỹ gốc Nam Phi, ông đồng sáng lập công ty thanh toán điện tử PayPal và thành lập SpaceX, tập đoàn tư nhân làm tàu vũ trụ. 

Ông cũng là một trong những nhà đầu tư quan trọng đầu tiên, đồng thời là giám đốc điều hành của công ty sản xuất ô tô điện Tesla.

Musk sớm bộc lộ năng khiếu kinh doanh, đi từng nhà với anh trai bán trứng Phục sinh chocolate, và viết trò chơi máy tính đầu tiên vào năm 12 tuổi.

Ông đã mô tả tuổi thơ của mình thật khó khăn, bởi cuộc ly hôn của cha mẹ, bị bắt nạt ở trường và mắc hội chứng Asperger là một dạng của bệnh tự kỷ.

Sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt, Ba Lan và Bulgaria có lựa chọn nào khác?

Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Gazprom cung cấp đến gần 50% trong tổng số nhu cầu khí đốt hằng năm của Ba Lan

U23 Việt Nam: Thế khó của HLV Park Hang-seo

Môn bóng đá nam tại SEA Games 31 chỉ còn hơn một tuần nữa sẽ khởi tranh nhưng đội U23 Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là chất lượng nhân sự trong bối cảnh thành tích tại giải đấu này có tác động lớn đến tương lai HLV Park.

Áp lực thành tích lên HLV Park tại chiến dịch SEA Games sắp tới là vô cùng lớn khi U23 Việt Nam được thi đấu trên sân nhà, còn ông Park lại vừa trải qua hành trình vòng loại World Cup bộc lộ nhiều hạn chế cũng như để mất điểm đáng kể trong mắt dư luận.

Thậm chí, thành bại tại SEA Games 31 còn có thể quyết định đến tương lai của HLV người Hàn Quốc, nếu U23 Việt Nam thi đấu tốt cũng như đạt được thành tích cao, đó có thể xem là bước đệm hoàn hảo cho một chu kỳ mới của ông cùng bóng đá Việt Nam, ngược lại, nếu không thành công, khả năng ông Park chia tay các đội tuyển Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng vào cuối năm nay là khá cao.

 Anh ‘muốn Nga rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine’

Bà Truss nói tại Mansion House, ở London, rằng “số phận của Ukraine đang ở giai đoạn sống còn” và rằng phương Tây “không thể tự mãn”.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss, vào tối 27/4, tuyên bố lực lượng Nga phải bị đẩy ra khỏi “toàn bộ lãnh thổ Ukraine”.

Trong một bài phát biểu quan trọng ở London, bà Truss nói rằng chiến thắng cho Ukraine hiện là một “mệnh lệnh chiến lược” đối với phương Tây.

Đây được xem là tuyên bố rõ ràng nhất về mục tiêu chiến tranh của Anh. Trước đó, Anh quốc chỉ giới hạn ở việc tuyên bố rằng cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Putin “phải thất bại”.

Bà Truss nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến xa hơn và nhanh hơn để đẩy Nga ra khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine”.

Có phải học sinh Việt Nam ‘ghét môn lịch sử’?

Kiểu viết sử ở Việt Nam hiện nay vẫn theo kiểu biên niên sử, xoay quanh các sự kiện của chế độ, thể chế, mang tính ca tụng (Ảnh minh họa)

Ý kiến nói cách viết và dạy sử ở Việt Nam bị chi phối nặng bởi chính trị, chiến tranh, chiến thắng nên khó hấp dẫn người học.

Cách viết và dạy sử ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn bị chi phối nặng bởi chính trị đã làm mất đi tính hấp dẫn với học sinh. 

Chưa kể, lịch sử thay vì rút ra những bài học để hàn gắn người Việt thì lại tiếp tục gây rẽ.

 Putin cảnh cáo bất kỳ sự can thiệp nước ngoài nào vào Ukraine

Vladimir Putin nói rằng Nga có “tất cả các công cụ” để đáp trả

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo, bất kỳ quốc gia nào cố gắng can thiệp vào cuộc chiến tranh Ukraine sẽ bị Nga đáp trả “nhanh như sấm chớp”.

Putin nói: “Chúng ta có tất cả các công cụ [để đáp trả] mà không ai có thể khoe mẽ và chúng ta sẽ sử dụng nếu cần thiết”, tuyên bố được xem có sự ám chỉ đến tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó các đồng minh của Ukraine đang đẩy nhanh tốc độ viện trợ vũ khí, Mỹ đã cam kết đảm bảo Ukraine đánh bại Nga.

 Liên minh Châu Âu (EU) đã gọi việc Gazprom cắt nguồn cung cấp khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/04 là một hình thức “tống tiền” của Nga.

Ủy ban Châu Âu (EC) đã cáo buộc Nga “tống tiền” sau khi Moscow cắt xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan và Bulgaria.

Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Gazprom cung cấp đến gần 50% trong tổng số nhu cầu khí đốt hằng năm của Ba Lan. Thủ tướng Ba Lan nói ngày 27/04 rằng hy vọng sẽ không phải dùng đến các biện pháp dự phòng, có thể ảnh hưởng đến các hộ gia đình.

Ba Lan đang xây dựng một đường ống dẫn dầu mới nối với khu vực khai thác khí đốt tự nhiên của Na Uy, dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm nay, và đang đẩy nhanh tốc độ cung cấp từ quốc gia láng giềng Lithuania.

Cơ hội cho Macron định hình tương lai châu Âu

Tổng thống Pháp đang ở vị trí tốt hơn bao giờ hết để thúc đẩy tham vọng EU của mình, nhưng những vụ tranh cãi nên được dừng lại.

Emmanuel Macron hiện là chính trị gia quyền lực nhất châu Âu. Tổng thống Pháp đã tái đắc cử nhiệm kỳ mới. Trong vòng 5 năm tới, ông sẽ sử dụng vị trí của mình để cố gắng biến đổi không chỉ nước Pháp – mà toàn châu Âu.

Nếu Macron thực sự thành công, nhiệm kỳ thứ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ông sẽ chứng kiến EU nổi lên như một nhân tố địa chính trị lớn, ngang hàng với Trung Quốc và Mỹ. Mục tiêu tạo ra một siêu cường châu Âu có vẻ xa vời, thậm chí là viển vông. Nhưng thời thế đang thuận lợi, trao cho Macron cơ hội tốt nhất từ trước đến nay để thúc đẩy tầm nhìn này.

