Liem Ly, Thành viên Nhóm Đức Tin và Công Lý (AFJV)
(VNTB) – Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh, một nhà truyền giáo thuộc dòng Đa Minh, tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam bị sát hại vào ngày 29/1/2022 khi đang ngồi tòa giải tội cho giáo dân ở giáo họ Sa Loong (tỉnh Kon Tum).
“Một linh mục bị sát hạt, bị chém chết bởi một giáo dân công giáo, dù là không giữ đạo tốt, ngay tại tòa giải tội, ngay khi đang thi hành thiên chức linh mục, là một việc hiếm có cực kỳ tàn ác, rất là đau xót.” Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh, 41 tuổi, thuộc Dòng Đa Minh, phục vụ tại giáo xứ Đăk Mot (tỉnh Kon Tum) trước khi qua đời. Linh mục bị một người đàn ông chém hai nhát vào đầu và tử vong khi đang ngồi ở tòa giải tội ở giáo họ Sa Loong hôm 29/1.
Giáo dân đã khống chế, bắt giữ người tấn công và giao cho công an địa phương. Người này đã bị khởi tố điều tra về tội “Giết người”.
Được biết Giáo họ Sa Loong, tỉnh Kon-Tum, nơi Linh mục Thanh phục vụ, nằm ở phía Tây Bắc của Cao Nguyên trung phần, vùng giáp biên có dân cư thưa thớt, đại đa số là người Thượng và hoạt động tôn giáo bị nhiều hạn chế bởi chính quyền.
Linh mục Thanh, được thụ phong linh mục năm 2018, đã “xung phong lên giúp xứ Đăk Mót” năm 2019 và sau đó được đưa lên làm phó xứ, phụ trách nhiều giáo họ trong xứ. Được biết Linh mục Thanh không phải là linh mục đầu tiên bị tấn công ở đây.
Trước sự kiện LM Giuse Thanh bị sát hại hơn nửa năm, Linh mục Trần Văn Truyền, 70 tuổi và thuộc Giáo phận Kon Tum, cũng bị đâm trọng thương. Theo sự tố cáo của giáo dân và các đấng bản quyền Công Giáo giáo phận Kontum, chính quyền đã bắt giam hung thủ “đốt nhà thờ, đâm linh mục” này nhưng sau đó việc điều tra không đi đến đâu và vấn đề đã bị xem như “chìm xuồng.”
Các hoạt động tôn giáo của người dân, đặc biệt là người Thượng, ở Tây Nguyên luôn bị bách hại bởi chính quyền trong nước và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã từng lên tiếng chỉ trích Việt Nam về việc này.
Tổ chức Nhân quyền Montagnards và Uỷ ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc hồi năm 2018 đưa ra một báo cáo nói rằng người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên thuộc nhóm đối tượng mà cơ quan chức năng Việt Nam nhắm đến và bị đối xử như “kẻ thù ngay tại quê nhà.” (1)
Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra năm 2020 chỉ trích những vụ sách nhiễu nghiêm trọng của các chính quyền ở Tây Nguyên đối với các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là những thành viên của Hội thánh Tin lành, các Kitô hữu và người H’Mông. (2)
Khi vụ việc sát hại LM Giuse Thanh vừa mới xảy ra đã có một vài LM ở Sài Gòn, rất xa hiện trường vụ án “ngây thơ”; định hướng dư luận là hung thủ là người tâm thần. Trong khi hầu hết những người giáo dâncó mặt xảy ra vụ án đều nhận định ngược lai. Ngày 1/2, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thành viên Ban Điều hành Bàn tròn Tự do Tôn giáo Quốc tế, phát biểu cho rằng việc Chính phủ Việt Nam dung dưỡng sự phỉ báng và phát biểu hận thù nhắm vào các vị lãnh đạo tôn giáo không phục tùng chính quyền có thể dẫn đến bạo lực.
Trên mạng xã hội, nhiều tin đồn liên quan đến vụ án này được lan truyền nhanh chóng. Có vài người nói nghi phạm là người có dấu hiệu bị “tâm thần”. Nhưng có những giáo dân thuộc giáo họ Sa Loong, những người sinh sống gần đó lại không nói và nghĩ như vậy, một vài người cụ thể là anh Grimm (người Thượng), ông Thương, ông Lộc đã nói khi được phỏng vấn:
Anh Grimm nói giáo dân ở đây ai cũng phản bác thông tin này: “Nhiều người phản bác lắm! Ông đó không có bị tâm thần, ông ấy còn chơi cả Facebook nữa mà.”
Ông Thương nói rằng, nếu quả thật là hung thủ có bị tâm thần thì phải có giấy chứng nhận tâm thần từtrước đây rồi, không thể nào tự nhiên gây án xong mới bị tâm thần được, “Tôi nghĩ là không bị tâm thần. Bởi vì người tâm thần thì làm sao mà dùng được điện thoại, chơi mạng xã hội Facebook. Chắc chắn là không có tâm thần, chứ nếu tâm thần là đã có giấy chứng nhận từ hồi xưa rồi, giờ mới sát hại cha như thế mà nói bị tâm thần thì chắc chắn là không có.”
Ông Lộc phân tích:
“Kẻ thủ ác đôi khi có những lúc bốc đồng, chứ bình thường hung thủ vẫn rất tỉnh táo, kể cả trong côngviệc làm hay sinh hoạt hàng ngày. Kể cả chuyện khi ra tay hung thủ rất tỉnh táo, chọn đúng đối tượng. Sau khi chém cha Thanh, ông ta cố vượt được từ cuối nhà nguyện lên đến cánh gà của nhà nguyện là một quãng đường dài. Hung thủ vượt qua rất nhiều người giáo dân cản đường, nhưng khi lên tới cánh gà thì lại tiếp tục xuống tay với LM đang mặc áo dòng trong tòa giải tội. Nghĩa là chắc chắn không có vấn đề gì về thần kinh. Nhưng tôi băn khoăn rằng sau khi vô tù, biết đâu lại chuyển sang thần kinh bởi vì có rất nhiều người đang bình thường mà sau khi vô tù bị chuyển sang thần kinh.”
Vụ án “Giết người” bởi hung thủ Nguyễn Văn Kiên, sinh năm 1989, cư trú tại địa phương, được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum khởi tố, bắt giam để điều tra.
Ngày 30/5/2022 gia đình người bị hại nhận được Thông báo kết luận giám định số 160/TB-CSHS đề ngày 24/5/2022 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum, do Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Thượng tá Lương Văn Hùng ấn ký, cho biết: Kết luận giám định pháp y tâm thần theo trưng cầu số 92/KLGĐ ngày 29/4/2022 của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên đối với tình trạng sức khỏe tâm thần của bị can Nguyễn Văn Kiên trong vụ án “Giết người” xảy ra ngày 29/01/2022 tại thôn Giang Lố 2, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, như sau:
“- Kết luận về y học: Trước, trong, sau khi thực hiện hành vi phạm tội và hiện tại bị can Nguyễn Văn Kiên bị bệnh: Rối loạn hoang tưởng dai dẳng, giai đoạn hoang tưởng chi phối (F22.0 – ICD10). – Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: Trước, trong, sau khi thực hiện hành vi phạm tội và hiện tại bị can Nguyễn Văn Kiên: Mất khả năng nhận thức và mất khả năng điều khiển hành vi. – Ý kiến khác: Đề nghị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.”
Ngày 31/5/2022 cụ Trần Văn Khuê, thân phụ Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh có đơn yêu cầu trưng cầugiám định tâm thần lại đối với Nguyễn Văn Kiên là hung thủ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh vào ngày 29/01/2022 tại thôn Giang Lố 2, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Một kịch bản được soạn sẵn, đã bị công chúng phát hiện và cảnh báo ngay từ đầu. Tuy nhiên nó vẫn xảy ra đúng quy trình. Vì sự sợ hãi của những người có thẩm quyền chấp nhận việc sắp đặt kịch bản từ phía chính quyền. kịch bản “sát thủ tâm thần” sẽ là bóng ma đe dọa các chức sắc tôn giáo lên tiếng cho nhân quyền, tự do tôn giáo và các nhà bất đồng chính kiến và tiếp tuc đắc dụng với chuẩn bị kich bản tinh vi hơn (chẳng hạn như cấp giấy chứng nhận tâm thần cho sát thủ trước khi hành động).
Nhóm Đức Tin và Công Lý (AFJV) ra đời tìm cách ứng phó chiến dịch kích động hận thù của chính quyền CSVN trong xã hôi và các tôn giáo, dẫn đến trực tiếp hay gián tiếp gây ra vụ sát hại nhà truyền giáo như với LM Giuse Thanh.
Nhân ngày giỗ tròn một năm của cha chúng tôi thành tâm tưởng nhớ cha. Cầu xin Chúa công minh chính trực giúp chúng tôi nỗ lực lên tiếng đánh động lương tâm thế giới và những người yêu chuộng công lý sự thật. Để cho vụ án được sáng tỏ trong tinh thần yêu thương và tha thứ nhờ lời cầu bầu của Cha Giuse.
_______________
Tài liệu tham khảo
(1) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-s-relentless-repression-of-montagnard-christians-05032018084410.html
(2) https://www.voatiengviet.com/a/bo-ngoai-giao-my-cong-bo-bao-cao-tu-do-ton-giao-viet-nam-2020/5889138.html