Việt Nam Thời Báo

VNTB – Các quy định về tôn giáo ở Việt Nam chỉ nhằm phục vụ bộ máy chiến tranh và bảo vệ đảng

Ls Trần Thành và cộng sự (VNTB) Bài viết này nói về các vấn đề tôn giáo ở miền Bắc từ 1945 đến 1975, và giai đoạn từ năm 1975 đến nay trên phạm vi cả nước.

Giai đoạn từ 1945 – 1954

Tháng 12 năm 1946, sau hơn một năm công bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.

Từ năm 1949 đến năm 1954, Chính phủ liên tiếp ban hành các Sắc lệnh, Nghị định “quyền tự do tôn giáo gắn với lợi ích dân tộc”,  trong đó có thể chia ra hai loại Sắc lệnh: một là ban hành cho dân chúng và hai là ban hành cảnh cáo đối với những kẻ có tư tưởng phản quốc.

VNTB – Các quy định về tôn giáo ở Việt Nam chỉ nhằm phục vụ bộ máy chiến tranh và bảo vệ đảng
Loại thứ nhất gồm có các loại như Sắc lệnh năm 1949 về thuế đất và hoa màu cho các tôn giáo; trong Sắc lệnh số 197/SL, ngày 19-12-1953 ban bố Luật cải cách ruộng đất; Nghị định số 315/TTg, ngày 04-10-1953 về chính sách đối với tôn giáo. Đặc biệt là Sắc lệnh 234/SL, ngày 14-06-1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành được đánh giá là một trong những Sắc lệnh tiến bộ nhất về vấn đề tôn giáo, mà tinh thần này được đưa vào trong Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2013. Điều 1 Sắc lệnh 234 khẳng định: “Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng, quyền theo hoặc không theo bất cứ tôn giáo nào”; Điều 15 thừa nhận, “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân và luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện nó”.

Loại thứ hai gồm các Cương lĩnh, Sắc lệnh như: Cương lĩnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, ngày 19-02-1951 khẳng định: Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo mà phản quốc; Sắc lệnh số 133/SL, ngày 20-01-1953 về việc trừng trị các loại việt gian, phản động và xét xử những âm mưu hành động phản quốc; Sắc lệnh 133/SL, ngày 20-01-1953 quy định: “Kẻ nào vì mục đích phản quốc gây hiềm khích để phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trong nước, […] chia rẽ nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước bạn Miên, Lào, phá hoại tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Liên Xô, Trung Quốc […] Nếu tội trạng nặng, sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc sẽ bị tử hình”.

Như vậy, tôn giáo, tín ngưỡng được đặt trong mối quan hệ ràng buộc: Tôn giáo phải phục vụ cho mục đích chính trị.

Giai đoạn từ 1954 – 1975

Vấn đề đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là đạo Công giáo và làn sóng tôn giáo này di chuyển từ miền Bắc vào miền Nam theo tinh thần “Chúa đã vào Nam”.

Ngày 7-9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về những vấn đề cấp bách trong tình hình mới”, khẳng định “chính sách tôn giáo đúng hay không là ở chỗ có đoàn kết tập hợp được giáo dân hay không. Do đó, Đảng chủ trương tín ngưỡng tự do, không can thiệp vào các hoạt động tôn giáo, không xâm phạm cơ sở vật chất như đền, chùa, nơi thờ tự,…”. Sau đó chưa đầy 20 ngày, Đảng ra liên tiếp hai Chỉ thị: ngày 21-9-1954, Ban Bí thư ra Chỉ thị 94-CT/TW về thi hành chính sách tôn giáo ở vùng mới giải phóng; ngày 23-8-1956, Ban Bí thư ra Chỉ thị 45/CT- TW về việc đẩy mạnh công tác vận động người dân không di cư vào Nam hoặc gây ra những vụ việc bất lợi.

Như vậy, nhìn một cách đại thể có thể thấy, những vấn đề về luật pháp tôn giáo ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975 là nhằm củng cố bộ máy cầm quyền, phục vụ cho cuộc chiến Nam tiến, thể hiện qua lời kêu gọi “cởi áo cà sa khoác chiến bào” được tuyên truyền rất mạnh trong từng làng xã ở miền Bắc và cả ở miền Nam.

