Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt vì vi phạm tự do tôn giáo.

TS Phan Quang Trọng

 

(VNTB) – Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ba cơ quan mà chính quyền VN cùng với một số luật lệ và chiến thuật để kiểm soát/điều khiển đời sống tôn giáo của tín đồ thông qua các tổ chức tôn giáo quốc doanh do nhà nước chỉ đạo.

 

Vào cuối tháng 11.2024 một tổ chức gồm những người bênh vực cho tự do tôn giáo sẽ mở một cuộc họp trực tuyến yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào danh sách Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt vì vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC), trước khi Bộ ngoại giao (BNG) công bố danh sách CPC vào đầu tháng 12 năm 2024. Buổi họp công khai trực tuyến sẽ được tổ chức vào ngày 19 hay 21 tháng 11/2024.

Cuộc họp báo sẽ giới thiệu bản phúc trình đã được Ủy hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố vào tháng 9 năm 2024. Phúc trình này mô tả phương cách đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng ba cơ quan chính quyền, gồm Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng với một số luật lệ, và với 3 chiến thuật để kiểm soát/điều khiển đời sống tôn giáo của tín đồ thông qua các tổ chức tôn giáo quốc doanh do nhà nước chỉ đạo. Các bộ luật và luật chính yếu bao gồm: Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015, và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.  

Ba chiến thuật nhà nước VN sử dụng kiểm soát/điều khiển tôn giáo:  

  1. Thay thế: Chính quyền cấm cản, đặt ra ngoài vòng pháp luật các nhóm tôn giáo độc lập có từ lâu đời và tạo ra các tổ chức tôn giáo mới thay thế do nhà nước điều khiển. Các tổ chức này mượn tên, cơ cấu và chức năng gần giống như các tổ chức tôn giáo gốc, nhưng được ĐCSVN và chính quyền chỉ đạo nhằm phục vụ lợi ích của Đảng và Nhà nước, không phục vụ tôn giáo và các tín đồ. Các ví dụ bao gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chi phái Cao Đài 1997, và Ban trị sự Trung ương GHPGHH được chính quyền công nhận. 
  2. Thoả hiệp/khuynh loát: Chính quyền khuyến khích tôn giáo tuân thủ các chính sách của nhà nước qua việc công nhận các tổ chức tôn giáo hiện hữu, nới lỏng phần nào các hạn chế về hoạt động tôn giáo, cấp phép xây dựng cơ sở thờ tự và gia tăng các lợi ích khác. Các thành viên và lãnh đạo của tôn giáo có thể cho rằng hoạt động trong hệ thống chính quyền điều khiển chặt chẽ là cách duy nhất và tốt nhất để thực hành đức tin của họ. Ví dụ gồm có: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam).  
  3. Xâm nhập: Chiến lược này được sử dụng khi chính quyền không thể kiểm soát hoàn toàn một tổ chức tôn giáo có liên kết chính thức với tổ chức cấp cao hơn ở nước ngoài. Vì vậy chính quyền thành lập và sử dụng một tổ chức tôn giáo giả mạo mà các thành viên, cũng đồng thời là thành viên của tổ chức tôn giáo thực sự. Các thành viên này có thể được sử dụng để diễn giải giáo lý và thực hành tôn giáo một cách phù hợp với ý đồ chính trị và chính sách của ĐCSVN. Một ví dụ của chiến lược này là Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. 

Diễn giả chính trong buổi họp báo là những ủy viên được Quốc hội và Tổng thống bổ nhiệm vào USCIRF, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, và các chức sắc, nhân sĩ thuộc các tôn giáo Cao Đài, Tin Lành người Mông Việt Nam, Tin Lành Người Bản Địa Cao Nguyên Trung Phần VN, Phật Giáo VN, Phật Giáo Khmer Krom, Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, Phật Giáo Hòa Hảo, và Công Giáo.

Tiến Sĩ Phan Quang Trọng, người điều phối buổi họp cho phóng viên VNTB biết, ban tổ chức hy vọng chính quyền Việt Nam tham gia hoặc theo dõi buổi họp này.

VNTB sẽ liên lạc với ban tổ chức và sẽ thông báo lịch họp và đường liên kết.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Võ Kim Cự có đáng bị tịch biên nhà cửa để khắc phục hậu quả Formosa?

Phan Thanh Hung

VNTB – Đàn áp công giáo kiểu mới của nhà cầm quyền Việt Nam

Do Van Tien

VNTB – Phạm Minh Chính trơ trẽn ép miền nam trả ơn miền bắc

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.