Minh Quân
(VNTB) – “Tân chính phủ”
của người vẫn bị một số dư luận xem là “tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc” vừa
phải gánh chịu một hậu quả đã lộ diện mồn một: từ ngày 21/7/2017 trở đi, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
(Vinachem) sẽ phải “tập trung mọi nguồn lực của tập đoàn để ưu tiên trả nợ cho
khoản vay nước ngoài của dự án Đạm Ninh Bình, trả nợ đầy đủ ngay, để không làm
ảnh hưởng tới uy tín của chính phủ” – theo một yêu cầu của Bộ tài chính.
của người vẫn bị một số dư luận xem là “tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc” vừa
phải gánh chịu một hậu quả đã lộ diện mồn một: từ ngày 21/7/2017 trở đi, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
(Vinachem) sẽ phải “tập trung mọi nguồn lực của tập đoàn để ưu tiên trả nợ cho
khoản vay nước ngoài của dự án Đạm Ninh Bình, trả nợ đầy đủ ngay, để không làm
ảnh hưởng tới uy tín của chính phủ” – theo một yêu cầu của Bộ tài chính.
Sau Đạm Ninh Bình, còn bao nhiêu dự án của doanh nghiệp nhà nước vay nợ nước ngoài, do chính phủ bảo lãnh và gây lỗ sẽ đến hạn phải trả nợ?
Cần nhắc lại, Dự án Đạm Ninh Bình do làm chủ đầu tư, có công suất 560.000
tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 667 triệu USD, tương đương 12.000 tỷ đồng, nằm tại
tỉnh Ninh Bình. Trong dự án này, Eximbank Trung Quốc cho vay Vinachem 250 triệu
USD, với lãi suất ưu đãi 4%/năm, cố định trong vòng 15 năm, với điều kiện phải
ký hợp đồng với nhà thầu HQC của Trung Quốc.
tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 667 triệu USD, tương đương 12.000 tỷ đồng, nằm tại
tỉnh Ninh Bình. Trong dự án này, Eximbank Trung Quốc cho vay Vinachem 250 triệu
USD, với lãi suất ưu đãi 4%/năm, cố định trong vòng 15 năm, với điều kiện phải
ký hợp đồng với nhà thầu HQC của Trung Quốc.
Nhưng dự án này lại có số lỗ lũy kế lên đến 3.058 tỷ đồng,
xin ngân hàng Eximbank Trung Quốc chậm trả nợ và nơi này cho biết “người chịu
trách nhiệm trả nợ không phải là doanh nghiệp mà là Chính phủ Việt Nam”.
xin ngân hàng Eximbank Trung Quốc chậm trả nợ và nơi này cho biết “người chịu
trách nhiệm trả nợ không phải là doanh nghiệp mà là Chính phủ Việt Nam”.
Đạm
Ninh Bình là dự án do một doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100%. Do đó “chân lý” bất
di bất dịch là các khoản nợ vay, nhất là đối với Eximbank Trung Quốc là do
Chính phủ Việt Nam bảo lãnh, trách nhiệm cuối cùng về thanh toán nợ là của
chính phủ.
Ninh Bình là dự án do một doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100%. Do đó “chân lý” bất
di bất dịch là các khoản nợ vay, nhất là đối với Eximbank Trung Quốc là do
Chính phủ Việt Nam bảo lãnh, trách nhiệm cuối cùng về thanh toán nợ là của
chính phủ.
Như vậy sau một năm rưỡi chấp
nhiệm, chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đã không thể từ chối gánh nợ đầu tiên
bắt buộc phải tả. Cay đắng thay, đó lại là nợ Trung Quốc!
nhiệm, chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đã không thể từ chối gánh nợ đầu tiên
bắt buộc phải tả. Cay đắng thay, đó lại là nợ Trung Quốc!
Nợ của Đạm Ninh Bình dĩ nhiên
thuộc về nợ công quốc gia chứ không phải “nợ tự vay tự trả” của doanh nghiệp
nhà nước.
thuộc về nợ công quốc gia chứ không phải “nợ tự vay tự trả” của doanh nghiệp
nhà nước.
Một phân tích của Tiến Sĩ Vũ Quang Việt vào đầu năm 2017
ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đã cho biết nợ của 3.200
doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng Cục Thống Kê năm 2014 là 4,9 triệu
tỷ đồng (231 tỷ USD), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỷ đồng mà Bộ Tài Chính
đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016,
nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỷ USD, bằng 158% GDP.
ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đã cho biết nợ của 3.200
doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng Cục Thống Kê năm 2014 là 4,9 triệu
tỷ đồng (231 tỷ USD), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỷ đồng mà Bộ Tài Chính
đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016,
nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỷ USD, bằng 158% GDP.
Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước
sau khi trừ đi phần chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỷ
USD, lên đến 210% GDP.
sau khi trừ đi phần chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỷ
USD, lên đến 210% GDP.
Trước đây và đặc biệt dưới thời của Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng, việc chính phủ bảo lãnh cho tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay vốn của
nước ngoài diễn ra tràn lan và vô tội vạ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhà
nước làm ăn kém hiệu quả, có ít nhất 30% số doanh nghiệp nhà nước luôn phải đối
mặt với nguy cơ phá sản.
Dũng, việc chính phủ bảo lãnh cho tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay vốn của
nước ngoài diễn ra tràn lan và vô tội vạ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhà
nước làm ăn kém hiệu quả, có ít nhất 30% số doanh nghiệp nhà nước luôn phải đối
mặt với nguy cơ phá sản.
Chẳng hạn với 12 tập đoàn nhà nước đã lỗ 218 nghìn tỷ đồng,
chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng, trong đó có 4 tập đoàn nợ lớn nhất
là PetroVietnam (72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin
(19.600 tỷ). Cả 4 tập đoàn này đều nằm trong những DNNN được chính phủ bảo lãnh
để “phát triển kinh tế.”
chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng, trong đó có 4 tập đoàn nợ lớn nhất
là PetroVietnam (72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin
(19.600 tỷ). Cả 4 tập đoàn này đều nằm trong những DNNN được chính phủ bảo lãnh
để “phát triển kinh tế.”
“Phán quyết” mới nhất của chính phủ là cơ quan này sẽ bảo
lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay nợ nước ngoài chỉ đúng 1 tỷ USD trong năm
2017, giảm mạnh so với mức bảo lãnh 2,5 tỷ USD trong năm 2015 và 1.5 tỷ USD trong
năm 2016.
lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay nợ nước ngoài chỉ đúng 1 tỷ USD trong năm
2017, giảm mạnh so với mức bảo lãnh 2,5 tỷ USD trong năm 2015 và 1.5 tỷ USD trong
năm 2016.
Hẳn nhiên đây là tình thế tất yếu bởi ngân sách quốc gia
hiện thời là cực kỳ eo hẹp, thu không đủ chi và hàng năm còn phải trả nợ nước
ngoài hàng chục tỷ đô la.
hiện thời là cực kỳ eo hẹp, thu không đủ chi và hàng năm còn phải trả nợ nước
ngoài hàng chục tỷ đô la.
Nếu phải lo cả “nợ riêng” của các tập đoàn và doanh nghiệp
nhà nước, chính phủ sẽ rất dễ chết chìm trong biển nợ công.
nhà nước, chính phủ sẽ rất dễ chết chìm trong biển nợ công.
Tuy nợ của Đạm Ninh Bình “chỉ có”
hơn 3 ngàn tỷ đồng, nhưng lúc này lại là bối cảnh ngân sách cực kỳ khốn quẫn. Đừng
nói là ngân sách vung tay đến một vài chục ngàn tỷ đồng cho các dự án xây trụ
sở hành chính và tượng đài, mà giờ tìm một vài ngàn tỷ đồng cũng là quá khó!
hơn 3 ngàn tỷ đồng, nhưng lúc này lại là bối cảnh ngân sách cực kỳ khốn quẫn. Đừng
nói là ngân sách vung tay đến một vài chục ngàn tỷ đồng cho các dự án xây trụ
sở hành chính và tượng đài, mà giờ tìm một vài ngàn tỷ đồng cũng là quá khó!
Trước sức ép đòi nợ của Ngân hàng
Eximbank Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam sẽ không còn cách nào khác là phải trả
nợ, trả đúng hạn. Thế nhưng đó cũng sẽ là cái cách chính phủ phải “rút ruột”
ngân sách – vốn được thu gom từ tiền đóng thuế của người dân Việt Nam.
Eximbank Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam sẽ không còn cách nào khác là phải trả
nợ, trả đúng hạn. Thế nhưng đó cũng sẽ là cái cách chính phủ phải “rút ruột”
ngân sách – vốn được thu gom từ tiền đóng thuế của người dân Việt Nam.
Dấu hỏi rất lớn còn lại là sau Đạm
Ninh Bình, còn bao nhiêu dự án của doanh nghiệp nhà nước vay nợ nước ngoài, do
chính phủ bảo lãnh và gây lỗ sẽ đến hạn phải trả nợ?
Ninh Bình, còn bao nhiêu dự án của doanh nghiệp nhà nước vay nợ nước ngoài, do
chính phủ bảo lãnh và gây lỗ sẽ đến hạn phải trả nợ?
1 comment
Vừa ăn, vừa phá, vừa tắm gái bằng bia; làm lỗ lã, thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, bây giờ lại lấy tiền thuế của dân trả nợ cho chúng. Không hiểu trên đất nước VN có còn sự công bằng không?