Việt Nam Thời Báo

VNTB- Việt Nam: phông văn hóa của những dị nhân

Anh Văn

(VNTB) – Bằng cách nào đó, văn hóa trở thành một địa vực để đánh giá sự phát triển của một quốc gia bất kỳ. Nó không chỉ dựa vào sự đa dạng, mà còn dựa vào thị hiếu của cộng đồng đối với bất kỳ một cá nhân nổi tiếng nào (người công chúng).


Bắc Lệ Rơi – Nam Tùng Sơn

Khái quát về văn hóa Việt Nam bây giờ, chỉ có thể nghĩ ngay đến câu nói “Bắc Lệ Rơi – Nam Tùng Sơn”. Câu này xuất phát từ 2 cá nhân không có năng khiếu nghệ thuật hay sự thẩm mỹ nghệ thuật, mà xuất phát từ sức đẩy của mạng xã hội, trào lưu “đẩy” nhưng cá nhân dị biệt trong xã hội trở thành những người của công chúng. Nó thoát thai khỏi mông và ngực mà nhân vật Bà Tưng, hay sự giàu có đến từ Kenny Sang, thậm chí là sinh lý bất thường mang tên “Quân Kul sịp vàng”mà xoáy sâu mà vào sự bức phá đến hổ thẹn của một số cá nhân, khi cố gắng biến thành trở thành một người của công chúng bằng một giọng hát không rõ lời (Lệ Rơi) và một hình thể chuyển giới giả mạo đầy lố lăng (Tùng Sơn – công chúa thủy tề).



Sự nổi lên của những “hiện tượng mạng” kiểu này khiến cho địa vực nghệ thuật – văn hóa trở thành một mớ hỗ lốn; nơi không cần đến sự hy sinh hay hóa thân nghệ thuật bằng cái tâm nghệ thuật; mà nó trở thành một trò chơi, sự đùa cợt và phỉ báng về mặt văn hóa của nhóm “dị nhân”.

Những dị nhân khi có tiếng với trò lố của mình, sẽ hốt bạc bằng “biểu tượng” của một số doanh nghiệp.

Văn hóa nghệ thuật vì thế trở nên dễ dãi, dễ dãi đến mức những nghệ sĩ chân chính đã phải phản ứng. Trong một sự kiện về nghệ thuật, hai ca sĩ Hoàng Bách và Dũng Hà đều phản ứng mạnh khi Tùng Sơn được đơn vị truyền thong mời đến với vai trò khách mời.

“Nếu trong danh sách chương trình có những nhân vật “nổi tiếng” chẳng vì sản phẩm hay đóng góp gì đàng hoàng cho xã hội thì xin phép nhà tổ chức chủ động xóa tên tôi ra!”, ca sĩ Hoàng Bách khẳng định. Còn ca sĩ Dũng Hà cho rằng, sự dễ dãi của đơn vị truyền thông đã gián tiếp xúc phạm “công chúa Thủy Tề trong truyền thuyết”


“Phông văn hóa đi xuống”

Trong một nhận định đáng chú ý có đề cập đến các cá nhân “độc, dị, lạ” này cho biết.

“Nếu cứ phát triển tên tuổi theo cách này, Tùng Sơn sẽ tạo ra 1 tiền lệ xấu cho giới trẻ Việt Nam. Nó sẽ khiến phông văn hóa bị đi xuống và tụt hậu.”

Đây không xuất phát từ những nhà văn hóa, cũng không phải là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Nó xuất phát từ Lệ Rơi – chàng bán ổi Hải Dương được đẩy lên thành ca sĩ. Sự nhận định có phần sâu sắc này đã cho thấy, “phông văn hóa” của Việt Nam ngày càng đi xuống đến mức độ nào.

Anh cũng thừa nhận, sự nổi tiếng của cá nhân anh là sản phẩm cộng đồng mạng, truyền thông – chính cách đẩy này sẽ đưa đến một tiền lệ xấu cho giới trẻ Việt Nam, ảnh hưởng xấu tới nền văn hóa.

Điều đó cho thấy, ở một mức độ nào đó, những “dị nhân” cũng nhận ra mình là sản phẩm của sự đi xuống của nền văn hóa – nghệ thuật. Nói đúng hơn là sự bế tắc trong đường hướng phát triển văn hóa – nghệ thuật tại Việt Nam.

Mặc dù luôn nhấn mạnh là chọn lọc tinh hoa nghệ thuật nước ngoài để làm mới, phong phú thêm bức tranh văn hóa trong nước. Tuy nhiên, đánh giá về mặt giải trí – văn hóa nghệ thuật hiện nay, nhất là đặt trong bối ảnh internet và sự lấn át của những dị nhân trên truyền hình và youtube thì đó là sự “bế tắc”.

Sự bế tắc kéo thị hiếu người Việt xuống đến mức, số lượng bài viết xoáy sâu vào vào đời tư người nổi tiếng tràn ngập báo giới so với số lượng bàn luận về văn hóa – nghệ thuật; các loại hình nghệ thuật cổ điển lẫn cổ truyền dân tộc nhường sân cho các thể loại hài nhảm – phim nhảm – ca nhạc nhảm trên sóng truyền hình lẫn radio; các tiết mục nghệ thuật đặc sắc và mang tinh thần cách mạng có lượt xem kém xa so với các mục hài hở mông – vú; video chửi rủa trên youtube. Thậm chí, xiếc nghệ thuật, các loại hình video art, trình diễn, múa đương đại, các show diễn nhạc kinh điển như Mozart, Chopin, Tchaikovsky,… có số lượng khán giả ít ỏi so với các show ca nhạc của các ca sĩ thị trường. Tuồng, chèo, cải lương, hát bội,… chỉ được xướng danh trong chương trình bảo tôn văn hóa phi vật thể nhân loại của UNESCO.

Điều đó cho thấy, nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã và đang thoái hóa dần, và hoàn toàn nhường sân cho xu hướng văn hóa mì ăn liền theo kiểu “tiền và dị nhân” như cách đang diễn ra vừa qua.  Hệ quả là, ranh giới của sự thiếu văn hóa diễn ra tràn lan trong xã hội, và ở một mức độ nào đó, nó thúc đẩy các ác giữa người Việt với nhau như nahf nghiên cứu Pham Cẩm Thượng từng nhận xét, “xã hội nào thiện – ác cũng gần ở thế cân bằng giữa 51% và 49%. Sự xuống dốc của đời sống văn hóa nước ta hiện nay khiến nhiều người lo ngại”.

Tin bài liên quan:

VNTB- Ghế lãnh đạo và thương mại

Phan Thanh Hung

VNTB – Báo cáo nhân quyền Hoa Kỳ đề cập gì về Việt Nam?

Phan Thanh Hung

VNTB – Bế tắc ngôn ngữ hay thách thức thời công an trị?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo