Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bắc Kinh đang có nhu cầu “xuất khẩu dân chủ kiểu Trung Quốc”?

Anh Khoa 

(VNTB) – Sau khi phiên họp kết thúc. Xuất hiện trong vòng vây của người dân Thượng Hải, Tập tuyên bố, “dân chủ nhân dân [Trung Quốc] là dân chủ toàn quá trình.”

4 lần nhắc về “dân chủ” của Tập

Sau khi phiên họp kết thúc. Xuất hiện trong vòng vây của người dân Thượng Hải, Tập tuyên bố, “dân chủ nhân dân [Trung Quốc] là dân chủ toàn quá trình.”

Đây là lần đầu tiên Tập đưa ra tuyên bố như vậy. Và trong lần họp liên quan đến soạn thảo pháp lý, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đề cập 4 lần “dân chủ” trong bài phát biểu ngắn của mình.

Giới truyền thông Trung Quốc nhanh chóng đề cập đến “dân chủ toàn quá trình”, và gây ra sự suy đoán về ý nghĩa của chúng.

Không chỉ tại Trung Quốc, tranh luận liên quan đến cụm từu trên còn lan sang ở cả nước ngoài.

Không cần phải nói, “dân chủ” của Tập là một cái gì đó khác với các nền dân chủ phương Tây, nơi các đảng cầm quyền nắm quyền thông qua bầu cử, và được thành lập Chính phủ để tiến hành thực thi chính sách. Nếu cử tri không hài lòng, họ có thể “lật đổ Chính phủ” bằng lá phiếu của mình trong lần bầu cử kế tiếp.

Nhưng một hệ thống như vậy không tồn tại ở Trung Quốc, người dân không có quyền chính trị như vậy để thực hiện thông qua bầu cử dân chủ.

Dân chủ toàn quá trình” nghĩa là gì?

Theo giải thích riêng của ông Tập, toàn bộ quyết sách lập pháp quan trọng sẽ được đưa ra sau khi “thực hiện theo trình tự, trải qua quá trình dân chủ, sản sinh qua quyết sách khoa học và quyết sách dân chủ.”

Điều này có nghĩa là mặc dù thiếu các cuộc bầu cử công bằng, các quyết sách của ĐCSTQ sẽ được đưa ra thông qua một hệ thống dân chủ đặc sắc Trung Quốc.

Nó phù hợp với Học thuyết niềm tin mà Tập chủ trương vài năm trước liên quan đến sự cai trị của ĐCSTQ: “Tự tin vào con đường đã chọn, tự tin vào hệ thống chính trị và tự tin vào các thuyết chỉ đạo của chúng tôi.”

30 sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Trung Quốc, một trong số rất ít quốc gia xã hội chủ nghĩa còn tồn tại trên thế giới, đang khẳng định tính ưu việt đặc sắc của hệ thống nước này.

Trung Quốc thời Tập đề cập về sự kiểm soát đối với giới đảng viên, họ được chỉ thị “không thảo luận về các vấn đề của Trung ương Đảng mà không có lý do chính đáng”, và “noi gương Ủy ban Trung ương”.

“Dân chủ” không còn chỗ đứng ở Trung Quốc, ngay cả khi nó giới hạn trong đảng. Tất cả đảm bảo cho tăng cường quyết định từ trên xuống. Cùng với chiến dịch chống tham nhũng của mình, Tập đã đánh bại các kẻ thù chính trị, và tạo nên thế đứng chính trị cực kỳ vững chắc cho mình.

Tập Cận Bình dường như đang uyển chuyển đổi giọng, bởi theo một học giả Trung Quốc nói, Tập Cận Bình đang cố gắng thay đổi hình ảnh độc đoán và độc tài của chế độ của mình.

Nếu vậy, điều đó có thể có nghĩa là Tập Cận Bình đang tính đến, mặc dù thoáng qua, tiếng nói bên lề của đảng đang chỉ trích tình trạng chính trị hiện nay, nơi Tập Cận Bình luôn có lời “kết luận sau cùng”.

Thời điểm tuyên bố của Tập diễn ra ngay sau 20 tháng, kể từ khi phiên họp toàn thể đầu tiên của ĐCSTQ – mang lại một ý nghĩa chính trị.

