Việt Nam Thời Báo

VNTB – Triển vọng nào cho toàn cầu hóa với đặc điểm Trung Quốc?

Trịnh Đăng (VNTB) Thế giới đang bị chi phối bởi toàn cầu hóa mang đặc điểm Trung Quốc? Một nền kinh tế lớn, một nước đang gia tăng sức mạnh quân sự và cạnh tranh trực tiếp với Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một nước đang đề xuất những sáng kiến kết nối thương mại Á – Âu với con đường tơ lụa trên biển, và những tổ chức tài chính – an ninh của riêng mình nhằm đối trọng với Mỹ? Triển vọng nào cho toàn cầu hóa với đặc điểm Trung Quốc? 

Trung Quốc: câu chuyện của thế kỷ 21
Trung Quốc sẽ là câu chuyện trong những thập niên tới của thế kỷ 21. Supachai Panitchpakdi (nguyên Tổng Giám đốc WTO) và Mark Clifford (hiện là giám đốc Hội đồng Kinh doanh châu Á tại Hồng Kông) đã dự đoán một cách ngắn gọn trong một ấn phẩm 2002: “CáchTrung Quốc lựa chọn và xử lý những thách thức phải đối mặt – môi trường, quân đội, vấn đề quốc tế hoặc nền kinh tế toàn cầu – sẽ có tác động lớn đối với châu Á và thế giới.”.
Đó là nhận định của chục năm trước đây. Năm 2002, Trung Quốc còn là một “nền kinh tế mới nổi”, với việc gia nhập WTO vào năm 2001; ngày nay Trung Quốc, cùng với Mỹ đang cùng ngồi ở đầu xe lửa. Đường ray của hai nước sẽ hội tụ hay va chạm, đó là câu hỏi quan trọng về địa chính trị trong thời đại chúng ta.
Trung Quốc đang biến đổi vô cùng nhanh chóng chỉ trong hơn chục năm và dường như nó đang nắm lấy “quyền lực toàn cầu”. 
Trước năm 2002, Trung Quốc là một nước xuất khẩu hàng hóa, còn giờ đây, nó là một nước xuất khẩu vốn. Vào năm ngoái, FDI đầu tư ra ngoài đã vượt FDI mà Trung Quốc nhập vào. Hơn nữa, FDI của Trung Quốc chuyển hướng từ nguồn tài nguyên ở các nước đang phát triển sang mua bán công nghệ cao và thương hiệu doanh nghiệp.
Khi Trung Quốc mở cửa, nó trở thành điểm du lịch chính của du khách nước ngoài, nhưng ngày nay, con số khách tìm đến nước ngoài đã trở nên lu mờ với con số du khách Trung Quốc du lịch ra các nước. Năm 2014 có khoảng 27 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm Trung Quốc, nhưng lại có đến 116 triệu người Trung Quốc đi ra nước ngoài. Theo ước tính do Viện Nghiên cứu xuất tiến Du lịch Trung Quốc con số này sẽ đạt 135 triệu trong năm 2015. 
Các chỉ số của toàn cầu hoá Trung Quốc
FDI và du lịch ra bên ngoài chỉ là hai trong nhiều chỉ số của toàn cầu hóa của Trung Quốc. Trong năm 2002, Trung Quốc đã có tổng cộng 40.000 ứng dụng bằng sáng chế; năm 2014 con số này đã tăng vọt gần 800.000. Trung Quốc đến nay là nước có số lượng sinh viên theo học tiến sĩ các ngành khoa học tại trường đại học Mỹ lớn nhất, gấp đôi vị trí thứ hai – Ấn Độ. Đồng nhân dân tệ có một quá trình quốc tế hóa không thể đảo ngược. Trung Quốc có 4.000 tỉ USD trong dự trữ ngoại hối. Và Bắc Kinh đã trở thành một nguồn viện trợ nước ngoài cho các nước đang phát triển, cung cấp các khoản vay lớn hơn so với Ngân hàng Thế giới (WB). Ví dụ: châu Phi.
Trung Quốckhông chỉ là một cường quốc toàn cầu với tiền mặt, mà còn ở ý tưởng. Khuôn mẫu kinh doanh các ứng dụng phần mềm, công nghệ tại Trung Quốc là khúc dạo đầu cho sự cạnh tranh toàn cầu. Ví dụ, khi đánh bại Apple và Samsung trong thị trường điện thoại di động tại Trung Quốc, Xiaomi sẽ đánh bại hai hãng này trên toàn cầu. 

Năm 2015 có thể sẽ không có cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc có phải là một cường quốc toàn cầu. Mà nó phải là câu hỏi, quyền lực toàn cầu chính là Trung Quốc?
Đó là một câu hỏi rất khó khăn vì nhiều lý do: Trung Quốc là rất lớn và có một dân số khổng lồ; đồng thời là một nền văn minh hàng ngàn năm tuổi; nó có một lịch sử vô cùng phức tạp; trong thời cận đại, đất nước này chịu đựng gần 1 thế kỷ bị sỉ nhục bởi các cường quốc phương Tây; rồi nó tiếp tục bị tổn thương trong Chủ nghĩa Mao “tung hoành”. 
Gần đây, nó đã trải qua những biến đổi kinh tế-xã hội sâu sắc và nhanh chóng nhất mà thế giới từng chứng kiến. Ở một thái cực này, bạn thấy một công ty Trung Quốc đã mua Fosun Club Med – tổ chức mang tính biểu tượng về giải trí và cách mạng tình dục của Pháp trong những năm 1950, với Henri Giscard d’Estaing, con trai của cựu Tổng thống Pháp, làm Chủ tịch và Giám đốc điều hành. Trong khi ở thái cực khác, bạn thấy Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hải quân lớn mạnh ở Biển Đông… 
Trung Quốc gần đây nó đã tìm cách để đảm nhận vai trò lãnh đạo trong khu vực và toàn cầu.
Địa chính trị toàn cầu hóa với đặc tính Trung Quốc
Bị cản trở trong việc tìm một vai trò lớn hơn trong các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới và IMF, Trung Quốc đã tạo riêng của mình mình ngân hàng đa phương mang tên AIIB (Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu). Nó sẽ tạo nguồn vốn cho con đường tơ lụa trên bộ và biển. 
Với các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc vẫn được bỏ ngỏ cơ hội gia nhập,và liệu nước này sẽ tìm cách gia nhập TPP hay nó thúc đẩy trật tự thương mại khu vực riêng của mình: Khu vực mậu dịch tự do châu Á Thái Bình Dương (FTAAP)? (Chủ tịch Tập Cận Bình công bố ra mắt FTAAP tại hội nghị thượng đỉnh APEC vào năm 2014).
Trong khi trên mặt trận kinh tế, Trung Quốc như một cường quốc lớn không thể phủ nhận, thì từ góc độ địa chính trị, Trung Quốc như một con rồng mỏng manh và cô đơn. 
Điểm đầu tiên là sức mạnh quân sự Trung Quốc vẫn chỉ là một ngôi sao lùn so với người khổng lồ Mỹ; tổng chi tiêu quân sự chỉ bằng 1/3 của Mỹ (200 tỷ USD của Trung Quốc so với hơn 600 tỷ USD của Mỹ). Ngân sách quốc phòng của Mỹ đứng ở mức 4,7% GDP, so với 1,3% của Trung Quốc (và 2,5% đối với Ấn Độ). Mức chi tiêu bình quân về quốc phòng ở Trung Quốc là 60 USD so với trên 2300 USD của Mỹ. 
Vì vậy, phải mất một thời gian rất dài Trung Quốc mới “bắt kịp” Mĩ. 
Về mặt địa lý Trung Quốc vẫn là một khu vực chứ không phải là một quyền lực toàn cầu. Và nó đang ở trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nơi nước này buộc cạnh tranh với Mĩ. Nhưng vì là ở trong “khu vực”, nên nếu nhìn một cách toàn diện, Trung Quốc có thể “hụt hơi” về mặt đồng minh, người bạn tin cậy so với Mỹ. 
Khi nhìn vào hình minh họa trên có chứa các biểu tượng của các tổ chức ở châu Á Thái Bình Dương xung quanh con rồng Trung Hoa, rõ ràng Hoa Kỳ vẫn là ghê gớm nhất. Việc tái lập quan hệ gần đây giữa Nga và Trung Quốc là một bước tiến, nhưng giữa hai quốc gia này lại có một lịch sử lâu dài của sự nghi ngờ lẫn nhau. Bắc Triều Tiên – đồng minh chính thức của Trung Quốc – nhưng Trung Quốc lại phát triển mối quan hệ kinh tế gần gũi với Hàn Quốc. Nhưng Hàn Quốc lại là nơi quân đội Mỹ đồn trú, nói đúng hơn, đó là một đồng minh quân sự của Mỹ. 
Australia, một nước (có nhiều sinh viên Trung Quốc theo học), là đối tác kinh tế và giáo dục quan trọng của Trung Quốc, nhưng nước này lại ủng hệ mạnh mẽ sự xoay trục của Mỹ tới châu Á nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Là nhà nhập khẩu ròng lớn nhất về dầu từ Trung Đông, Ả Rập Saudi và Iran đang bị ràng buộc để dần lớn hơn trong mối quan hệ địa chính trị với Trung Quốc, nhưng cả hai quốc gia này lại thiếu một sự hiểu biết lẫn nhau để hình thành một mối quan hệ vững chắc, một cách nhanh chóng. Di chuyển lên bên trái, mặc dù mười lá cờ của các quốc gia thành viên ASEAN đã được thống nhất trong một biểu tượng,nhưng không có nghĩa đó là sự thống nhất thực sự. Thuộc địa lâu đời và đồng minh cũ của Mỹ – Philippines đang ngày càng gay gắt với Trung Quốc về mặt chủ quyền, trong khi Việt Nam đang di chuyển gần hơn đến Mỹ để tìm sự hỗ trợ bảo vệ chủ quyền. 
Do đó, dù Trung Quốc và ASEAN có Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới (CAFTA) nhưng không có nghĩa nó là sự đảm bảo cho mối quan hệ địa chính trị trở nên tốt hơn. Và vì thế, tranh chấp Biển Đông với một số nước ASEAN đang ngày càng trở nên căng thẳng. 
Pakistan và Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ về kinh tế và quốc phòng, trong đó có sự gắn kết bởi hành lang kinh tế CPEC (với  với một mạng lưới đường bộ, đường sắt và các dự án năng lượng trải dài 3.000 km từ cảng Gwadar của Pakistan tới phía Tây Trung Quốc), nằm trong chiến lược “Con đường Tơ lụa” của Bắc Kinh. Nhưng đổi lại, Bắc Kinh đang bị cuốn vào bất ổn của khu vực,chủ nghĩa Hồi giáo, chủ nghĩa khủng bố, và những hậu quả tiềm tàng đối với an ninh của quốc gia này, đặc biệt là liên quan đến vấn đề Tân Cương. 
Mối quan hệ với Ấn Độ là chìa khóa cho tương lai không chỉ ở châu Á. Nhưng cả hai quốc gia lại là một mối quan hệ phức tạp, với tranh chấp về vùng biên giới, nguồn nước, chưa kể những khác biệt về mặt chính trị và văn hóa, do đó mối quan hệ hai nước không thể là bạn bè “tự nhiên” hoặc đồng minh được.
Và cuối cùnglà Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, một quốc gia xâm lược Trung Quốc ba lần trong vòng chưa đầy một 1/2 thế kỷ, và không thể hiện một sự ăn năn về điều đó – ít nhất trong mắt Trung Quốc. Kể từ Thế chiến II, Nhật Bản là nơi “đồn trú của khoảng 50.000 binh sĩ Mỹ,” đây là quốc gia đang thách thức về sự trỗi dậy của Trung Quốc, và thực tế đây là quốc gia chưa tham gia AIIB.
Trong một nỗ lực khác, Trung Quốc cho thành lập một tổ chức an ninh chung liên chính phủ mang tên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải nhằm đối trọng với NATO. 
Trong khi Trung Quốc hiện là đối tác thương mại và đầu tư lớn của nhiều quốc gia, bàn cờ chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21 đã mang dáng dấp của Trung Quốc, một cuộc chạy đua chính trị, kinh tế gợi nhớ về thời điểm thế kỷ 20.
Con đường tơ lụa mới – Biểu tượng cơ sở hạ tầng toàn cầu với đặc tính Trung Quốc
“Con đường tơ lụa” kéo dài từ bờ biển Trung Quốc đến Địa Trung Hải nhằm nâng cao sức hấp dẫn thương mại đối với Trung Quốc và tăng cường kết nối lục địa Á – Âu. Người ta ước tính rằng cần 8.000 tỷ USD để mang lại mức cần thiết cho cơ sở hạ tầng châu Á. Và sự ra đời của AIIB như một cơ chế tài chính để nâng đỡ con đường tơ lụa, tạo động lực biến đổi lớn ở châu Á trong thế kỷ 21. Cơ sở hạ tầng, như Marc Laperrouza nhấn mạnh tại OWP, là sự biểu tượng toàn cầu hóa với đặc tính Trung Quốc.

Lược dịch bởi Trịnh Đăng (VNTB)
Nguồn: Jean-Pierre Lehmann (Forbes)

Tin bài liên quan:

Gót chân Asin của Trung Quốc: Cơ hội để thoát Trung

Phan Thanh Hung

VNTB – AIIB sẽ cung cấp khoản vay vào giữa năm 2016

Phan Thanh Hung

VNTB – Suy nghĩ tản mạn những ngày cuối năm 2020

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo