Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ý kiến bác sỹ Bành từ bệnh viện Nam Trung

Khánh An biên dịch

 

(VNTB) – Trong cuộc phỏng vấn với Caixin Global, bác sĩ Bành, giám đốc khoa hồi sức đã thuật lại kinh nghiệm khi chữa trị bệnh nhân nhiễm Virus Corona sau khi nhận thấy khả năng lây lan nguy hiểm và sự cần kíp trong kiểm dịch nghiêm nghặt.

Bác sỹ Bành ghi nhận trong khi điều trị rằng trong vòng ba tuần lễ có thể xác định sự sống còn. Người có sức đề kháng tốt sẽ hồi phục trong vòng hai tuần, nhưng trong tuần thứ hai, một số ca sẽ xấu đi.

Trong tuần thứ ba, để giữ được mạng sống của các bệnh nhân cấp tính này đòi hỏi phải có sự can thiệp sâu. Đối với nhóm này, tỷ lệ tử vong dường như là 4% – 5%.

BS cho biết bệnh viện của ông đã quá tải. Một khi tròng bộ đồ bảo hộ vào, họ làm việc không nghỉ, không cả ăn uống trong suốt một ca trực. Lý do là bởi không có đủ đồ bảo hộ để thay giữa ca.

Ca đầu tiên

Ca nhiễm virus Corona đầu tiên mà BS Bành gặp là bệnh nhân nam đã nhiễm nặng và khó thở vào ngày 6/1/2020. BS đã cho thiết lập một khu vực điều trị theo tiêu chuẩn điều trị bệnh SARS với 16 giường bệnh. Đến ngày 10/1 có 16 người nhiễm bệnh do bệnh lây lan rất nhanh.

Tình hình đã được báo cáo lên trên từ ngày 12/1 nhưng mãi tới 18/1 các tiêu chí chẩn đoán mới được thay đổi.

Kể từ ngày 28/1 trong khu vực hồi sức cấp cứu của bệnh viện Nam Trung có 40 nhân viên y tế bị lây nhiễm và đây là con số ít hơn rất nhiều so với các bệnh viện khác.

Diễn tiến bệnh

Với 138 ca điều trị từ ngày 7-28/1, BS Bành rút ra kết luận diễn tiến của bệnh diễn ra trong vòng 3 tuần lễ. Rấtnhiều virus sẽ tự chết sau một khoảng thời gian nhất định được gọi điều này là tự giới hạn.

Thời gian bùng phát của virus corona là khoảng ba tuần, từ khi xuất hiện các triệu chứng cho đến khó thở. Về cơ bản đi từ các triệu chứng nhẹ đến nặng mất khoảng một tuần. Tất cả các loại triệu chứng nhẹ như: yếu người, khó thở, có thể sốt hoặc không.

Dựa trên các nghiên cứu về 138 trường hợp trên, các triệu chứng phổ biến nhất trong giai đoạn đầu là sốt (98,6% trường hợp), yếu (69,6%), ho (59,4%), đau cơ (34,8%), khó thở (31,2%), trong khi còn có các triệu chứng ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.

Một số bệnh nhân sang tuần thứ hai sẽ có thể đột nhiên trở nặng. Ở giai đoạn này, mọi người nên đến bệnh viện. Người cao tuổi có thể có biến chứng; một số có thể cần máy hỗ trợ hô hấp. Khi các bộ phận khác trong cơ thể cơ thể bắt đầu bị suy là lúc trở nặng, những người có hệ thống miễn dịch mạnh sẽ bớt dần ở giai đoạn này và dần dần hồi phục. Vì vậy, tuần thứ hai là tuần quyết định liệu bệnh có trở nên nguy kịch hay không.

Tuần thứ ba xác định liệu có dẫn đến tử vong hay không. Một số ca nguy kịch được cho tăng mức độ tế bào lympho, một loại bạch cầu và nhận thấy có sự cải thiện trong hệ thống miễn dịch, và có thể nói là đã được hồi phục. Nhưng những người có số lượng tế bào lympho tiếp tục suy giảm, hay có hệ thống miễn dịch bị suy thoái, thì sẽ bị bị suy đa tạng và tử vong.

Hầu hết mọi bệnh nhân sẽ qua khỏi sau hai tuần, với những người bệnh trở nặng, nếu họ có thể sống sót sau ba tuần thì họ vẫn ổn còn không thì sẽ chết trong ba tuần này.

Tỷ lệ thống kê

Theo BS Bành thì căn bệnh này rất dễ lây, nhưng tỷ lệ tử vong thấp. Những người tiến triển đến giai đoạn đe dọa tính mạng thường là người cao tuổi đã mắc các bệnh mãn tính.

Tính đến ngày 28 tháng 1, trong số 138 ca bệnh có , 36 người đã ở ICU, 28 người đã hồi phục, năm người chết. Điều đó có nghĩa là, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc các bệnh nặng là 3,6%. Hôm 3 tháng 2, một bệnh nhân khác đã chết, đưa tỷ lệ tử vong lên 4,3%. Với bệnh nhân trong ICU, khả năng tử vong cao nhiều hơn. Tỷ lệ tử vong cũng có khả năng tăng lên nhưng không đáng kể.