“Mặc dù ông ta đã biên đạo bài phát biểu của mình như thể nó được gửi đến người dân Thượng Hải, nhưng có vẻ đó cũng là một thông điệp tập trung vào quan hệ của Hoa Kỳ, vào thời điểm các cuộc đàm phán thương mại đang ở giai đoạn quan trọng.”

Có bằng chứng gián tiếp về điều này.

Sự tương tác của Tập Cận Bình đối với người dân Thượng Hải diễn ra ở quận Trường Ninh, cách sân bay quốc tế Hồng Kiều (Thượng Hải) không xa. Nhiều doanh nhân từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác đang ở đó.

Phản ánh về chuyến thăm của ông Tập tới Trường Ninh, tờ Đại Công báo – trang báo Hồng Kông và thân Trung Quốc, lưu ý rằng khu vực này là nơi ngụ cư của “cư dân từ hơn 50 quốc gia”. Như vậy, có yếu tố quốc tế trong chuyến thăm của Tập Cận Bình.

Tập Cận Bình đã có mặt tại Thượng Hải để tham dự hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc. Triển lãm đầu tiên được tổ chức vào tháng Mười một, 2018, với mục đích giảm ma sát thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ý tưởng được hướng tới là khai thác sức mua khổng lồ của Trung Quốc để thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm các công ty Hoa Kỳ, và do đó kích thích một nền kinh tế ngày càng trì trệ.

Thế nhưng, chính phủ Hoa Kỳ đã không cử một quan chức cấp cao nào đến dự đã gây thất vọng cho phía Trung Quốc.

Là tham vọng xuất khẩu dân chủ hay thông điệp ngầm tới Mỹ?

Việc nhắc lại nhiều lần của Tập Cận Bình về “dân chủ” trong chuyến thăm Thượng Hải là một thông điệp ngầm gửi đến các quốc gia nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Đằng sau những chỉ trích ngày càng tăng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, là sửa đổi hiến pháp Trung Quốc vào tháng Ba năm 2018, mở đường cho Tập Cận Bình làm “Chủ tịch trọn đời”, dập tắt mọi hy vọng của Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có thể dân chủ hóa.

Nhưng theo lời giải thích mới của Tập, ngay cả quyết định này cũng ra đời từ hệ thống dân chủ toàn quá trình.

Đáp lại, trong một phát biểu vào cuối tháng Mười năm 2019, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lên tiếng đả kích, nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc “là đảng Marxist-Leninist tập trung vào một cuộc vật lộn và thống trị quốc tế.”

Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cũng báo hiệu sự cảnh giác, nói rằng Trung Quốc muốn “thống trị quốc tế” và đã bắt tay vào một “chiến dịch toàn cầu” để hút các nước về phía mình.

Vào ngày 5 tháng Mười một năm 2019, phát biểu tại lễ khai mạc Thượng Hải, ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang mở cửa với phần còn lại của thế giới.

Có phải thuật ngữ “dân chủ toàn quá trình” của Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đưa các cuộc đàm phán thương mại đến một bến đổ nhẹ nhàng và cải thiện quan hệ song phương? Hay nó phản ánh tham vọng của Tập nhằm xuất khẩu “mô hình Trung Quốc” sang phần còn lại của thế giới bằng cách nhấn mạnh lợi ích của hệ thống “dân chủ kiểu Trung Quốc”?

Nguồn: https://asia.nikkei.com/Editor-s-Picks/China-up-close/Chinese-democracy-Xi-says-whole-process-of-decision-making-is-sound

 

Đọc thêm: http://vietnamese.cri.cn/20191104/962965e9-92c7-ada2-e3fd-672389d01cb8.html

 

 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Trung Quốc đang tập hợp các đồng minh tại LHQ

Phan Thanh Hung

VNTB – COVID-19: Tập Cận Bình và ĐCSTQ nợ thế giới lời xin lỗi

Phan Thanh Hung

VNTB – ‘Trung Quốc phải dân chủ trong đời chúng ta, không thể để gánh nặng này lên thế hệ kế tiếp’

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo