Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt kiều bị ăn cắp, vòi vĩnh tiền trắng trợn tại sân bay

VNTB: Sân bay luôn được coi là cánh cửa ra vào giữa Việt Nam và thế giới, mọi vụ việc diễn ra tại đây đều tác động đến hình ảnh của Việt Nam. Thế nhưng, nạn ăn cắp (cạy đồ trong hành lý ký gửi) và vòi vĩnh (làm tiền thông qua hạch họe hành lý, làm khó đơn từ hàng hóa, biện bạch an ninh) trắng trợn tại sân bay Việt Nam vẫn là vấn đề nóng trong nhiều năm liền, đối tượng được “ưu ái” là Việt kiều và những người ngoại quốc. Nhiều Việt kiều khi đối chất với nhân viên sân bay về việc bị mất mát đồ đạc thì nhận được câu trả lời là không biết, không hay vì hành lý chuyển qua nhiều chặn.

Do vậy, tại hai sân bay lớn nhất Việt Nam là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, người đi về (không phân biệt ngoại quốc hay người Việt) thường mang cảm giác hồi hộp, nhấp nhổm, lo âu bởi vali (ký gửi) dù khóa kỹ đến đâu, thì cũng có nguy cơ bị rạch và rút đồ bên trong.

Tháng 11/2007, tại sân bay Nội Bài, một nhân viên tên Lưu Quang Thắng đã lấy kiện hàng ngoại tệ của Ngân hàng Techcombank (gửi từ Việt Nam sang Singapore) trị giá tiền 996.000 USD.

Valy bị bẻ khóa là chuyện thường tình ở sân bay Việt Nam.

Tháng 3/2014, cũng tại Nội Bài, một hành khách VNA tên Ngô Thị Hằng đã tố cáo việc chiếc vali của mình bị bẻ gãy khóa số. Cũng vào năm này, tại sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách Huỳnh Minh Hùng bị lấy mất giày hiệu Louis Vuitton, Gucci, Channel, nước hoa, 2 chiếc kính hàng hiệu, 7 chiếc áo thun Hugo Boss…

Năm 2014, một tài khoản facebook Gigi Ngo đã chia sẻ về việc đã bị rọc vali lấy thuốc bổ, vitamin và hai chai nước hoa… Cô phẫn phẫn uất: “Xứ gì mà ăn cắp, ai còn dám về?”.

Ngoài ra, như đã đề cập, bà con Việt kiều mỗi khi hồi đáp sân bay lại mắc thêm một cái nạn nữa là vòi vĩnh, khi các nhân viên hải quan tìm cách xin tiền “uống cafe” qua việc kiểm tra hành lý ký gửi vì “lý do an ninh”.

Ông Phạm Chí Cường, Trưởng ban An toàn, Chất lượng và An ninh của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline) thừa nhận: Ăn cắp đồ ở sân bay là vấn nạn nhức nhối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành hàng không. Đối tượng ăn cắp chắc chắn là những người có điều kiện tiếp xúc hành lý, hàng hóa. Tại các kho hàng hóa, dù có quy trình được coi là chặt chẽ, nhưng không phải không có kẽ hở, bằng chứng là các vụ mất cắp vẫn liên tục xảy ra.”

Trước tình trạng ăn cắp và vòi vĩnh tiền ngày một trắng trợn tại các sân bay lớn trong nước, năm 2014, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu xử lý nghiêm khắc và chấn chỉnh lại tình trạng an ninh hàng không.

Tuy nhiên, sự vòi vĩnh và ăn cắp không vì thế mà chững lại, mà còn có dấu hiệu diễn biến tinh vi và phức tạp hơn. Việc ông Trần Hòa Phương, phó chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM cho biết bà con Việt kiều than phiền về vấn đề này là điều cần phải làm, nhưng cái mà kiều bào, hay kể cả đối với những ai sử dụng dịch vụ máy bay tại Việt Nam cần là những biện pháp mạnh được đề ra để chấm dứt những con sâu làm rầu hình ảnh đất nước thay vì các “hiệu lệnh” chấn chỉnh cho có.


Bài liên quan trên TTO: Ông Trần Hòa Phương, phó chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM cho biết tuy không có văn bản chính thức về tình trạng vòi vĩnh, xin tiền ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nhưng tại các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa ủy ban và bà con Việt kiều, vấn đề này đều được bà con nhắc đến.

Nạn ăn cắp và vòi vĩnh tiền tại các sân bay Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp.

Theo ông Hòa Phương, phần lớn các than phiền và thắc mắc với hải quan TP.HCM đều liên quan đến các quy định phải khai báo hàng hóa nhập cảnh.

Nhiều bà con Việt kiều mang rượu, thuốc uống, hàng hóa… với số lượng hơi nhiều để làm quà cho người thân nên khi về đến sân bay không được phép nhập cảnh. Do đó, đã xảy ra tình trạng nhân viên hải quan “vui thì cho đi”, hôm nào anh nhân viên “không được vui” thì yêu cầu người nhập cảnh phải khai báo…

Theo ông Hòa Phương, tâm lý của bà con Việt kiều khi trở về mong muốn mang thật nhiều hàng hóa, quà cho người thân của mình mà không để ý đến các quy định của nhà nước, chẳng hạn số lít rượu cho một người khi nhập cảnh hay số điếu thuốc được mang vào VN…nên phần lớn là vi phạm quy định.

Một khi đã vi phạm thì mong muốn cho qua nên cũng có xảy ra tình trạng “bồi dưỡng” nhân viên hải quan.

Ông Hòa Phương kể có lần ông đi từ Mỹ về VN quá cảnh tại Đài Loan, chặng bay từ Đài Loan về TP.HCM cả máy bay xôn xao, bà con liên tục nhắc nhau “bỏ tiền vào hộ chiếu đi”, “không bỏ vào sẽ bị làm khó”, nhiều người còn khuyên cả ông nên chủ động làm theo, nếu không sẽ không được nhập cảnh.

Thông tin về các quy định xuất nhập cảnh không được bà con Việt kiều cập nhật thường xuyên nên dễ xảy ra tình trạng bị “làm khó dễ”.

Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam có phải là thành viên của Tòa án hình sự quốc tế?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – HD981: Nóng bỏng 2014 hay băng giá năm 2015?

Phan Thanh Hung

Nhóm “giàu xổi” của Việt Nam tăng nhanh thứ 3 ở Châu Á

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.