VNTB – Vì còn Đảng còn mình nên “Đảng bảo gì, làm đấy”

VNTB – Vì còn Đảng còn mình nên “Đảng bảo gì, làm đấy”

Thới Bình

(VNTB) – “Sếp bảo gì làm đấy, cứ đều đều, cầm chừng cho an toàn!”

 

Chính phủ Phạm Minh Chính đang đề nghị Quốc hội ‘luật hóa’ việc “dám nghĩ – dám làm” bằng một nghị quyết…

Có một vấn đề cần bàn luận cho đề nghị đó: nếu đã “còn Đảng thì còn mình” như nhắc nhở của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở hội nghị của Bộ Công an hồi trung tuần tháng 6 vừa qua, thì một khi “Đảng bảo gì” cần “phải làm đấy” (!?).

Ông bạn của người viết bài này kể rằng khi sinh hoạt lúc trà dư tửu hậu ở Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, ông đã chứng kiến không ít cán bộ, kể cả người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị không dám ký các văn bản, nhất là liên quan đến đấu thầu, đầu tư, xây dựng, quản lý đất đai… do lo sợ nếu chẳng may có vấn đề sai phạm sẽ phải “vào tù”.

“Có cán bộ rất có năng lực, trí tuệ nhưng khi tôi hỏi vì sao không dám làm đã thẳng thắn trả lời rằng “nếu làm chẳng may sau này sai dù không tư lợi, đều vì cái chung nhưng sẽ chẳng có ai bảo vệ, có thể bị kỷ luật, đi tù. Cho nên “sếp bảo gì làm đấy, cứ đều đều, cầm chừng cho an toàn”. Nếu việc có chậm trễ, bị phê bình thì cùng lắm chỉ bị nhắc nhở, phê bình hay mất thi đua…” – người bạn này kể như vậy.

Quản trị quốc gia trong bối cảnh lệ thuộc vào ‘mệnh lệnh’ của các cấp từ Tổng bí thư tối cao cho đến những Bí thư Tỉnh/ Thành/ Đảng/ Đoàn sẽ đưa đến ranh giới giữa dám nghĩ, dám làm, đột phá với vi phạm pháp luật nhiều khi trở nên rất mong manh. Điều này khiến cán bộ chùn bước và mang trong mình tâm lý những gì pháp luật chưa quy định thì thôi không tham mưu, không làm.

Thậm chí đâu đó người ta vẫn nghe có cán bộ đã phát biểu công khai “nếu làm thì sợ sai nên chỉ làm việc cầm chừng để không có sai phạm, không bị xử lý”.

Trong quá khứ từng xảy ra sự việc vì “dám nghĩ – dám làm” mà vướng lao lý, đến mức khi ấy Thủ tướng Võ Văn Kiệt biết rõ sự tình nhưng vẫn không cách gì xoay trở được sự cứng nhắc của người đứng đầu Bộ Chính trị lúc đó.

Đó là ông Vũ Ngọc Hải – cựu Bộ trưởng Năng lượng – đang chịu án tù nhưng được Thủ tướng Võ Văn Kiệt và 28 bộ trưởng, thứ trưởng tới thăm vì công lao lớn cho đường dây 500 KV.

Sau khi hoàn thành công trình xây dựng đường dây truyền tải điện Bắc Nam 500KV, ông bị khởi tố vì Bộ Chính trị cho rằng ông có những sai phạm trong dự án này. Ông bị án phạt 3 năm tù giam và được đặc xá sau khi thụ án 1 năm tại Trại Thanh Xuân (V26, Bộ Công an).

Thông thường, khi đặc xá mỗi phạm nhân phải viết một bản tường trình, trong đó phải viết “tôi đã nhận rõ tội lỗi”; nhưng ông Vũ Ngọc Hải dứt khoát không viết như vậy.

Về sau, trong những dịp trò chuyện với báo chí, ông Vũ Ngọc Hải nhắc rằng, “Thủ tướng có nói với tôi, nếu đường dây 500KV không thành công thì ông sẽ từ chức. Tôi có nói với anh em ngành điện là ông Kiệt phát biểu như thế đấy. Ngoài ra, trong quá trình làm, có nhiều người ở miền Nam gọi điện ra nói là trong đó đang rất thiếu điện, càng giúp chúng tôi có thêm động lực để quyết tâm hơn”.

Theo ông Hải, thực tế Thủ tướng Võ Văn Kiệt không phải chuyên gia ngành điện nhưng Thủ tướng hiểu rằng không có năng lượng, không có điện thì không thể phát triển kinh tế được. Do đó, Thủ tướng rất ủng hộ và được Thủ tướng hỗ trợ nên công trình gặp nhiều may mắn.