Giai đoạn 1976 – nay

Ngày 11-11-1977, Chính phủ ban hành Nghị quyết 297/NQ- CP về hoạt động tôn giáo; trong đó thực hiện quốc hữu hóa một số cơ sở tôn giáo, thờ tự, việc truyền giáo bắt buộc phải kèm theo tuyên truyền chủ nghĩa xã hội, xây dựng đảng, các hoạt động phong chức sắc tôn giáo đều phải được sự đồng ý của chính quyền; các tín đồ giúp việc trong tổ chức tôn giáo phải được chính quyền đồng ý; các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục của tôn giáo đều phải được cải tạo xã hội chủ nghĩa…

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được coi là một cuộc cải cách lớn của Việt Nam trên nhiều phương diện. Tuy nhiên ở vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, vẫn không có gì thay đổi. Các chính sách liên quan vẫn được ban hành trong tâm thế dè dặt của lo sợ chuyện sẽ tái diễn “cởi áo cà sa khoác chiến bào”.

Năm 1990, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo, thừa nhận lâu nay vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng dù có được đảng và nhà nước đề cập, song chủ yếu mang dấu ấn cá nhân, phần lớn đều tiếp cận dưới cái nhìn “diễn biến hòa bình”, quan tâm đến tôn giáo cũng bao hàm trong đó vấn đề “phòng chống”. Nghị quyết 24 nhìn nhận: “Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới; Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài”. Nói một cách khác, nếu như trước đây, vấn đề tôn giáo thường được bàn luận trên tinh thần của cái nhìn “duy vật” thì đến Nghị quyết 24, vấn đề này đã được nhìn trên quan điểm “lịch sử cụ thể” và khẳng định đó là một nhu cầu tinh thần của con người, trong đó, vấn đề cốt lõi là đạo đức tôn giáo được nhìn nhận là nhiều điểm phù hợp trong công cuộc xây dựng xã hội mới.

Các chính sách liên quan vẫn được ban hành trong tâm thế dè dặt của lo sợ chuyện sẽ tái diễn “cởi áo cà sa khoác chiến bào
Với tinh thần đó, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2004. Tuy nhiên các nội dung trong pháp lệnh vẫn tiếp tục không coi quyền tự do tôn giáo là một quyền con người, mà là một quyền được “cấp phép hành chánh” theo quan điểm chính trị của nhà cầm quyền. Tôn giáo tiếp tục được chính quyền cho rằng “là điểm đến của những âm mưu chính trị, thù địch và gây chia rẽ dân tộc. Những phần tử cực đoan hay các lý thuyết của chủ nghĩa thực dân đã và sẽ lợi dụng thế mạnh của hạt nhân tôn giáo để “gieo” vào đầu họ những mầm mống của sự mất trật tự xã hội”.

Trên các bài giảng tuyên huấn và các tiết triết học trên giảng đường đại học, vẫn nói rằng, “từ sau năm 1954 – 1975, Công giáo và Tin lành là những tôn giáo, thực chất, đã bị chính trị lợi dụng, đi ngược lại với lợi ích dân tộc. Trong khi cả nước đứng lên vì nền độc lập dân tộc, hầu hết các Phật tử đều “cởi áo cà sa khoác chiến bào” thì một số giáo dân Công giáo đã bị lợi dụng, phản cách mạng”.

Do đó, khi soạn thảo dự luật tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ vẫn trung thành quan điểm lâu nay, là “Luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam luôn thể hiện vai trò cần thiết trước yêu cầu của cách mạng giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa nhiều thập kỷ qua. Pháp lệnh Tôn giáo, tín ngưỡng, những Sắc lệnh, Chỉ thị,… có liên quan đến tôn giáo đã định hướng cho đồng bào, giáo dân, Phật tử đi theo chủ trương, chính sách, pháp luật đúng đắn của Nhà nước”.

Tin bài liên quan:

VNTB – Đất quốc phòng nhưng làm “kinh tế”

Phan Thanh Hung

VNTB- Sẽ có nhiều Việt Kiều ở Mỹ buộc phải hồi hương?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo