Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vì sao UBND TP.HCM lật lọng cam kết: Doanh nghiệp cũng khiếu nại Nhà nước

Nguyễn Tuấn (VNTB) “Tôi phải nói thẳng rằng, thời gian vừa qua ở trong Đảng có những người hư hỏng nhưng vẫn nhân danh Đảng để làm ra những điều xấu xa. Vì vậy, Trung ương Đảng, mà trước tiên là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần phải tiếp tục thể hiện vai trò lãnh đạo tối cao, xử lý nhanh và nghiêm minh tất cả những kẻ mượn danh Đảng để vun vén cho lợi ích cá nhân”.

Tại khu đất số 1 bis và 1 kép nằm tại ngã tư Nguyễn Đình Chiểu – Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao (quận 1), bên trong khu vực hàng rào được vây kín bằng tôn, là một rừng cây trứng cá và các loại cây dại mọc um tùm thành rừng. Nhìn vào đường kính của các gốc cây, người ta có thể đoán biết tuổi của nó chí ít cũng hàng chục năm.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tư lệnh Quân khu IV, đã nói như vậy trong một trao đổi với báo chí hồi trung tuần tháng 8-2016.


Những người hư hỏng ấy, đã đẩy biết bao hộ dân phải lâm cảnh mất nhà cửa, mất luôn cả công ăn việc làm để theo đuổi những khiếu nạn, khiếu kiện. Từ điển Việt Nam thêm cụm từ mới, gọi họ là “Dân Oan”.

Ông Đỗ Đắc Trung, đại diện nhóm người dân bị di dời trong dự án 1 bis – 1 kép Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP.HCM, đã tố cáo rằng chính ông Nguyễn Hữu Tín trước khi rời ghế phó chủ tịch UBND TP.HCM, đã ký quyết định từ chối việc đền bù như thỏa thuận với 148 hộ dân vào năm 2005.
Bài 1: Doanh nghiệp cũng khiếu nại Nhà nước
Năm 2008, dự án 1 bis – 1 kép Nguyễn Đình Chiểu từng xảy ra một vụ kiện tay ba ra tòa liên quan chuyện đầu tư miếng đất vàng này, khi trên cùng một dự án, chủ đầu tư đã ‘gả bán’ cho hai doanh nghiệp.
Một dự án “lùm xùm”
Không chỉ người dân khiếu nại, khiếu kiện về dự án 1 bis – 1 kép Nguyễn Đình Chiểu, mà các chủ đầu tư cũng khiếu kiện nhà nước.
Cuối năm 2014, UBND quận 1 đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) hướng dẫn về hình thức và thời hạn sử dụng đất đối với các dự án đã hoàn thành công tác bồi thường trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực. Nguyên cớ bắt nguồn từ dự án 1 bis-1 kép Nguyễn Đình Chiểu. Tại đây, Thủ tướng đã có quyết định cho Công ty Phát triển và Dịch vụ nhà quận 1 sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu nhà ở, văn phòng cho thuê gồm khu một là nhà ở thì được giao đất, khu hai đầu tư văn phòng cho thuê thì được cho thuê đất trong thời hạn 50 năm.
Tại khu đất số 1 bis và 1 kép nằm tại ngã tư Nguyễn Đình Chiểu – Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao (quận 1), bên trong khu vực hàng rào được vây kín bằng tôn, là một rừng cây trứng cá và các loại cây dại mọc um tùm thành rừng. Nhìn vào đường kính của các gốc cây, người ta có thể đoán biết tuổi của nó chí ít cũng hàng chục năm.
Đến năm 2010, chủ đầu tư chuyển tên thành Công ty Phát triển nhà Bến Thành. Năm 2011, UBND TP.HCM quyết định thuận cho Công ty Phát triển nhà Bến Thành chuyển khu hai từ thuê đất sang hình thức giao đất. Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cũng như bảo đảm năng lực tài chính và chất lượng đầu tư dự án, chủ đầu tư đã hợp tác đầu tư với một đơn vị nữa và thành lập Công ty TNHH Bến Thành Sao Thủy (đây là công ty đến từ Hà Nội, liên quan đến vụ khiếu kiện xảy ra năm 2008 đã nói ở phần trên). Năm 2014, UBND TP.HCM có công văn công nhận công ty mới thành lập là chủ đầu tư để tiếp tục thực hiện dự án trên. Và sau đó chủ đầu tư này lập thủ tục xin giao đất cho toàn dự án trên.
Vấn đề phát sinh ở chỗ Sở TNMT đề xuất với UBND TP.HCM toàn bộ dự án trên được giao đất có thu tiền sử dụng đất trong thời hạn 50 năm. Theo đó, Luật Đất đai 2013 quy định: “Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức sử dụng đất vào mục đích thương mại dịch vụ… thì thời hạn không quá 50 năm”.
Tuy nhiên, Bến Thành Sao Thủy cho rằng dự án này đã có quyết định giao đất, cho thuê đất từ năm 1995 của Thủ tướng, và sau đó là quyết định năm 2004 của UBND TP.HCM. Chủ trương liên doanh hình thành pháp nhân mới để triển khai thực hiện dự án cũng đã được UBND TP.HCM chấp thuận, vì thế công ty mới thành lập kế thừa và tiếp tục thực hiện dự án cho đến khi UBND TP.HCM công nhận vào năm 2014. Chủ đầu tư cho rằng trên thực tế công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và chi trả tiền bồi thường hỗ trợ đã thực hiện hoàn thành trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, nên công ty này đề xuất không áp dụng Luật Đất đai năm 2013 để thực hiện thủ tục giao đất như kiến nghị của Sở TNMT mà giao đất theo Luật Đất đai 2003 với thời hạn sử dụng đất lâu dài.
Đến nay, dự án vẫn dậm chân tại chỗ.
Doanh nghiệp cũng khiếu nại Nhà nước

Năm 2004, UBND TP.HCM ra Quyết định 1576 phê duyệt dự án 1 bis-1 kép Nguyễn Đình Chiểu. Sau đó chủ đầu tư xin điều chỉnh thiết kế. Năm 2009, Sở Quy hoạch Kiến trúc cung cấp lại các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của dự án này. Người dân cho rằng chủ đầu tư không thực hiện việc xây dựng theo phê duyệt năm 2004 mà làm theo phương án thiết kế điều chỉnh là sai.
Sở Xây dựng nhận định: Dự án đã được phê duyệt mà chủ đầu tư có đề nghị thay đổi một trong các nội dung thì phải có văn bản đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấp thuận bổ sung nội dung dự án trước khi thực hiện xây dựng.
Tại khu đất số 1 bis và 1 kép nằm tại ngã tư Nguyễn Đình Chiểu – Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao (quận 1), bên trong khu vực hàng rào được vây kín bằng tôn, là một rừng cây trứng cá và các loại cây dại mọc um tùm thành rừng. Nhìn vào đường kính của các gốc cây, người ta có thể đoán biết tuổi của nó chí ít cũng hàng chục năm.
Về chuyện đền bù, thời điểm năm 2005 có 148 hộ đồng ý nhận tiền bồi thường, 71 hộ còn lại tiếp tục khiếu nại. Đến năm 2007, UBND quận 1 kiến nghị UBND TP.HCM áp dụng mức giá bồi thường như dự án mới là 48 triệu đồng/m2 và được UBND TP.HCM chấp thuận. Tuy nhiên, sau đó quận lại nói rằng mức đền bù 48 triệu đồng/m2 chỉ áp dụng cho 71 hộ còn lại, nên các trường hợp đã bàn giao mặt bằng trước đây trở lại yêu cầu bồi thường sẽ không được giải quyết. Phía UBND TP.HCM cũng nói rằng việc duyệt mức giá 48 triệu đồng/m2 theo đề nghị nói chung của UBND quận 1, không đề cập đến chuyện ‘hồi tố’.
Vậy là người dân tiếp tục thưa kiện cho chuyện chính quyền lật lọng kiểu thầy đổ bóng, bóng lại đổ thầy…

Tin bài liên quan:

VNTB – Cần tháo dỡ những rào chắn mà Bộ Y tế đã dựng lên

Phan Thanh Hung

VNTB – Tư duy buôn chuyến của chính quyền Tp. HCM

Phan Thanh Hung

VNTB – Phải công bằng với dân

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo