Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ quyết định thành lập quận Tay Sa và Nam Sa

(VNTB) – Việt Nam phản đối Trung Quốc cho thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa và Trường Sa 

 

Việt Nam: yêu cầu huỷ bỏ quyết định sai trái

Hôm 18/4 Trung Quốc ra thông báo về việc thành lập quận Tây Sa có trụ sở đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trụ sở của quận Nam Sa nằm ở đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Hai quận này thuộc thẩm quyền của thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam.

Được biết, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rằng quận Tây Sa sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Bãi Macclesfield và vùng biển xung quanh, trong khi quận Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa và vùng biển kế cận.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu:

“Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai”.

Công hàm 1958 Phạm Văn Đồng
Công hàm phản đối của Trung Quốc

Trước đó, ngày 17/4/2020, Trung Quốc đã gởi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối các công hàm của Việt Nam đã gởi cho LHQ trong những ngày gần đây đồng thời khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó Trung Quốc khẳng định chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận điều này thông qua công hàm 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi cho Trung Quốc n gày 4 tháng Chín năm 1958.

Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi một công hàm ngoại giao tới Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, long trọng tuyên bố rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”, và rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy”.

Trung Quốc cho rằng họ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua nhiều thời kỳ. Bên cạnh đó còn chỉ trích Việt Nam đã chiếm đoạt trái phép các thực thể trên Biển Đông và yêu cầu Việt nam “phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp.”

Hành động khiêu khích và phi pháp

Trong một phân tích công bố ngày 19/04, giáo sư Carl Thayer chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông đã xem việc Trung Quốc thành lập hai “quận” Tây Sa và Nam Sa là những hành động “khiêu khích”, “bất hợp pháp căn cứ theo luật pháp quốc tế”, vi phạm nhiều thỏa thuận mà Bắc Kinh đã ký với Việt Nam cũng như với ASEAN.

Giáo sư Thayer cho biết Trung Quốc đã kiểm soát Hoàng Sa vào tháng Giêng năm 1974 bằng đánh chiếm rồi sát nhập” Luật pháp quốc tế không công nhận chủ quyền có được thông qua hành vi chinh phục (conquest)”. Trong khi đó Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đã phán quyết rằng các thực thể ở quần đảo Trường Sa, trong đó có đá Chữ Thập, thuộc diện bãi nửa chìm nửa nổi, nên không thể bị chiếm đoạt.

Giáo sư Thayer nhận định việc Bắc Kinh tuyên bố thành lập một đơn vị hành chính mới ở Trường Sa là động thái đánh phủ đầu nhằm đẩy lùi các yêu sách chủ quyền của Việt Nam và Philippines”. Ông cảnh báo: Hành động đơn phương của Trung Quốc làm phức tạp thêm tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.

 

Công Hàm Trung Quốc gởi lên Liên Hợp Quốc ngày 17/4/2020

CML/42/2020

Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc kính chào ngài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tham chiếu các Công hàm trước của chúng tôi số CML/17/2009 và số CML/18/2009 gửi tới Ngài Ban Ki-moon, là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lúc ấy, của Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc năm 2009, Phái đoàn Trung Hoa xin được tuyên bố quan điểm của Trung Quốc, liên quan đến Công hàm số 22/HC-2020 ngày 30/3/2020, và các Công hàm số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 ngày 10/4/2020 gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bởi Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, như sau:

 

Trung Quốc có chủ quyền đối với Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa và các vùng nước liền kề. Trung Quốc có các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Trung Quốc có các quyền lịch sử trên Biển Hoa Nam (Biển Đông). Chủ quyền của Trung Quốc trên đảo Nam Hải cũng như các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông là đã được thiết lập trong một giai đoạn dài của thực tế lịch sử. Các quyền ấy đã được các Chính phủ Trung Quốc kế tiếp nhau giữ gìn và là nhất quán với luật quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Chính phủ Trung Quốc kịch liệt phản đối nội dung trong các Công hàm số 22/HC-2020, số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 của Việt Nam

 

Chủ quyền của Trung Quốc đối với Quần đảo Tây Sa và Quần đảo Nam Sa là được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận rõ điều ấy. Ngày 4 tháng Chín năm 1958, Chính phủ Trung Quốc ban hành bản Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải của Trung Quốc, công bố bề rộng lãnh hải mười-hai-hải-lý, và quy định rằng, “Điều khoản này áp dụng cho mọi lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm […] Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa và mọi đảo khác thuộc Trung Quốc”. Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi một công hàm ngoại giao tới Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, long trọng tuyên bố rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”, và rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy”. Trước những năm đầu 1970, Việt Nam đã chính thức công nhận rằng Quần đảo Tây Sa và Quần đảo Nam Sa đã luôn là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại. Lập trường này đã được phản ánh trong các tuyên bố và công hàm của chính phủ Việt Nam, cũng như các bản đồ, sách giáo khoa và báo chí chính thống của nước này.

 

Sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc không phủ nhận và có các tuyên bố lãnh thổ bất hợp pháp đối với Quần đảo Tây Sa và Quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Trong khi vi phạm các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã đưa quân đội xâm phạm và chiếm đóng trái phép một số đảo và bãi đá của Quần đảo Nam Sa của Trung Quốc bằng vũ lực, cố tình gây ra tình trạng tranh chấp. Trung Quốc luôn phản đối sự xâm phạm và chiếm đóng của Việt Nam tại một số đảo và bãi đá của Quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, và những hành động xâm phạm quyền và lợi ích của Trung Quốc ở những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết yêu cầu Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp.

 

Đệ trình phối hợp của Việt Nam và Malaysia vào ngày 6 tháng Năm 2009 cũng như đệ trình của Việt Nam vào ngày 7 tháng Năm 2009 lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) về ranh giới thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý ở một số vùng của Biển Nam China đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam. Trung Quốc cương quyết phản đối điều này. Lập trường của Trung Quốc về vấn đề này đã được tuyên bố trong các Công hàm số CML/17/2009 và số CML/18/2009 do Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi tới Ngài Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lúc bấy giờ, tại Liên Hợp Quốc năm 2009.

 

Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Hoa Nam là rõ ràng và nhất quán, và đã được đề cập lặp đi lặp lại trong các tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc cũng như các Công hàm tương ứng trình lên Liên Hợp Quốc.

 

Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc yêu cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gửi Công hàm này tới tất cả các Quốc gia Thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như mọi Thành viên của Liên hiệp quốc.

 

Nhân dịp này, Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc một lần nữa xin gửi đến ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lời chào trân trọng nhất.

 

New York, 17/4/2020

Người nhận:

Ngài Antonio Guterres
Tổng thư ký

Liên Hợp Quốc

New York, Mỹ

 

Nguồn:https://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mys_12_12_2019/20200417CHVNM_EN.pdf?

Tin bài liên quan:

VNTB – Trung cộng ngang nhiên can thiệp vào nội bộ Việt Nam

Do Van Tien

VNTB – Đài Loan: “Chủ quyền thì không thể phân chia, nhưng tài nguyên thì có thể chia sẻ.”

Phan Thanh Hung

VNTB – Bà Merkel: Âu Châu không về phe với Mỹ chống Trung Quốc*

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo