Việt Nam Thời Báo

VNTB- TPP là “nô lệ”: Nhân quyền vẫn là con bài đáng giá của giới lãnh đạo VN?

Anh Văn


(VNTB) – Tình hình mở rộng nhân quyền Việt Nam sắp tới sẽ là một thách thức không nhỏ đối với những nhà hoạt động Việt Nam.
   Thân phận nô lệ


TPP – con bài được kỳ vọng sẽ khiến Việt Nam cải cách thể chế và mở rộng không gian nhân quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi tân Tổng thống Mỹ lên nắm quyền, ông đã tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định thương mại này.

Việt Nam – quốc gia vốn được cho là hưởng lợi nhất trong Hiệp định này nhanh chóng dừng việc đệ trình Quốc Hội vì “chưa có đủ cơ sở trình tham gia” hiệp định này.

Trong một báo cáo của ngân hàng HSBC Việt Nam, cho biết, sự thất bại của Hiệp định TPP chắc chắn là trở ngại cho Việt Nam, nhưng “không có nghĩa Chính phủ đủ năng lực để từ bỏ các cuộc cải cách”. Báo cáo của ngân hàng cho rằng, Hiệp định TPP đặt ra những đòi hỏi thay đổi sâu rộng hành vi của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, lao động, môi trường cũng như quy định sở hữu trí tuệ.” Nên đặt giả định rằng, nếu nhà nước Việt Nam “kiên định thực hiện những điều đó” thì dù ngay cả khi Hiệp định TPP không được thực hiện cũng sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam có lợi về dài hạn.

Quan điểm trên được dẫn ra từ quyết định của Chính phủ Việt Nam, thông qua tuyên bố của ông Nguyễn Xuân Phúc, theo đó Việt Nam theo đuổi vài hiệp định thương mại khác nhau (EU, ASEAN) nhằm chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Ở đây được hiểu là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP),…
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đồng thuận trong một bài phỏng vấn trên Dân Trí, theo đó, “không có TPP, Việt Nam vẫn phải cải cách để phục vụ bản thân mình”. Tuy nhiên, cải cách kinh tế cũng không hàm nghĩa với cải cách sâu rộng về thể chế, trong đó có cả mở rộng không gian nhân quyền Việt Nam – được kỳ vọng mở đường cho công đoàn độc lập, quyền lập hội tại Việt Nam. Dù thế, người ta vẫn trông đợi vào một sự thay đổi tích cực và chủ động hơn tại Việt Nam trong vấn đề nhân quyền.


TPP là “nô lệ”

Mọi kỳ vọng đối với sự cởi mở nhân quyền Việt Nam có vẻ đã chấm dứt, khi trong cuộc tiếp xúc với cử tri của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 6/12 đã cho hay, “hội nhập quốc tế” cũng có nhiều vấn đề mà “Việt Nam nếu chưa đủ lực thì chưa làm”. Ông dẫn chứng về hệ thống luật xây dựng chưa đủ, và theo đó sẽ “chưa thực hiện được”. Đặt ngược vấn đề rằng, nếu xây dựng luật theo người ta thì “làm nô lệ cho nguời ta”.

Điều này nếu dựa trên nội dung Tờ trình của Chủ tịch nước về việc Quốc hội sẽ xem xét để phê chuẩn TPP theo đúng quy định luật pháp của Việt Nam và quốc tế thì không lệch khung. Nghĩa là, Việt Nam sẽ cải cách đối với những vấn đề cải cách có lợi cho mình.

Lợi ở đây được hiểu là, Việt Nam sẽ thực hiện cải cách về pháp luật lao động và bộ máy tổ chức về lao động (và cởi mở các giá trị nhân quyền khác), theo cam kết song phương giữa Việt – Mỹ trong TPP.

Với hoàn cảnh hiện tại, khi Tổng thống đắc cử Donal Trump tuyên bố sẽ hạn chế can thiệp đối với các vấn đề quốc tế, khi các hiệp đinh thương mại khác sẽ thay thế cho TPP – đặc biệt là RCEP – một Hiệp Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) vốn được dự đoán là một hiệp định thế kỷ, quy định các hoạt động thương mại của toàn vùng ASEAN và là hiệp định đối đầu trực tiếp với TPP (hiệp định này có Trung Quốc mà không có Mỹ) thì Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục cải cách kinh tế, và con bài nhân quyền sẽ ít nhiều không còn giá trị, và chính quyền Việt Nam vẫn sẽ đi con đường riêng của mình.

Ngay trong báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 hướng tới Thịnh vượng, sáng tạo, Công bằng và Dân chủ của nhóm Ngân hàng Thế giới và Bộ kế hoạch và đầu tư xuất bản, vấn đề nhân quyền về lập hội được nhắc lại chỉ 2 lần khi đề cập đến yếu tố cần của xã hội văn minh và công đoàn độc lập được nhắc mờ nhạt thông qua dẫn lại quy định TPP vẫn được đề cập.

Như vậy, giá trị nhân quyền gắn với TPP bị khóa lại vô thời hạn. Tình hình mở rộng nhân quyền Việt Nam sắp tới sẽ là một thách thức không nhỏ đối với những nhà hoạt động Việt Nam. 

Tin bài liên quan:

VNTB – Đấu tranh dân chủ trong một “xã hội nhút nhát”

Phan Thanh Hung

VNTB- ‘Ráng làm người tử tế’: Thanh tra chính phủ lột trần quyền lực áp đặt báo chí

Phan Thanh Hung

VNTB- Từ hiện thực Đồng Tâm, nhìn lại dối trá Nhân Dân

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.