Việt Nam Thời Báo

VNTB – Gia nhập TPP: Việt Nam có thể hưởng lợi với ngành dệt may, giày dép

Thái Thịnh (VNTB) Việt Nam có thể hưởng lợi rất lớn nếu hoàn tất gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), một trong số đó đưa giá trị xuất khẩu hàng dệt may, giày dép lên gấp 6 lần so với hiện tại. Xa hơn, với việc gia nhập TPP, Việt Nam có thể có cơ hội thoát khỏi thâm hụt thương mại với Trung Quốc, The Japan News cho hay.
Tăng cường xuất khẩu
Với chi phí lao động tăng cao ở Trung Quốc, các cơ sở sản xuất giày cho Nike Inc., New Balance và các thương hiệu giày dép Mỹ khác đã tìm đến Việt Nam trong những năm gần đây. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ ba, sau Trung Quốc và Ý.

Nước này sẽ hưởng lợi lớn nếu tham gia TPP, các quan chức chính phủ cấp cao tin rằng ngành công nghiệp giày dép và dệt may sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Cơ hội xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu hiện tại từ 3,5 – 57.4% về mức 0% sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng xuất khẩu.

Lĩnh vực giày dép và dệt may là 2 ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, năm 2013, cả hai đem lại giá trị xuất khẩu lên đến 26.3 tỉ USD, chiếm 20% tổng lượng xuất khẩu. Một khi TPP được phê duyệt, xuất khẩu có thể tăng gấp 6 lần, ước đạt 165 tỉ USD vào năm 2025, theo tính toán của giáo sư Peter A. Petri từ Đại học Brandeis.

Ít phụ thuộc vào Trung Quốc

Xuất khẩu tăng không phải là lợi ích duy nhất Việt Nam nhận được. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc giảm phụ thuộc vào Trung Quốc qua TPP có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị hơn nhiều.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 10% xuất khẩu và 30% nhập khẩu, thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc vẫn tăng đều theo từng năm. Điều này có thể dễ dàng nhận ra được tại bất kỳ một cửa hàng quần áo nào trên đường phố Hà Nội, với khoảng 60% lượng hàng được sản xuất từ Trung Quốc.

Chủ một cửa hàng thời trang, bà Lê Thị Kim Liên (56 tuổi) cho biết, “Thật khó kiếm sống mà không có các sản phẩm từ Trung Quốc.” 


Ông Lê Đăng Doanh đề cập đến việc gia tăng thương mại với các nước TPP sẽ làm giảm sự ảnh hưởng thương mại của Trung Quốc đối với Việt Nam, cũng như củng cố vị thế an ninh, ngoại giao của đất nước. 

Tuy nhiên, để gia nhập TPP, Việt Nam phải vượt qua một trở ngại quan trọng. Đó là, đối với một sản phẩm từ một nước tham gia TPP, để đủ điều kiện giảm hoặc loại bỏ thuế quan, nó phải tuân thủ các quy tắc xuất xứ (*). Trong khi đó, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam lại phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN).

Một đề xuất tỉ lệ xuất xứ khoảng 70 – 80% đang được xem xét. 

Một nguồn tin trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cho biết, tỷ lệ nguyên liệu sản xuất trong nước được sử dụng trong các sản phẩm Việt là 30
40%.

Ngoài ra, Việt Nam còn đối mặt với việc, do tình trạng thiếu vốn, rất ít công ty Việt Nam có khả năng gia tăng số lượng nhà máy sản xuất nguyên liệu. Trong khi đó, các công ty nước ngoài (chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc) lại tích cực đầu tư xây dựng các nhà máy dệt may, nhuộm. Năm 2014, đầu tư nước ngoài đã tăng 7,4% so với năm trước.

Cải cách miễn cưỡng

Một lĩnh vực mà Việt Nam đang chịu áp lực từ Hoa Kỳ và các nước phát triển khác trong các cuộc đàm phán TPP là cải cách doanh nghiệp nhà nước. Điều này là nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các công ty nước ngoài, các khoản trợ cấp và các biện pháp hỗ trợ khác mà doanh nghiệp nhà nước được hưởng cần được loại bỏ.

Những năm 1990, Việt Nam có hơn 12.000 doanh nghiệp nhà nước, con số này đã giảm xuống còn khoảng 5.600 hiện nay, nhưng khối doanh nghiệp này vẫn hiện diện lớn trong nền kinh tế, chiếm khoảng 30% GDP.

Chính phủ Việt Nam có ý định giảm số lượng các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Việc cổ phần hóa 200 công ty đã được lên kế hoạch từ năm ngoái. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 143 công ty hoàn tất quá trình cổ phần hóa đó. 


■ Quy tắc xuất xứ

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP được hiểu là: các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ “nội khối”. Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi thuế suất 0%.

Tin bài liên quan:

Chính sách cho công nghiệp ôtô 10 năm tới có gì thay đổi?

Phan Thanh Hung

TPP: Không thể ra khơi với cánh buồm rách

Phan Thanh Hung

TPP: Không chống lại hội nhập, nhưng không thể không lo lắng *

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.