 Những điều ít biết về Lawrence Wong, Thủ tướng tương lai của Singapore

Vậy là cuối cùng cũng có một cái tên. Sau nhiều tháng suy đoán và xem ‘bói trà’ chính trị, vào hôm thứ Năm (14/04), người dân Singapore đã được thông báo rằng Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) đã sẵn sàng kế nhiệm Lý Hiển Long làm thủ tướng tiếp theo của đất nước.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Lý cho biết nhóm Thế hệ Thứ tư (4G) gồm các nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã ủng hộ ông Wong, 49 tuổi, và Nội các hiện tại – toàn bộ 83 người thuộc Đảng Hành động Nhân dân (PAP) – cũng ủng hộ quyết định này.

 Chính sách quốc phòng “Bốn không” của Việt Nam đang được thử nghiệm

Sau cuộc xâm lược Ukraine của Putin vào tháng Hai, đã có tranh cãi liên tục về phản ứng của chính phủ Việt Nam, vốn đã kiềm chế việc gọi cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin là “cuộc xâm lược”, không tuân theo nghị quyết của Liên hợp quốc lên án cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine, trong đó đưa ra một lời kêu gọi chính thức về sự kiềm chế từ tất cả các bên liên quan, và gần đây nước này còn bỏ phiếu chống việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền.

Tuy nhiên, những người quen thuộc với chính sách đối ngoại của Việt Nam có thể không ngạc nhiên trước cái gọi là phản ứng nước đôi của Hà Nội đối với cuộc khủng hoảng Ukraine. Áp dụng một quan điểm thận trọng đối với các cuộc khủng hoảng quốc tế để không mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa là một đặc điểm điển hình trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

 Việc mua Twitter của Elon Musk rất tốt cho tự do ngôn luận, và là một ‘cơn ác mộng’ cho cánh tả

 “Một cơn ác mộng mới hào hoa.” Những lời đó từ cựu Bộ trưởng Lao động Robert Reich để mô tả mối đe dọa được tạo ra bởi nỗ lực khôi phục các giá trị tự do ngôn luận của Elon Musk bằng cách mua Twitter.

Tuy nhiên, bất chấp những cảnh báo rằng kiểm duyệt là cần thiết để nền dân chủ được tồn tại, cả vị tỷ phú CEO của tập đoàn Tesla cũng như những công dân bình thường đều không tỏ ra sợ hãi về quyền tự do ngôn luận. Twitter xác nhận hôm thứ Hai rằng Musk sẽ mua lại công ty trong một thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD. Sau khi thỏa thuận hoàn tất, Twitter sẽ trở thành một công ty thuộc sở hữu của một tư nhân

 “Dân được mở miệng” thì tự khắc giúp Đảng giám sát đảng viên

Kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên không đủ năng lực, uy tín là một trong những nội dung Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng tập trung trong Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát tới năm 2030 vừa ban hành.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận 34 của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030.

Văn bản này ký phát hành ngày 18-4-2022 nhưng phải đến chiều 25-4-2022 thì báo chí mới chính thức đưa tin.

 Số Báo Cuối Cùng

Với thời gian, trí nhớ của tôi mỗi lúc một thêm bạc bẽo. Tháng 11 năm 1989, Bức Tường Ô Nhục Bá Linh sụp đổ. Qua năm sau, tạp chí Reader’s Digest (dường như là số tháng 5) có đăng một mẩu chuyện ngăn ngắn – liên quan đến biến cố này – mà tôi chỉ còn nhớ được loáng thoáng như sau:

Giữa đám đông đang hăm hở và hớn hở lũ lượt vượt rào đi từ Đông qua Tây là một ông già, dáng lầm lũi và đơn độc. Ông không dừng chân ở bất cứ quán bar nào, dù tất cả đều mở rộng cửa –  và cung cấp rượu bia miễn phí – để chào đón những kẻ vừa đặt chân đến phần đất tự do. 

Và trong khi mọi người đều náo nức xếp hàng chờ được lãnh tiền (gọi là “tiền chào mừng”, khá hậu hĩnh) do chính phủ Cộng Hoà Liên Bang Đức cấp phát thì ông già lặng lẽ tìm đến thư viện để gửi trả một cuốn sách mượn từ tháng Tám năm 1961, cùng với lời trần tình: Tôi chỉ định giữ tác phẩm này vài ngày thôi nhưng không ngờ bị kẹt ở bên kia bức tường tới hai mươi tám năm trời! Để trễ hạn lâu quá, tôi rất lấy làm tiếc và xin được thứ lỗi.

Câu xin lỗi vừa ghi khiến tôi lại nhớ (và cũng chỉ nhớ mang máng thôi) đến lời than thở của học giả Nguyễn Hiến Lê, trong một tác phẩm nào đó của ông: Thưở nhiễu nhương và loạn lạc  thì ngay đến sách báo cũng phải chịu cảnh phong trần, lưu lạc!

 Hồi tưởng về cưỡng chế Văn Giang

Điểm lại những cuộc chiến giữ đất ở Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm… không có cuộc chiến nào lại không có máu, nước mắt, và tù đày. Còn hàng trăm hàng ngàn cuộc cướp đất trên khắp đất nước này mà không ai biết đến nữa.

10 năm trước, vào lúc mờ sáng ngày 24/4/2012, hàng nghìn cảnh sát cơ động đã tiến hành cuộc cưỡng chế đất tại Văn Giang, làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. 

Đêm 23/4/2012, rất nhiều người ở cả Hà Nội và Văn Giang đều không ngủ. Có tin cuộc cưỡng chế sẽ tiến hành vào ban đêm. Vậy nên mọi người quan tâm đều thao thức, lo âu. Một số bà con đốt lửa ngoài đồng, thức đêm chờ “…” tới. 

Phát giác 42 tấn chất thải nguy hại từ ‘công ty người nhà’ của bà Hồ Thị Kim Thoa

ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV)Liên quan vụ “bắt quả tang xí nghiệp của công ty cổ phần Bóng Đèn Điện Quang xả chất thải trái phép ra môi trường”, Cảnh sát Môi trường Đồng Nai đã khai quật, phát giác hơn 42 tấn chất thải nguy hại tại xí nghiệp này, theo báo VnExpress.

