VNTB – Việt Nam vẫn còn kỳ thị sắc tộc

VNTB – Việt Nam vẫn còn kỳ thị sắc tộc

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Không hề lạ khi Hà Nội kiên quyết phủ nhận ở Việt Nam có chuyện “kỳ thị sắc tộc”.

 

Luật Nhân Quyền (Human Rights Code) nói rằng mỗi người có quyền tự do không bị kỳ thị và sách nhiễu chủng tộc; chẳng hạn như tổ tiên, màu da, nguyên quán, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch hay tín ngưỡng. Điều này áp dụng cho các lĩnh vực được luật bảo vệ như tại sở làm, tại trường, trong việc thuê nhà, hoặc ở lĩnh vực dịch vụ. Các dịch vụ bao gồm những nơi như cửa tiệm và thương xá, các khách sạn, các bệnh viện, những nơi vui chơi giải trí và các trường học.

Một khách hàng đã chia sẻ khi ông muốn được tham vấn chuyện làm ăn ở TP.HCM, câu chuyện sau đây về “kỳ thị sắc tộc” vẫn là ám ảnh trong quyết định bỏ vốn góp vào kinh doanh theo lời mời của bè bạn Sài Gòn.

Ông kể, “Hồi còn học sinh, năm nào chuyển cấp câu hỏi đầu tiên mà tôi nhận được là cậu dân tộc Kinh hay dân tộc gì? Là dân tộc gì thì tôi cũng mang quốc tịch Việt Nam đó thôi, tôi không thích bị hỏi câu hỏi đó chút nào.

Dĩ nhiên không phải tôi xấu hổ hay tự ái vì mình là người dân tộc ít người, nhưng những người hỏi câu hỏi đó làm tôi sợ khi phía sau lưng họ gọi những người như tôi là người dân tộc.

Chỉ gói gọn trong cụm từ đó thôi “dân tộc”, nếu họ nói là người dân tộc Thái, dân tộc Khơ Mú, dân tộc Ê đê… thì không sao, ngược lại đó là niềm tự hào và hãnh diện nhưng họ chỉ gọi chúng tôi là người “dân tộc” chính xác hơn là “bọn dân tộc”.

Tôi tự hào về dòng máu, về bản sắc của mình và dù có bất cứ lý do gì cũng không bao giờ tôi quên được, vứt bỏ được những bản sắc của chính mình. Ở trường đôi lúc tôi cũng nói tiếng mẹ đẻ với bạn mình nhưng các thầy cô không khuyến khích việc đó vì nhiều học sinh dân tộc Kinh nghĩ chúng tôi đang nói xấu họ.

Sau này đi học đại học, tôi hay nhận được một số câu hỏi như: được địa phương cử đi học theo chính sách ưu tiên dân tộc hay tự thi vào? Có phải người dân tộc chúng tôi ác và hay bùa chài người khác không? Tôi không bao giờ muốn trả lời những câu hỏi không có thiện ý như vậy, cũng chẳng biết những kẻ đặt câu hỏi đó đã hiểu gì về chúng tôi, đã biết được thông tin đó từ đâu mà lại đi hỏi như vậy.

Tôi cũng cố gắng nói để họ hiểu rõ hơn về cộng đồng dân tộc mình, mong họ hiểu và tôi vẫn là tôi sau tất cả những chuyện đó. Ở thành phố lớn người ta ít để ý đến vấn đề dân tộc và tôn giáo hơn nhưng mà lại hay phân biệt chuyện người tỉnh lẻ với người thành phố, người vùng này với người vùng nọ.

Cũng không có gì căng thẳng lắm nhưng sự phân biệt của họ làm tôi chẳng muốn định cư ở những nơi như thế lâu dài dù ở nơi đó có những thứ tôi thích và cần, không ít lần vẫn thấy mình bị tủi thân…”.

Như vậy, không khó để nhận ra ông bạn “người dân tộc” kể trên đã bị kỳ thi sắc tộc ngầm từ chính các thủ tục hành chính của nhà nước Việt Nam.

Về lý thuyết pháp luật mà sinh viên trường luật được học, thì kỳ thị sắc tộc ngầm có thể xảy ra ở tầm mức – cơ quan hay toàn bộ, từ các điều lệ và cấu trúc hàng ngày mà không cố tình hay được thiết kế để kỳ thị.

Các khuôn mẫu hành vi, các chính sách hay cách thực hành mà thuộc một phần cơ cấu của một tổ chức hay toàn thể một lĩnh vực có thể gây bất lợi hoặc thất bại trong việc làm đảo lộn tác động và di sản đang diễn ra mà theo truyền thống gây thiệt hại cho những người thuộc chủng tộc da màu.

Điều này có nghĩa thậm chí ngay cả khi người ta được cho là đã không cố tình, “những cách sinh hoạt bình thường hàng ngày” có thể đã tạo một tác động tiêu cực cho những người khác chủng tộc với nhau.

Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, sự kỳ thị toàn bộ có thể bao gồm định kiến để hướng học sinh thuộc các sắc tộc khác nhau vào các trường nội trú dân tộc chẳng hạn.

Đồng thời, khi các cách đề bạt chú trọng vào những yếu tố văn hóa và tổ chức, mà những yếu tố đó dựa trên kinh nghiệm của những nhà giáo dục người Kinh thì kết quả là có ít người sắc tộc ở các vai trò lãnh đạo, chẳng hạn như các hiệu trưởng.

Gần đây, một số kênh youtube ở Việt Nam đã lấy hình ảnh được gọi là “người dân tộc thiểu số” làm méo mó, miệt thị để câu view. Chuyện này gây ra nhiều phản ứng trong cộng đồng sắc tộc và các nhà nghiên cứu. Đã không có phiên tòa nào trong chấm dứt kiểu mua vui phản cảm và vi phạm nhân quyền đó.

Dẫn chứng luôn để tránh chuyện bị quy chụp theo điều luật hình sự “nói xấu Đảng và nhà nước”, đó là một loạt các kênh như A Hy TV, Bảo Bảo Film, Mẩy Thanh TV… đều có những video được cộng đồng mạng đánh giá là “lố lăng, phản ánh sai lệch bản sắc dân tộc thiểu số, sặc mùi định kiến, kỳ thị dân tộc”…

Nhân vật chính của những video này là một anh “Tộc” được xây dựng khá ngô nghê. Các chi tiết gây cười đều dựa trên sự lạc hậu, chậm tiến, có phần dung tục của nhân vật. Điều đáng nói, những video này có trung bình từ 1-2 triệu lượt xem…


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)