VNTB – Vỡ quỹ bảo hiểm xã hội sẽ là… vỡ Đảng?

VNTB – Vỡ quỹ bảo hiểm xã hội sẽ là… vỡ Đảng?

Trần Dzạ Dzũng

 

(VNTB) – Nhà nước bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội, mà Nhà nước thì chịu sự quản lý của Đảng. Do đó, gián tiếp khi vỡ quỹ này thì Đảng cũng vỡ theo?

 

Có lẽ cần chính trị hóa đến mức như vậy để Nhà nước luôn trong tâm thế phải giữ bằng được cam kết về bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội.

Tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi do trường đại học Văn Lang và đại học Luật Hà Nội tổ chức mới đây, giảng viên Lê Thị Thúy Hương, đến từ trường đại học Luật TP.HCM, đặt vấn đề: trong dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi có đề cập đến vấn đề bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước, vậy Nhà nước sẽ thực hiện việc bảo hộ này như thế nào, và có cam kết gì trong việc giải quyết quyền lợi của người lao động nếu có xảy ra trường hợp mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội? Theo bà Hương, đây là vấn đề đang được rất nhiều người lao động quan tâm.

Ghi nhận số liệu từ tài liệu mà Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn ký báo cáo gửi Quốc hội kết quả kiểm toán trong năm 2022 về tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2021, cho biết như sau: báo cáo tài chính năm 2021 và dự toán thu chi quỹ bảo hiểm xã hội 3 năm 2022-2024 và cho biết, kết dư quỹ bảo hiểm xã hội trong năm 2021 là 100.178 tỷ đồng, số dư quỹ bảo hiểm xã hội chuyển năm sau 962.808 tỷ đồng.

Dự kiến giai đoạn 2022-2024, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục thặng dư, năm 2022, 2023, 2024, thặng dư lần lượt là 66.893 tỷ đồng, 76.111 tỷ đồng, 81.736 tỷ đồng.

Về quản lý, đầu tư các quỹ bảo hiểm, theo báo cáo từ kiểm toán, tổng số dư nợ gốc các khoản đầu tư tại 31-12-2021 là 1.076.177 tỷ đồng, tổng số tiền lãi đã thu trong năm là 43.276 tỷ đồng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng phương án đầu tư quỹ năm 2021, nhưng chưa xác định và thiếu dự kiến đầu tư đối với nguồn vốn nhàn rỗi năm trước để tối ưu hoạt động đầu tư. Đồng thời cũng chưa xử lý dứt điểm lãi thu thừa 1.610 triệu đồng, lãi thu thiếu 1.416 triệu đồng của các ngân hàng thương mại từ năm 2011 đến nay.

Với quỹ bảo hiểm y tế, theo báo cáo tài chính năm 2021 và dự toán thu chi quỹ bảo hiểm y tế 3 năm 2022-2024, kết dư quỹ bảo hiểm y tế trong năm 2021 là 23.067 tỷ đồng; số dư quỹ bảo hiểm y tế chuyển năm sau là 59.015 tỷ đồng.

Dự kiến giai đoạn 2022-2024, quỹ bảo hiểm y tế sẽ tiếp tục bội chi, năm 2022, 2023, 2024 dự kiến lần lượt bội chi là 6.634 tỷ đồng, 6.197 tỷ đồng, 5.557 tỷ đồng. Tuy bội chi, nhưng qua kiểm toán, số kết dư quỹ bảo hiểm y tế năm 2021 là 22.695 tỷ đồng và số dư quỹ bảo hiểm y tế chuyển năm sau là 58.643 tỷ đồng tương ứng giảm 373 tỷ đồng so với số báo cáo của đơn vị.

Như vậy nếu nhìn từ những con số chuyên môn về sổ sách tài chính thì quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế trong cách thu – chi của Nhà nước Việt Nam, có lẽ là không phải lo… vỡ Đảng (!?).

Có thể thấy rõ nhận định trên qua chuyện cứ lâu lâu Nhà nước lại điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu; tăng số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu tối đa; thay đổi các tham số khi tính toán chế độ, quản lý đối tượng tham gia nhằm hạn chế đối tượng nghỉ hưu sớm hay ra khỏi hệ thống sớm, tức giúp hạn chế đến mức tối đa về xuất chi quỹ bảo hiểm xã hội, và tăng thu bằng mọi cách, bất chấp cả sức khỏe thực tế của người lao động khi buộc họ phải tăng thêm thời gian ‘cày’ thay vì được quyền hưu trí.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)