Hôm 24 Tháng Tư, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đồng Nai cho hay sau hai ngày khai quật đã phát giác hơn 42 tấn chất thải nguy hại gồm hơn 27 tấn miểng thủy tinh nhiễm chất thải ở ngoài sân và gần 15 tấn nước thải tại hầm bêtông trong xí nghiệp Đèn Ống thuộc công ty cổ phần Bóng Đèn Điện Quang, ở khu công nghiệp Biên Hòa 1, thành phố Biên Hòa. 

 Macron, Le Pen, Putin và vị trí đảng CSVN trong quang phổ chính trị (political spectrum)

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp ngày 24 tháng 4 vừa qua kết thúc, đem lại chiến thắng cho TT Emmanuel Macron với khoảng 58% số phiếu vòng 2 và Marine Le Pen với khoảng 42%. 

Ông Macron được giới bình luận chính trị nhận xét là có khuynh hướng trung hòa, chủ trương:

1. Củng cố cho khối NATO, 

2. Giúp cho Ukraine chống lại LB Nga, 

3. Một nước Pháp đa văn hóa và đa chủng tộc và 

4. Giữ Pháp như một thành phần cấu trúc lãnh đạo cho Liên hiệp Âu Châu. 

Bà Le Pen được giới bình luận chính trị nhận xét là có khuynh hướng cực hữu, chủ trương: 

1. Pháp rút ra khỏi NATO, 

2. Đến gần với LB Nga và hòa giải với LB này, 

3. Giới hạn hoặc chấm dứt di dân vào Pháp và 

4. Giảm thiểu vai trò của Pháp trong Liên hiệp Âu Châu. Ông Macron tố cáo bà muốn rút nước Pháp ra khỏi Liên hiệp này và bà đã chối bỏ cáo buộc đó trong cuộc tranh luận tiền bầu cử. 

Trên bình diện chính trị học, nếu chúng ta định vị chủ trương của các chế độ chính trị khác nhau trên thế giới, trong phạm vi một quang phổ chính trị (political spectrum) thì chúng ta sẽ hình dung các điểm mốc chính như sau: 

 Chiến tranh Ukraine: Nga ngừng cung cấp khí đốt tới Ba Lan và Bulgaria

Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Gazprom đã thông báo với Ba Lan và Bulgaria rằng họ sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt đến hai nước này từ hôm nay 27/04.

Công ty khí đốt nhà nước PGNiG của Ba Lan cho biết họ đã được thông báo rằng tất cả hoạt động vận chuyển khí đốt sẽ bị tạm dừng bắt đầu từ 8:00 ngày 27/04 theo giờ Trung Âu (tức 13:00 cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Bộ Năng lượng Bulgaria cũng cho biết họ đã được thông báo rằng việc giao khí đốt sẽ bị ngưng từ 27/04. 

Việc này diễn ra sau khi Nga tuyên bố các nước các “không thân thiện” phải bắt đầu trả tiền mua khí đốt bằng đồng rouble nếu không sẽ cắt nguồn cung

 Myanmar: Cựu lãnh đạo Suu Kyi bị kết án 5 năm tù giam vì tội tham nhũng

Hôm nay 27/04, một tòa án ở Myanmar đã kết tội tham nhũng đối với cựu lãnh đạo Aung Sun Suu Kyi, đây là mức tuyên án mới nhất trong một loạt các vụ xét xử bí mật của chính quyền quân sự vốn đã bị chỉ trích kịch liệt.

Các phiên điều trần kín đã diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw, truyền thông và công chúng không được tiếp cận, và các luật sư của bà Suu Kyi bị cấm phát biểu trước báo giới.

Tòa án của chính quyền quân sự Myanmar đã kết tội bà Aung Sun Suu Kyi nhận khoản hối lộ trị giá 600.000 USD dưới hình thức tiền mặt và thỏi vàng từ cựu lãnh đạo Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.

 Việt Nam: Dạy và học lịch sử – vì đâu nên nỗi?

Vài tuần nay, môn Sử lại dậy sóng trên các diễn đàn, cả báo chính thống lẫn mạng xã hội Việt Nam. Nhưng cũng như từ chục năm trước đã có rất nhiều ý kiến, bài viết phân tích, đề xuất, kiến nghị đổi mới môn học này.

Ngành Giáo dục ghi nhận nhưng việc thay đổi cứ lực bất tòng tâm, rối ren và lòng vòng như kiến bò miệng chén. Lần này, dư luận dậy sóng xoay quanh nội dung “Sử là môn tự chọn hay bắt buộc” trong kỳ thi THPT của Bộ Giáo dục Đào tạo.

Điểm qua mấy số liệu buồn

Theo Dân Trí (27/7/3021) “Kỳ thi THPT 2021, môn Sử vẫn dẫn đầu, chiếm tỉ trọng 42,15% số lượng điểm liệt của tất cả các môn (540/1.281 bài 1 – 0 điểm). Số liệu này khả quan hơn những năm trước. 

30 tháng Tư nên trở thành Ngày Đoàn kết Quốc gia

Khách sạn Continental cổ xưa nhất Việt Nam nằm trên đường Đồng Khởi, xây dựng 1878 theo lối kiến trúc giống như Toà Thị Chính Paris. Sau 1975 vẫn còn giữ nguyên tên cũ.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày mở ra bước ngoặt của lịch sử Việt Nam hiện đại. Có người gọi 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, có người gọi đó là ngày thống nhất đất nước. Nhưng đến nay vẫn chưa có tên gọi nào để hầu hết người Việt gọi chung, hàn gắn chia cắt để cùng nhau đi tới.

Đất nước thống nhất, lòng người còn chia cắt

Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, Việt Nam đã thống nhất về mặt lãnh thổ, nhưng lòng người chưa thống nhất. Thống nhất đất nước là công lao của toàn dân, thống nhất lòng người cũng là công việc chung mà xã hội cần hướng tới.

Phần Lan và Thụy Điển ‘có thể xin gia nhập Nato vào tháng Năm’

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (phải) gặp nhà lãnh đạo Thụy Điển Magdalena Andersson ở Stockholm để thảo luận về Nato vào đầu tháng này

Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Pekka Haavisto nói sẽ “hữu ích” cho Thụy Điển và Phần Lan nếu khởi động hồ sơ xin làm thành viên Nato.

Nhưng ông nói rằng vẫn chưa có ngày cụ thể.

Các bình luận của ông được đưa ra khi phương tiện truyền thông Bắc Âu đưa tin Phần Lan và Thụy Điển sẵn sàng tuyên bố cùng nộp đơn gia nhập Nato vào tháng Năm.

Tờ Iltalehti của Phần Lan cho biết lãnh đạo hai nước có thể gặp nhau trong tuần 16/5 để thông báo về kế hoạch gia nhập.

Bắt hàng loạt đại gia bất động sản có giúp thị trường tài chính VN thăng hạng?  

Các “đại gia” chứng khoán vừa bị bắt, gồm ông Đỗ Anh Dũng, Đỗ Thành Nhân, Đỗ Đức Nam và Trịnh Văn Quyết (từ trái qua)

 Mạng báo Finance Magnates hôm 21/4 đưa tin về việc Việt Nam bắt giam, khởi tố các đại gia trong ngành chứng khoán, bất động sản. Tờ này đồng thời đưa ra nhận định rằng hành động trên của Chính phủ Việt Nam là nhằm nâng cao vị trí của thị trường chứng khoán nước này trong mắt quốc tế. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế – luật trong ghi nhận sau đây nhận định khác, khi cho rằng các vụ bắt bớ trên đều có sự chống lưng, dính líu đến các quan chức Nhà nước cấp cao.

Nâng hạng thị trường tài chính Việt Nam? 

Có thể điểm lại hàng loạt nhân vật nổi bật trong ngành bất động sản và tài chính tại Việt Nam bị bắt gần đây như ông Đỗ Thành Nhân – Chủ tịch Louis Holdings, và Đỗ Đức Nam – Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt bị bắt vào ngày 20/4, với cáo buộc “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch tập đoàn FLC và ông Đỗ Anh Dũng – cựu Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đã bị bắt tạm giam và bị khởi tố. Việc bắt hai ông Quyết và Anh Dũng được nhiều người quan sát tình hình xã hội, chính trị và kinh tế Việt Nam cho rằng, đó là động thái “mạnh tay” mà chính quyền  Việt Nam thực hiện nhằm xử lý sai phạm liên quan đến cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.

Truyền thông Nhà nước cùng lúc lên tiếng cho rằng các cuộc trấn áp trên, theo lệnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhằm cải thiện hình ảnh Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Việt Nam có thể được nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier market) lên thị trường mới nổi hạng hai (secondary emerging market), đó là lý do tại sao Thủ tướng Chính phủ ra lệnh trừng phạt, theo tờ Finance Magnates nhận định.

Tuy vậy, với góc nhìn của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nếu Việt Nam muốn làm trong sạch, nâng hạng thị trường chứng khoán, thì Chính phủ VN không chỉ thực hiện các vụ bắt giữ, mà cần phải thay đổi các chính sách để thị trường tài chính của Việt Nam thông thoáng và được tín nhiệm.

Phép thử cho chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam

Cuộc chiến tại Ukraine đặt Hà Nội vào thế khó trong quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Tranh cãi đã dấy lên liên quan đến phản ứng của Việt Nam sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2. Hà Nội chọn cách không gọi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông Putin tại Ukraine là “xâm lược”, bỏ phiếu trắng trong nghị quyết đầu tiên của Liên Hợp Quốc hôm 2/3 nhằm lên án Moscow tấn công quân sự Kiev, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và tiếp tục bỏ phiếu chống đối với nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 7/4.

Dù vậy, giới quan sát hay các chuyên gia đã có thời gian dài nghiên cứu chính sách đối ngoại Việt Nam có thể không ngạc nhiên trước phản ứng “nước đôi” của Hà Nội trong vấn đề Ukraine. Việc theo đuổi một lập trường thận trọng, tránh mắc sai lầm trước các cuộc khủng hoảng quốc tế là đặc điểm điển hình trong chính sách đối ngoại Việt Nam. Lần này, Hà Nội tỏ ra dè dặt khi bày tỏ quan điểm về cuộc tiến công của Nga ở Ukraine, cố gắng tạo thế cân bằng trong quan hệ giữa Nga và Mỹ. Đối với Việt Nam, Moscow là “đối tác chiến lược toàn diện”, trong khi Washington là đối tác an ninh ngày càng quan trọng ở khu vực. Trong bối cảnh Ukraine dần có xu hướng liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ, Việt Nam muốn tránh bị cuốn vào vòng xoáy của chính trị cường quyền, thông qua việc không ủng hộ Moscow hay Kiev. Vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hà Nội từng là nạn nhân của các yếu tố địa chính trị và đã phải trả giá đắt khi chọn phe trong tam giác Washington – Moscow – Bắc Kinh.

Gửi vũ khí tấn công cho Ukraine

Chính sách viện trợ quân sự của NATO phải thay đổi. Muốn tiếp tục chiến đấu, quân Ukraine phải được trang bị đầy đủ hơn. Phải gửi cho họ các loại vũ khí dùng để tấn công chứ không chỉ để tự vệ. 

Lúc đó các tướng lãnh Nga sẽ phải lựa chọn: Họ có muốn chính mình và gia đình mình hy sinh trong một cuộc đại chiến thế giới, chỉ vì tham vọng của một lãnh tụ điên rồ hay không? 

Từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu, các nước NATO nhấn mạnh họ chỉ tặng cho chính phủ Vlodymyr Zelensky các “vũ khí phòng ngự.” Những máy bay tự khiển (drones), mũ và áo giáp, súng cao xạ, tên lửa nhẹ 20 ký đeo trên vai để đánh máy bay hoặc xe thiết giáp, đã giúp quân đội và dân Ukraine đẩy lui đoàn quân xâm lược. Các loại tên lửa trên chỉ dùng khi quân địch đến gần, chứ không thể tấn công các mục tiêu xa. 

30/4. Tại sao, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi tại VN?

30 tháng Tư. Đã đến lúc đặt câu hỏi nhức nhối: tại sao, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi tại Việt Nam? Tại sao thế giới đã biến đổi không ngừng, với một vận tốc chóng mặt, nhưng VN vẫn ù lì dẫm chân một chỗ, vẫn còn là một trong những nước hiếm hoi bám chặt, như đười ươi giữ ống, một chủ nghĩa đã bị nhân loại chối bỏ?

 Hình thức đảm bảo an ninh nào cho Phần Lan và Thụy Điển lúc chờ gia nhập Nato?

Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg từng tuyên bố rằng liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu có thể đưa ra hình thức đảm bảo an ninh cho các quốc gia ứng viên trong khoảng thời gian từ lúc gia nhập đến lúc được phê chuẩn chính thức.

Tuy nhiên ông Jens Stoltenberg không nói rõ sự đảm bảo an ninh này là gì. Brussels có thể quyết định một hình thức đảm bảo an ninh nào đó, và các hình thức quân sự khác tập trung ở Đông Âu cũng có vai trò nhất định.

Hơn nữa vì là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) nên Phần Lan và Thụy Điển về mặt lý thuyết cũng được bảo vệ theo một điều khoản đã ký trong Hiệp ước Lisbon của EU.

Về các diễn biến mới nhất, theo Reuters ngày thứ Hai 25/04, báo Iltalehti của Phần Lan đăng thông tin hai quốc gia Bắc Âu này có thể cùng lúc công bố vào tháng 5 tới đây về ý muốn gia nhập Nato.

Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto đã từ chối bình luận về thông tin này nhưng lặp lại quan điểm là ông hi vọng hai quốc gia này có lựa chọn giống nhau, theo Reuters.

Tờ Aftonbladet của Thụy Điển cũng trích các nguồn thạo tin cho hay hai nước sẽ công bố vào tuần lễ trong tháng 5, cùng lúc với nhau.

Tờ Aftonbladet cũng trích các nguồn nói rằng Mỹ và Anh Quốc đã hứa với Thụy Điển về việc tăng cường sự hiện diện quân sự và hậu thuẫn “chính trị mạnh mẽ” trong tiến trình đệ đơn gia nhập Nato

 Hội đồng quản trị của Twitter đồng ‎ý với thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD từ tỷ phú Elon Musk. 

Ông Musk, người đưa ra thỏa thuận gây sốc cách đây chưa đầy 2 tuần, nói rằng Twitter có “tiềm năng khổng lồ” mà ông sẽ khai phá.

T‎ỷ phú công nghệ cũng kêu gọi thực hiện một loạt thay đổi từ việc nới lỏng các hạn chế về nội dung cho tới xóa bỏ các tài khoản giả mạo.

Ban đầu, Twitter từ chối mức giá của ông Musk, nhưng giờ đây yêu cầu các cổ đông bỏ phiếu để thông qua thỏa thuận.

Theo tạp chí Forbes, Elon Musk là người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ròng ước tính 273,6 tỷ USD, chủ yếu nhờ cổ phần trong hãng sản xuất xe điện Tesla do ông lãnh đạo. Ông cũng điều hành công ty vũ trụ SpaceX.

Không có gì phải ầm ĩ! 

(VNTB) – Không được phí phạm những gì Chúa đã ban tặng, nhất là khi trên thế giới vẫn còn hàng triệu người đang thiếu cái ăn. Phung phí là có lỗi với cha mẹ, với Thiên Chúa.

Vừa qua dư luận khá xôn xao việc thầy Lê Trung Đàm, Hiệu phó một trường cấp 3 ở cà Mau, bắt học sinh ăn thức ăn lấy từ thùng rác.

Nhiều ý kiến phản đối việc làm này của vị Hiệu phó trên, cho rằng như thế là: “Phản giáo dục, ngược đãi, làm nhục người khác …”. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến ủng hộ ông. Thiết nghĩ, những ý kiến này đáng cho chúng ta suy ngẫm:

Hãy coi người Thầy như một ông Bố dạy con tính tiết kiệm, quý trọng đồng tiền . Đừng quá đặt nặng vấn đề . Nếu các em là con tôi , tôi sẵn sàng thông cảm và hiểu cho hành động này của Thầy giáo ( Tú ).

Cho ngày 30-4: Chuyện bây giờ mới kể

Thời gian là cỗ máy mài vô tình và tàn nhẫn đối với ký ức cá nhân.Trong biển thông tin hỗn loạn và nhiều kênh hôm nay, ký ức lại càng gặp nhiều thách thức thường trực và dữ dội. Một cách cổ sơ và thủ công cưỡng chống lại sự bào mòn vô tình và tàn nhẫn ấy là tìm dịp nhắc lại, thường xuyên nhắc lại.

Trong dịp tháng 4 này, là người còn lại của đội hình đông đảo những người lính làm văn nghệ đồng hành cùng các Binh, Sư đoàn ào ạt lao về phương Nam mùa Xuân 1975, giờ nhìn lại, một số rất nhiều những con người tài hoa dạo ấy đã thành người thiên cổ.

 Sau tết Ất Mão,Văn nghệ Quân đội được mật lệnh cử các nhà văn xuống các đơn vị, chuẩn bị cho tình hình mới. Từ nhiều năm, mỗi nhà văn đã có những đơn vị thân quen như gia đình, họ từng đi về trong nhiều chiến dịch lớn: Hồ Phương & Hữu Mai, Nguyên Ngọc & Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Xuân Thiều, Thu Bồn và Phạm Ngọc Cảnh, Nam Hà và Xuân Sách, Mai Ngữ, Hải Hồ, Ngô Văn Phú, Văn Thảo Nguyên, Vương Trí Nhàn, Lê Thành Nghị… Cầm trịch ở nhà chỉ còn Chủ nhiệm Vũ Cao và Phó là nhà văn Từ Bích Hoàng. Nhà thơ Thanh Tịnh những ngày này trầm lặng trong tâm trạng khá nặng nề.

Tiểu thuyết mới về những cô gái mà Mao Trạch Đông từng quan hệ

Dưới đây là bài bình luận về cuốn sách sắp xuất bản Forbidden City (Tử Cấm Thành) của Vanessa Hua, Ballantine Books.