Những người nhập viện thường là các ca nặng hoặc nguy hiểm tính mạng. Bệnh nhân có triệu chứng nhẹ được cách ly tại nhà. Nếu một bệnh nhân chuyển biến từ nặng tới nguy hiểm tính mạng sẽ được chuyển đến ICU. Trong số 138 bệnh nhân, 36 người đã được chuyển đến ICU tức 26%.

Tỷ lệ tử vong trong các trường hợp nguy hiểm tính mạng là khoảng 15%. Thời gian trung bình để đi từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng là khoảng 10 ngày. Hai mươi tám bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện. Hiện giờ, tỷ lệ phục hồi là 20,3 %.

Trong số 138 ca bệnh thì có 12 ca tiếp xúc chợ hải sản Nam Trung; 57 người bị nhiễm bệnh khi đang nhập viện, trong đó có 17 bệnh nhân đã nhập viện ở các khoa khác; và 40 nhân viên y tế (tính đến ngày 28 tháng 1). Điều đó chứng tỏ rằng bệnh viện là khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao và phải được bảo vệ thích hợp.

Virus tấn công ra sao

Với bệnh nhân nặng Virus bắt đầu tấn công hệ thống miễn dịch của bệnh nhân làm sụt giảm lượng tế bào lympho, gây tổn thương phổi và khó thở. Nhiều bệnh nhân nặng đã chết vì nghẹt thở. Những người khác chết vì suy tạng do mất hệ thống miễn dịch.

Một phần ba bệnh nhân biểu hiện viêm trong toàn bộ cơ thể và không nhất thiết giới hạn ở những người trẻ tuổi. Cơ chế của cytokine là tình trạng viêm toàn thân, dẫn đến suy tạng và tiến nhanh đến giai đoạn cuối. Trong một số trường hợp tiến triển nhanh, từ viêm toàn thân đến giai đoạn đe dọa tính mạng chỉ mất hai đến ba ngày.

Hỗ trợ điều trị

Đối với những trường hợp nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng, phương pháp chính là cung cấp oxy thật nhiều lớn. Lúc đầu oxy không được bơm bằng máy, sau đó là đặt nội khí quản nếu điều kiện xấu đi. Đối với các trường hợp đe dọa đến tính mạng, thì sử dụng Ecmo (oxy hóa màng ngoài cơ thể hoặc bơm máu của bệnh nhân thông qua máy phổi nhân tạo). Có bốn ca được cứu sống nhờ sử dụng Ecmo.

Hiện tại không có thuốc đặc biệt cho virrus corona. Mục đích chính của ICU là giúp bệnh nhân duy trì các chức năng cơ thể. Bệnh nhân khác nhau có các triệu chứng khác nhau. Trong trường hợp khó thở, sẽ được cung cấp oxy; trong trường hợp suy thận được cho lọc máu; trong trường hợp hôn mê sẽ sử dụng Ecmo.

Một khi số lượng tế bào lympho tăng lên và hệ thống miễn dịch được cải thiện, virus sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, nếu số lượng tế bào lympho tiếp tục giảm thì rất nguy hiểm vì virus tiếp tục nhân lên. Một khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị phá hủy thì khó mà cứu được.

Lời khuyên

Cho đến nay không có loại thuốc nào trị virus corona chủng mới. Một số bệnh nhân có thể phục hồi sau khi dùng một số loại thuốc cùng với điều trị hỗ trợ. Nhưng những trường hợp riêng lẻ như vậy không chỉ ra tác dụng chung của thuốc. Tác dụng thuốc cũng liên quan đến mức độ nặng nhẹ của từng ca và tình trạng sức khỏe cá nhân nên cần phải thận trọng.

Cách tiếp cận hiệu quả nhất đối với đại dịch virus là kiểm soát nguồn virus, ngăn chặn sự lây lan và ngăn ngừa lây truyền từ người sang người. Lời khuyên của BS Bành cho bệnh nhân là đến khoa đặc trị các bệnh truyền nhiễm, để phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, kiểm dịch sớm và điều trị sớm. Một khi nó đã trở nặng thì phải nhập viện. Chữa bệnh ở giai đoạn đầu vẫn tốt hơn. Một khi nó đạt đến giai đoạn đe dọa tính mạng thì khó điều trị hơn và đòi hỏi nhiều nguồn lực y tế hơn. Với các ca bị đe dọa đến tính mạng, hãy cố gắng cứu họ bằng các hỗ trợ trong ICU để giảm tỷ lệ tử vong.

 

Nguồn: https://www.straitstimes.com/asia/east-asia/reporters-notebook-life-and-death-in-a-wuhan-coronavirus-icu?

Tin bài liên quan:

VNTB – “Chết dưới tay Trung Quốc”

Phan Thanh Hung

VNTB – Cập nhật tin tức về dịch virus corona

Phan Thanh Hung

VNTB – Quan hệ châu Âu và Trung Quốc: nghi ngờ và thù địch

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo