Việt Nam Thời Báo

VNTB- Vì sao Trung Quốc có thể hỗ trợ Iran trong cuộc chiến với Hoa Kỳ?

Diễm My dịch

(VNTB) – Bắc Kinh có thể đứng cạnh Iran vì dầu mỏ và cả BRI.

Mối quan hệ của Bắc Kinh với Tehran rất quan trọng trong chiến lược năng lượng và địa chính trị.

Sau khi Hoa Kỳ ám sát Tướng Iran Qasem Soleimani hôm thứ Sáu, Spiegel Online của Đức nhận thấy rằng điều này tương tự như tuyên bố chiến tranh với Iran. Giờ đây, Quốc hội Hoa Kỳ đang bận rộn tranh luận về tuyên bố chiến tranh chính thức, mặc dù điều này khó có thể ngănTrump bước vào chiến trường.

Tháng 3 năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã xem xét kế hoạch của Lầu Năm Góc để gửi 120.000 quân đội Hoa Kỳ chống lại Iran và hiện tại đã triển khai hơn 3.500 quân đến khu vực này như là một phần của kế hoạch đó. Ngoài ra, vào năm 2017, một nhóm chuyên gia có quan hệ chặt chẽ với Ngoại trưởng Mike Pompey và Trump đã gửi một bản ghi nhớ dài 7 trang về kế hoạch thay đổi chế độ ở Iran.

Câu hỏi tiếp theo là, các cường quốc khu vực sẽ phản ứng như thế nào với cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Iran?

Trung Quốc và Nga dường như đã trả lời câu hỏi này thông qua cuộc tập trận chung ở Vịnh Ô-man trước đó, tín hiệu cho Hoa Kỳ biết là Iran sẽ không bị cô lập. Trên thực tế, Douglas Macgregor, một đại tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu năm ngoái, đã cảnh báo rằng chiến tranh với Iran có thể lôi kéo Trung Quốc và Nga.

Hiện tại, phản ứng của Bắc Kinh là thúc giục Iran và Hoa Kỳ tránh leo thang và bản thân nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Bắc Kinh không muốn chiến tranh và cần sự ổn định ở Trung Đông để thực hiện Sáng kiến “Vành đai và Con đường” Á-Âu (BRI). Đồng thời, Bắc Kinh là nước mua dầu lớn nhất của Iran, và là đối tác thương mại lớn nhất của Iran, ngược lại Iran là một chỉ dấu địa lý quan trọng của BRI.

Cho đến nay, Bắc Kinh đã cố gắng cân bằng quan hệ với Ả Rập Saudi và Iran ở Trung Đông và thiết lập một tường lửa giữa hai nước. Mặc dù Ả Rập Saudi  và các quốc gia vùng Vịnh khác vẫn nằm dưới chiếc ô an ninh của Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng phản đối việc thay đổi chế độ trong khu vực [theo hướng thân phương Tây] và Iran là một đối tác quan trọng trong việc cân bằng quyền bá chủ của Washington và tiến tới một thế giới đa cực.

Nếu chiến tranh Hoa Kỳ-Iran nổ ra, và chính phủ Iran bị lật đổ, nó sẽ làm suy yếu lợi ích khu vực của Trung Quốc. Robert Kaplan đã mô tả trong bài báo của New York Times có tên “Điều này không liên quan gì đến Iran”, và đây là về Trung Quốc.

Yếu tố địa lý có ý nghĩa địa chính trị quan trọng, Vịnh Ô-man không chỉ tách Ô-man ra khỏi Iran, mà còn ra khỏi Pakistan. Trung Quốc đã hoàn thành cảng hiện đại nhất ở Gwadar. Một hợp nhất giữa Trung Đông, tiểu lục địa Nam Á và Đông Á với BRI của Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng là nhà nhập khẩu dầu ròng, với một nửa nguồn cung dầu đến từ Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, Hải quân Hoa Kỳ vẫn duy trì kiểm soát các đường dây liên lạc hàng hải này. Do đó, Trung Quốc lo ngại rằng, Hoa Kỳ sẽ hạn chế nhập khẩu dầu của Trung Quốc do xung đột ở eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, thứ hai, các sự cố ở nước ngoài có thể gây ra biến động giá cả, và gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc. Quan trọng nhất, Trung Quốc cần Iran ở cánh đông Vịnh Ba Tư để ngăn chặn sự phong tỏa hoàn toàn của Hải quân Hoa Kỳ.

Hiệp hội Quản lý và Chiến lược Trung Quốc (CSSM) trong một bài viết đăng tải trên Tạp chí Chiến lược và Quản lý vào năm 2000 mô tả các kế hoạch bảo hiểm cho các rủi ro từ xa. Theo tác giả Tang Shiping, Hoa Kỳ đã kiểm soát Bờ Tây giàu dầu lửa của Vịnh Ba Tư thông qua các nhóm quốc gia thân với Nhà Trắng (Ả Rập Saudi và các quốc gia vùng Vịnh nhỏ hơn). Hình thành một khu vực nội địa trên biển của Hoa Kỳ và các thách thức đối với vị trí đó có thể sẽ thất bại.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc và Nga mở rộng quan hệ với Iran, họ có thể duy trì “cân bằng tối thiểu” để ngăn chặn hành động của Hoa Kỳ. Vì nhập khẩu dầu từ vùng Vịnh đòi hỏi cả Bờ Tây do Hoa Kỳ kiểm soát và bờ biển phía đông Iran được Trung Quốc và Nga hỗ trợ, trục này sẽ ngăn Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với các quốc gia khác và Washington sẽ không đóng cửa dầu vùng Vịnh của Trung Quốc.


Xung đột quyền lực lớn?

Trong quá khứ, Trung Quốc vừa tìm cách gắn kết với Iran trong khi không khiến Hoa Kỳ xa lánh. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi cùng với sự xuống cấp mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc trong năm qua. Dưới “áp lực tối đa” của Hoa Kỳ dành cho Bắc Kinh, Moscow và Tehran (tất cả đều bị Washington trừng phạt), Washington đang thúc đẩy việc “liên minh ba nước”, bằng chứng là các cuộc tập trận quân sự gần đây ở Vịnh Ô-man và Ấn Độ Dương/

Đại tá Douglas McGregor của Đại học Oxford và Tiến sĩ Lydia Wilson cảnh báo, nếu Hoa Kỳ tấn công Iran bằng cuộc chiến tổng lực, và có thể dẫn đến sự xâm nhập của hai cường quốc hạt nhân vào khu vực. Chiến tranh song phương sẽ trở thành một trong những cuộc chiến, xung đột quyền lực lớn nhất.

Nguồn: https://www.asiatimes.com/2020/01/article/could-china-take-irans-side-in-a-war-with-us/

  

Tin bài liên quan:

VNTB – Trung Quốc lo sợ dư luận về vụ trộm 4000 xác người

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Biển Đông năm 2020

Phan Thanh Hung

VNTB – Sau ‘quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc’ sẽ là gì?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.