VNTB – Xe công nối đuôi đi ăn giỗ và quyền lực biển số xanh

Đinh Liên (VNTB) Một đoàn xe công kéo về xã Vĩnh Tân (thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) “ăn giỗ” của gia đình “cán bộ cấp tỉnh, theo như báo Tuổi Trẻ thông tin. 


Vẫn là câu chuyện muốn thuở trong đời sống chính trị Việt Nam – “lấy công chi tư”. Và ở một cách nhìn khác, xe biển xanh trở thành một biểu tượng thể hiện tính đặc thù thể chế Việt Nam.

Bởi chỉ có thế mới nảy sinh ra chuyện, một tài xế lấy x e cho Sở GTVT tỉnh Nghệ An cũng đủ quyền và lực “làm luật” xe tải ở Hà Tĩnh, và thậm chí hành hung phóng viên. Tất nhiên, vị tài xế này theo người quản lý là ông Nguyễn Sỹ Đồng – Chánh văn phòng Sở GTVT tỉnh Nghệ An đánh giá là: “người rất tốt, cực kỳ hiền lành, tuân giữ luật của cơ quan nghiêm chỉnh.” Lần này, “người rất tốt” làm luật xe tải, chắc hẳn là do suy thoái đạo đức từ chiếc xe công biển xanh… đầy quyền lực.

Đoàn xe công đi… ăn giỗ. Ảnh: Tuổi Trẻ
Chắc hẳn cũng vì thế, mà theo báo Tiền Phong cho hay, từ ngày 1/12, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội chính thức ứng dụng 100 camera để tiến hành xử phạt nguội đối với phương tiện vi phạm Luật Giao thông và theo ghi nhận của PV báo này, xe biển xanh, biển đỏ vẫn “nhảy múa” trước hệ thống “mắt thần” của lực lượng CSGT như vượt đèn đỏ, đi sai làn đường và không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường…
Viễn cảnh người người xe công, nhà nhà xe công (40.000 xe công) bon bon trên mặt đường, đi công vụ lẫn tư vụ, mặc kệ ngân sách quốc gia phải oằn mình gánh chịu, … và sự “vô tư bon bon” đã khiến ngân sách quốc gia gánh 13.000 tỷ đồng mỗi năm. Cần nhắc lại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh từng tiếc lộ: “Cả nước ngân sách Trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng”.
Trong một ý kiến đánh giá đáng chú ý, ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, không nên đặt vấn đề về số lượng 40.000 xe công tiêu tốn 13.000 tỷ đồng ngân sách mỗi năm là lớn hay nhỏ, mà vấn đề nằm ở chỗ – ai sẽ xứng đáng được ngồi lên xe công. 
“Anh phải làm ra được bao nhiêu thì mới đảm bảo được ngồi lên vị trí đấy và được hưởng những tiêu chuẩn phụ cấp tương xứng. Chứ không có chuyện 1 ông chủ tịch, tổng giám đốc đi làm lại dùng taxi cả! Không ai làm như vậy!,” ông Kiên cho biết.
Theo quan điểm này, việc dùng xe công để đi đám giỗ, đám cưới (chiếm công vi tư) hay chà đạp pháp luật (làm luật, vi phạm luật An toàn giao thông) là sự đáng phê phán, và tư cách của những người ngồi trên chuyến xe đó là không có – nếu cân nhắc đến tính trách nhiệm của một người làm trong cơ quan nhà nước gắn với phương châm “cần, kiệm” trong bối cảnh ngân sách eo hẹp. Nói một cách khác, câu chuyện quyền lực xe công đến từ chính sự thả tay nhắm mắt trong cấp chế độ phụ cấp mà không có giám sát cho những người thiếu tính trách nhiệm và nhận thức của các cơ quan, đoàn thể mà ra.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)