Giống như hộp đựng trong hộp, và câu đố trong câu đố” – đây là cách nữ nhà văn người Mỹ gốc Hoa mô tả bản đồ Bắc Kinh cũ. Nằm ở trung tâm của các ô vuông đan xen vào nhau là Tử Cấm Thành, nơi hoàng đế cai trị và sinh sống, các sảnh hành lễ được xây dọc theo “long mạch” chạy từ bắc xuống nam, đi xuyên qua trung tâm thành phố.

Bác MR và đồng bọn của y có y như Bác Mao hay không?

Thị trường chứng khoán chao đảo vì lo ngại thủ đô Bắc Kinh sẽ bị phong tỏa

Thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt xuống giá sau sự sụt giảm mạnh ở thị trường châu Á do lo ngại các biện pháp hạn chế Covid ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và nền kinh tế toàn cầu.

Chính quyền Bắc Kinh đã triển khai xét nghiệm hàng loạt ở một khu vực của thành phố sau khi xuất hiện một đợt bùng phát nhỏ về số ca lây nhiễm.

Tuy nhiên, có những lo ngại rằng thành phố thủ đô có thể theo chân Thượng Hải bằng việc thực hiện phong tỏa để ngặn chặn sự lây lan.

Chỉ số cổ phiếu FTSE 100 của London giảm 2,2% và thị trường chứng khoán ở Đức và Pháp cũng giảm sau khi chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm hơn 5% trước đó.

Hà Nội bán 600 biệt thự cổ: ‘Bảo tồn kiến trúc cổ khó lòng chỉ thuộc về nhà nước’

Hà Nội ngày 19/4 tuyên bố dừng bán 600 căn biệt thự được xây trước năm 1954 “để rà soát”. 

Bình luận về vụ việc, một chuyên gia kiến trúc gốc Việt từ Pháp cảnh báo nguy cơ các khu phố Pháp ở Hà Nội sẽ chỉ còn là hoài niệm ‘nếu các toà biệt thự bị phá bỏ, xây kiến trúc mới thay thế”.

Số biệt thự này đều nằm ở vị trí đẹp như ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ, mang kiến trúc Pháp hoặc kết hợp phương Tây và Á Đông. Theo chính quyền Hà Nội thì số biệt thự này thuộc sở hữu nhà nước và đã bán được khoảng 80%, hiện còn 20% và thành phố tiếp tục bán nốt phần còn lại. 

Trước đó, dự án bán 600 biệt thự xây trước năm 1954 của Hà Nội đã vấp phải những phản ứng trái chiều từ dư luận. 

Pháp: Tổng thống Emmanuel Macron đã thắng trong cuộc bầu cử khác thường và nhiều căng thẳng

Viễn cảnh nước Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và ngày Quốc Khánh 14/7 năm nay, nữ Tổng thống đầu tiên của nền đệ ngũ Cộng hòa đứng trên lễ đài ở Quảng trường Concorde, vai kề vai với nguyên thủ Nga Vladimir Putin, chứng kiến lễ duyệt binh của các đơn vị hải, lục, không quân Pháp đã tan thành mây khói.

Thất bại của thủ lĩnh Đảng Tập hợp Dân tộc (RN) nhuốm đầy cay đắng, vì cho đến tận trưa ngày 24/4/2022, Marine Le Pen vẫn còn được thưởng thức chất men ngây ngất trên ngai vàng nước Pháp.

Tin vui đến với bà từ các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, nơi tiến hành bỏ phiếu sớm trước một ngày, vào thứ bảy 23/4/2022. Không sót nơi nào, Marine Le Pen không giành chiến thắng :

  • Ở Guyane, bà Le Pen về đầu với 60,87 % phiếu bầu.

  • Con số đó ở Martinique thậm chí lên đến 69,60%.

  • 60,70 % cử tri Guadeloupe dồn phiếu cho Marine Le Pen.

  • Ở La Réunion, Marine Le Pen cũng về nhất với tổng số 59,57%.

Tổng thống Macron mất trắng, thậm chí thua đậm trên toàn vùng lãnh thổ hải ngoại.

Cuộc tấn công tên lửa vào Odesa: ‘Tên lửa của Nga đã tàn phá cuộc đời tôi’

Valeria, bế bé Kira, cho biết cô đã đạt được “một mức độ hạnh phúc mới” kể từ khi con gái chào đời

Yuriy Glodan chỉ mới rời căn hộ và gia đình anh để đi mua đồ dự trữ khi nghe tin về vụ nổ.

Khi trở lại, khu nhà anh đang bốc cháy. 

Tại lối vào, Yuriy hét lên với cảnh sát để cho anh được vào trong. Khi vào đến căn hộ của mình, anh thấy thi thể của vợ và mẹ của cô, bị tàn sát bởi tên lửa của Nga đã xé toạc các tầng trên của khu nhà.

Khi trở lại căn hộ vào Chủ nhật, lần đầu tiên anh nhìn thấy thi thể của đứa con gái ba tháng tuổi Kira của mình.

Ba mươi tháng Tư, sử mệnh, và con người Bắc Nam

Cách đây đúng 47 năm, (2022-1975), tuần nầy, Quân đội Nhân dân miền Bắc mở đầu các mũi tiến công vào Sài Gòn, chấm dứt cuộc chiến Bắc Nam đã kéo dài hơn 10 năm. Đất nước thống nhất. Nhân dân hai miền thở dài mừng lo khi máu xương nay đã hết đổ.

Định mệnh Lịch sử 

Chúng ta hãy nhìn lại cuộc chiến Quốc Cộng 10 năm đó để suy gẫm ít nhiều về bản sắc nhân văn và con người của hai phía. Hình như ai cũng thấy rằng, miền Nam, phía Quốc gia, trước sau cũng phải thua. Khi so sánh về bản sắc và tính chất nhân văn của hai miền Nam Bắc, giữa Quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và Quân đội Nhân dân (QĐND), thì mặc dầu hai phía trong chiến tranh đều là quân nhân người Việt Nam, nhưng bên QĐND được trang bị nhiều ưu thế, từ tinh thần chiến đấu đến vũ khí, chiến thuật, lãnh đạo, chính trị và thời thế. Số phận VNCH hình như đã được an bày – không phải như là một mục tiêu chính sách – nhưng là của một định mệnh lịch sử. 

Bỏ qua những yếu tố chính trị, lãnh đạo, hay quân sự thì phía miền Bắc có cả một chiều dài lịch sử sau lưng họ. Đó là ý chí độc lập, thống nhất đất nước. Miền Bắc phải hoàn tất thiết yếu tính cho một bản sắc sử mệnh mà thời đại đã giao cho họ. 

Còn phía miền Nam thì bị lịch sử bỏ rơi. Nó tiếp nối một gia sản chính trị và tâm lý từ vai trò lệ thuộc ngoại bang. Họ thụ động chiến đấu – mà không hề mang một ý chí hay ý thức về sứ mệnh chiến tranh cho mình. Người dân miền Nam, và cả quân đội VNCH, đã giao hoán lòng yêu nước cho đối phương và vì thế đánh mất luôn linh hồn ái quốc. Chiến tranh đối với phe Quốc gia chỉ là một chuyện cực chẳng đã, một phản ứng tự vệ – họ thụ động tin vào vai trò và tính toán của người Mỹ cho chiến cuộc. Nhưng, chính vì điểm hời hợt và thụ động đó, miền Nam đã vô tình mang một bản sắc chính nghĩa vượt làn ranh Quốc Cộng. Vì sao? 

Trái với miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN vốn tập trung hoàn toàn năng lực tập thể cho mục tiêu chiến tranh, VNCH, trái lại, từ chính quyền cho đến quần chúng, là hiện thân của một ý chí tự do và nhân bản trên cơ sở cá nhân. Dù trong thời chiến, nhưng văn chương, âm nhạc, thi ca của miền Nam vẫn chỉ nói về tình yêu, về con người và số phận – chứ gần như không hề đề cập đến mối hiểm nguy độc tài áp bức mà họ đang phải đối đầu. Dù bộ máy tâm lý chiến VNCH có cố gắng nhắc nhở về hiểm họa cộng sản, dân miền Nam vẫn không thèm nghe – vì họ coi chuyện đó là một thể loại tuyên truyền hạ đẳng. Dân miền Nam, qua tâm chất ôn hòa và thông thoáng, biểu lộ tinh thần tự do qua tâm lý chán ngấy và nghi ngờ chiến tranh. Và đó là điểm yếu sinh tử cho họ khi phải đối đầu với một đối phương như là Đảng CSVN. Trong khi dân miền Nam chỉ có mục tiêu là hòa bình, thì miền Bắc là chiến thắng. 

Văn hóa Nam Bắc: Tâm hồn Hy Lạp đối với khí chất Do Thái 

Hiệp định Geneve 1954, chia cắt Việt Nam thành hai phía Nam Bắc rõ rệt trên bình diện chính trị. Nhưng chính trị ở đây là sự thể hiện và kết thành từ một định mệnh văn hóa. Nó phát xuất từ tâm chất và bản sắc tâm lý của dân hai miền, vốn rất khác biệt nhau. 

Dân trông chờ Chủ tịch Quốc hội

Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, đã nói một ý làm toàn dân phấn khởi, rằng Quốc hội phải đặc biệt quan tâm đến những việc mà nhân dân đang rất cần, đó là những viêc “cấp thiết”. Nhưng ngoài tính “cấp thiết” thì công việc còn một tính chất cơ bản nữa là mức độ “quan trọng”.

Dựa vào tính cấp thiết và quan trọng, người ta chia công việc thành bốn loại:

Loại một – Vừa quan trọng vừa cấp thiết.

Thao túng chứng khoán: Xử phạt dân sự hay hình sự?

TTO – Hành vi thao túng thị trường chứng khoán (TTCK), cũng như mọi hành vi phạm pháp khác, có nhiều mức độ và đòi hỏi các biện pháp chế tài đủ sức răn đe để bảo vệ niềm tin – yếu tố then chốt của thị trường này.

Trong một hội nghị gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn nhất quán chủ trương “không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế”, đồng thời luôn hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp làm giàu chính đáng.

Theo TS Lê Đạt Chí – giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, đã là thị trường, việc nhóm này được lợi, nhóm kia bị thiệt là điều khó tránh, và thị trường tự có cách điều chỉnh. Trên thị trường chứng khoán, thua lỗ cũng là bài học cần thiết để nhà đầu tư trưởng thành hơn.

Không hình sự hóa là cách tốt để không phá vỡ quy luật thị trường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, việc Chính phủ quyết liệt điều tra, xử phạt nghiêm minh là điều cần thiết để răn đe. Việc ổn định thị trường trái phiếu và cổ phiếu để duy trì kênh huy động vốn trong nước là cần thiết lúc này.

Bài học từ chiến tranh Nga – Ukraine: Tham vọng lãnh thổ và kẻ xâm lược

1. Dã tâm xâm chiếm lãnh thổ

Cuối cùng thì lãnh đạo LB Nga không còn úp mở về dã tâm. Tướng Nga đã tuyên bố công khai, rằng mục tiêu giai đoạn 2 là chiếm toàn bộ Donbass gồm Luhansk (26.683 km²) và Donetsk (26.517 km²) cùng miền Nam Ukraine, tạo thành một dải liền gồm Donbass, Nam Ukraine, Crimea (27.000 km²) và thông với vùng Pridnestrovie (4.163 km²) của Moldova. Pridnestrovie (Transnistria) là lãnh thổ của Moldavia, nơi quân đội Nga chiếm đóng từ năm 1992, tự thành lập nước cộng hoà, và tự tuyên bố ly khai khỏi Moldova.

Đánh giá về nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân thời nay

Một ngày tuần trước, tôi thức giấc vào buổi sáng và đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ, tôi thấy mặt trời đang tỏa sáng. Khu phố nơi tôi ở, tại Thành phố New York, vẫn yên bình, không có gì xáo trộn. 

“Ổn rồi,” tôi tự nhủ, “chúng ta đã qua được cả một đêm mà không xảy ra chiến tranh hạt nhân.” 

Tôi làm việc cho Viện nghiên cứu Rủi ro Thảm họa Toàn cầu, một trung tâm tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ. Nhiệm vụ nơi đây của tôi là nghiên cứu và suy đoán về những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nhân loại có thể xảy đến trong tương lai. 

