Anh Khoa lược dịch
(VNTB) – Hoa Kỳ cần Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc, trong khi Việt Nam cần sức mạnh của Mỹ để đối trọng với Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ( COC) có thể gặp khó khăn dự kiến và bất ngờ, dù hiện đang ở giai đoạn 2.
Khó khăn đó bao gồm sự sự khác biệt giữa các bên yêu cầu liên quan đến các mục tiêu quy định, phạm vi áp dụng, quyền hạn ràng buộc về mặt pháp lý và cơ chế thực thi.
Các cường quốc ngoài khu vực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và Nga có thể cố gắng đẩy ảnh hưởng trong cuộc đàm phán trong khía cạnh như thăm dò (khai thác) dầu khí và các cuộc tập trận quân sự chung. Tương tự, các tranh chấp pháp lý về Biển Đông sẽ gia tăng.
Bắc Kinh và Manila đã đồng ý từ bỏ phán quyết của tòa án Hague về Biển Đông kể từ năm 2016. Nhưng các nhóm thân Mỹ và chống Trung Quốc ở Philippines tiếp tục gây áp lực với chính phủ Duterte xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông theo bản lề phán quyết.
Việt Nam và các nguyên đơn khác dẫn lại quyết định trọng tài, chứng thực các hành động đơn phương của họ. Nhóm chính trị gia và học giả Việt Nam kêu gọi đệ trình tranh chấp Việt Nam với Trung Quốc lên tòa án quốc tế để phân xử.
Có khả năng Việt Nam, vốn được Mỹ và một số nước châu Âu hậu thuẫn, sẽ có những bước đi thực chất nhằm tiến hành một cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc. Điều đó cho thấy, mục tiêu chính của một số quốc gia yêu sách là bảo vệ lợi ích của họ bằng cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.
Các nước này thúc đẩy vấn đề trên mặt trận ngoại giao và yêu sách tại các diễn đàn đa phương rằng Trung Quốc đe dọa ở Biển Đông. Về mặt quân sự, các nước yêu sách phối hợp với các quốc gia ngoài khu vực và giúp họ mở rộng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông bằng cách cho phép tiếp cận các căn cứ quân sự, mua sắm vũ khí và tập trận chung. Về mặt kinh tế, họ mời các công ty dầu khí xuyên quốc gia tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp.
Hợp tác chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về Biển Đông có thể sẽ tạo ra một sự kiện bất ngờ nhưng lại có thể có hậu quả sâu rộng. Hoa Kỳ cần Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc, trong khi Việt Nam cần sức mạnh của Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Đây là nơi hội tụ lợi ích của hai bên.
Kể từ cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Bãi Tư chính năm 2019, các nhà ngoại giao và cơ quan truyền thông Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Hai nước đã nắm bắt cơ hội này để tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh thông qua chia sẻ thông tin tình báo, các tàu quân sự cập cảng và viện trợ vũ khí.
Việt Nam giữ chức chủ tịch luân phiên Asean và một vị trí không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2020, có nghĩa là nước này có cơ hội thực hiện các bước đi mới trong việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.
Hoa Kỳ có thể coi Việt Nam như một đường dẫn để theo đuổi lợi ích ở Biển Đông và là căn cứ quan trọng để triển khai lực lượng. Washington có thể đẩy mạnh thu thập thông tin tình báo, trinh sát và ngăn chặn các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực.
Vấn đề Biển Đông đang ở một ngã tư từ nơi nó có thể tiến lên phía trước để ổn định hoặc hỗn loạn. Điều đó phụ thuộc vào sự tin tưởng lẫn nhau, sự đồng thuận và hợp tác giữa Trung Quốc và các bên yêu sách khác. Và xây dựng trật tự dựa trên quy tắc khu vực có tính công bằng, tính minh bạch và công khai vẫn là nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu cho tất cả các bên liên quan.
Nguồn: https://aecnewstoday.com/2020/is-the-south-china-sea-at-a-crossroads/