“Một lần, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thăm công trường trên đèo Lò Xo. Khi thấy công nhân còn nhiều khó khăn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đồng cảm và chỉ đạo Bộ Năng lượng và Bộ Y tế tính cơ chế riêng cho anh em kỹ sư, công nhân thực hiện công trình này để Thủ tướng giải quyết. Ngay sau đó, anh em làm việc trên rừng được bổ sung thêm thực phẩm, dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe làm việc, đẩy nhanh tiến độ cho công trình”, ông Hải kể.

Trong hồi ức, ông Hải nói rằng đầu tiên là những ý kiến phản đối, vì cho rằng công trình sẽ gây lãng phí ngân sách. Một luồng ý kiến khác lại đề xuất bán điện sang Trung Quốc để thắt chặt mối quan hệ bang giao của hai nước.

Nhưng vướng mắc lớn nhất đó là kinh tế. Lúc bấy giờ kinh tế rất khó khăn, công trình quy hoạch là đến năm 1995 nhưng năm 1992 đã bắt đầu, cái này không có trong kế hoạch mà phải chi hàng trăm ngàn tỷ.

“Ngày 5-4-1992, giữa lúc Quốc hội đang có cuộc họp quan trọng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo khởi công công trình tại các cụm điểm: một vị trí ở Mãn Đức (Hòa Bình), một vị trí ở Hòa Sơn – Hòa Vang (Đà Nẵng) và một vị trí ở Phú Lâm” – ông Vũ Ngọc Hải nhắc lại.

Từ câu chuyện trên cho thấy trong yêu cầu “dám nghĩ, dám làm” ở hiện tại đang cần đến những chính khách “dám chơi, dám chịu” ở tầm đứng đầu Chính phủ như ông Võ Văn Kiệt hồi nào.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Hồng Anh 1 year

    Gởi ông Phạm Minh Chính và chính phủ “bù nhìn” của Đảng csVN,
    Trước tiên, tôi xin hỏi ông (là người đứng đầu chính phủ hiện tại) và các ông bà cán bộ cao cấp trong chính phủ là các ông bà có vì dân – vì nước hay không? hay các ông bà chỉ vì quyền lợi bản thân nên chấp nhận núp dưới cái bóng ma trơi Đảng csVN để sống và hưởng thụ, mặc cho đất nước bị tàn phá vì sự lũng đoạn của chính hàng ngũ cán bộ đảng viên csVN và mặc cho đa số người dân lâm cảnh khốn cùng vì bất công – tham nhũng – lãng phí – bạo lực cũng chính do hàng ngũ cán bộ đảng viên csVN gây ra?
    Các ông bà có đủ lương thiện và dũng khí để xác định điều tôi vừa hỏi không?
    Nếu ông và các ông bà cán bộ cao cấp trong chính phủ thực sự sống và làm việc vì dân – vì nước thì các ông bà cần phải biết “người dân cần gì – muốn gì” để chính ông và cán bộ thuộc cấp của ông thực hiện theo lòng dân.
    Để các ông bà khỏi mất công tìm hiểu, tôi xin nói thẳng theo dữ kiện mà tôi thu nhận được là đa số người dân (loại trừ số đảng viên csVN và bè nhóm bưng bô – tay sai – bè nhóm lợi ích đang hưởng lợi từ sự độc tài – độc đảng – chuyên chính của Đảng csVN) cần có một nền chính trị đa đảng và tam quyền phân lập để từ đó những quyền căn bản của con người và của công dân được thực sự tôn trọng. Nếu các ông bà không tin lời tôi, thì chính phủ cứ tổ chức trưng cầu dân ý đi, và hãy trưng cầu dân ý cho minh bạch – công bằng chứ đừng theo cáo thói tráo trở – gian manh của bọn cộng sản tham quyền – hám lợi -háo danh nhé.
    Còn trong trường hợp các ông bà chỉ biết “Còn Đảng còn mình”, các ông bà là đảng viên csVN và cứ tiếp tục lạm dụng quyền lực, điên cuồng tàn phá đất nước và dối trá – bốc lột – trấn áp dân tộc VN, thì tôi và đa số người dân VN cũng chẳng còn gì để nói với các ông bà nữa! Việc ông – với vị trí Thủ tướng Chính phủ – khuyến khích cán bộ “dám nghĩ – dám làm” cũng giống như “xúi trẻ ăn cứt gà”, chẳng cán bộ nào dám làm đâu, bởi vì trên thực tế thì chính ông cũng chẳng dám nghĩ – dám làm thì làm sao cán bộ thuộc cấp của ông tin vào lời kêu gọi của ông được.
    Không chỉ người dân VN đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương để hiểu rằng “Đừng tin những gì cộng sản nói – mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”, mà chính những đảng viên cộng sản VN cũng quá thấu hiểu điều này.