Cuộc tập trận suýt dẫn tới Thế Chiến III

 Emmanuel Macron đánh bại Marine Le Pen và hứa làm ‘tổng thống của mọi người Pháp’

Năm nay 44 tuổi, ông Emmanuel Macron là tổng thống Pháp đầu tiên từ 20 năm qua tái đắc cử để lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm.

Emmanuel thắng cử nhưng phải gián tiếp thừa nhận nước Pháp vẫn đang chia rẽ sâu sắc

Trong diễn văn ngay sau khi kết thúc bầu cử vào tối Chủ Nhật 24/04/2022, ông thừa nhận “người Pháp đã tín nhiệm ông sau năm năm đầy khó khăn”.

Ông cam kết sẽ “là tổng thống của tất cả mọi người”, hàm ý ông hiểu được sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội.

Điều trớ trêu là đấy cũng chính là khẩu hiệu của bà Le Pen “Vì mọi người Pháp”, lúc tranh cử.

 Điều phương Tây lo sợ nhất về kho vũ khí hạt nhân của Putin

Mặc dù tung toàn bộ sức mạnh của Nga chống lại Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin vẫn không khiến cho đất nước này sụp đổ. Quân đội của ông ta đã hết nhiên liệu, thiếu nguồn cung cấp, và một số binh sĩ thậm chí đã rời chiến trường chứ không phải giết người anh em Slav của họ. Thay vì chia rẽ NATO và chiếm Kyiv, Putin đã thống nhất thế giới đằng sau một người anh hùng không ai ngờ đến của Ukraine, vị tổng thống xuất thân là danh hài Volodymyr Zelensky.

Không thể thay đổi động lực trên chiến trường hoặc chấp nhận thất bại, ông ta có khả năng đang cân nhắc lựa chọn con át chủ bài hạt nhân của mình.

 « Moi qui ai grandi dans une dictature, je n’ai pas ce luxe de m’abstenir de voter » ‘Tôi lớn lên ở chế độ độc tài, cho nên tôi chẳng có cái xa xỉ là được đi bầu (Quốc hội)’

Dans une tribune à « l’Obs », Thuân, romancière vietnamienne, naturalisée française en 2000, se souvient de la première fois qu’elle a voté, en 2002. Et de sa première manifestation, contre le Front national. Au Vietnam, il n’y a pas d’élections et les manifestations y sont interdites. Dimanche 24 avril, elle votera Emmanuel Macron, car elle n’a « pas le luxe » de faire autrement.

Nhà văn Thuận ở Pháp: Tôi không thể ‘sang chảnh’ để mà không đi bầu

Lời người dịch: Chủ Nhật, ngày 24/2/2022, cử tri Pháp sẽ bầu chọn tổng thống vòng cuối, chọn lựa giữa hai ứng viên Emmanuel Macron và Marine Le Pen. Bà Le Pen có khuynh hướng cực hữu, chống di dân. Nhiều cử tri Pháp cũng ghét Macron và nói họ sẽ không đi bầu, và điều đó tạo thêm cơ hội cho bà Le Pen.

Chuyện tương tự xảy ra ở Mỹ vào năm 2016, tạo điều kiện cho Trump thắng cử. Bài sau đây của bà Thuận, một nhà văn Pháp gốc Việt, phản đối hành động không đi bầu đó.

 Nhân Ngày Hải quân, “tên lửa bí ẩn nhất Trung Quốc” ra mắt?

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hồng Kông mới đây cho biết, nhân Ngày Hải quân Trung Quốc 23/04, Trung Quốc lần đầu công bố tên lửa siêu thanh “Ưng Kích-21”. Theo báo chí quốc tế, đây được mệnh danh là “một trong những tên lửa bí ẩn và nguy hiểm nhất” của Trung Quốc.

Điều khiến đa số người hâm mộ quân đội Trung Quốc phấn khích không chỉ là thông báo chính thức về “Tàu sân bay thứ ba”, mà còn là tên lửa bí ẩn được phóng bởi tàu khu trục tên lửa Type 055 10.000 tấn (hay còn được NATO gọi là “Renhai-class cruiser” – Tuần dương hạm lớp Renhai). Nhiều người đồn đoán rằng tên lửa bí ẩn đó chính là tên lửa đạn đạo chống hạm siêu thanh “Ưng Kích-21” do Trung Quốc nghiên cứu và phát triển.

Tờ EurAsian Times của Ấn Độ ngày 21 cho biết một trong những vũ khí nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) là tên lửa đạn đạo chống hạm “Ưng Kích-21”, vốn vẫn nằm trong vòng bí ẩn cho tới nay. Nhưng mới đây, Hải quân PLA đã công bố đoạn video đầu tiên quay cảnh một tàu khu trục Type 055 phóng tên lửa đạn đạo chống hạm siêu thanh theo một cách hiếm thấy.

 Sự tự tin của Tập vào hàng không mẫu hạm Trung Quốc bị lung lay

Chiếc Liêu Ninh quý giá của Trung Quốc được sản xuất ở Ukraine thời Liên Xô, cũng giống như chiến hạm Moskva xấu số của Nga.

Hồi ký của một sĩ quan Nga trên soái hạm của Hạm đội Baltic thuộc Đế quốc Nga, chiếc Knyaz Suvorov, đã mô tả một cách sinh động hồi kết của con tàu trong Trận Tsushima.

Cuốn sách của Vladimir Semenoff, The Battle of Tsushima, tả lại cảnh ông đi về phía mũi tàu, chỉ để thấy rằng các tháp pháo cỡ nhỏ đã bị thổi bay hoàn toàn.

Trận chiến diễn ra ở Biển Nhật Bản vào ngày 27 và 28 tháng 05 năm 1905, chính thức kết thúc Chiến tranh Nga-Nhật.

Đảo Tsushima, một phần của tỉnh Nagasaki, vẫn mang những dấu ấn của trận hải chiến. Một bức phù điêu khổng lồ dựng trên một ngọn đồi, mô tả cảnh người chỉ huy bị thương của Hải đội Thái Bình Dương Thứ hai, Zinovy Rozhdestvensky, đang được Heihachiro Togo, Tổng tư lệnh Hạm đội Liên hợp của Nhật Bản, đến thăm tại một bệnh viện hải quân ở Sasebo.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)