Việt Nam Thời Báo

(VNTB)-Y đức Đà Nẵng: Bộ Y tế có đáng chịu sỉ nhục?

Viết Lê Quân

Đáng sống và đáng chết

(VNTB) – RFA, đài việt ngữ luôn chịu sự sỉ nhục và bị xem là “thế lực chống cộng điên cuồng” bởi giới tuyên giáo Việt Nam, lại vừa đăng tải bài tường trình “nhân điển hình tiên tiến” về Bệnh viện C ở thành phố Đà Nẵng (http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/hospitals-in-dn-w-kind-behavior-08202014151557.html):

“Sau một tuần điều trị ở Bệnh viện C, ông Minh không tốn bất kì đồng nào bỏ phong bì cho bác sĩ hay y tá, còn bệnh nhân là bà của ông được xuất viện. Về nhà được mấy ngày, bà của ông Minh bị sặc thuốc, hôn mê sâu, lại phải cấp cứu và đưa ra bệnh viện C Đà Nẵng lần hai. Lần này, người bà rất yếu và thở máy suốt gần hai tháng ở phòng hồi sức tích cực chống độc. Điều làm ông Minh ngạc nhiên nhất là trong suốt quá trình hai tháng dài chăm sóc bà, ông từng nhiều lần gửi phong bì các bác sĩ cũng như y tá ở khoa này nhưng đều bị từ chối, thậm chí còn bị nhắc nhở. Nhiều lúc ông mời họ uống cà phê để gửi phong bì nhưng họ chỉ uống cà phê lấy tình chứ không nhận phong bì”.

Nếu Đà Nẵng được mệnh danh “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, thì ở rất nhiều tỉnh thành và cơ sở y tế khác, câu chú nằm lòng là: bệnh nhân… đáng chết.

Những tâm thư nước mắt và phẫn nộ

Quá nhiều tờ báo và bài viết đã gào thét nỗi kinh sợ này. “Những bức tâm thư đẫm nước mắt gửi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến” là một trong rất nhiều minh họa khó có thể tưởng tượng về cơn hôn mê chưa có điểm hồi phục của ngành y tế Việt Nam.
Báo Đời sống và Pháp luật đã đăng tải một số trong nhiều bức tâm thư đẫm nước mắt như thế.
Sau 48 ngày được làm người từ khi lọt lòng mẹ, trong đó có 20 ngày làm bệnh nhân, bé Khuất Tiến Minh, bệnh nhi 18 ngày tuổi bị hoại tử cánh tay sau khi tiêm phòng lao đã tử vong ngày 2/4 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

“Vậy là kết thúc một cuộc đời, một sinh linh bé nhỏ chết oan uổng với nghi vấn liên quan đến tiêm phòng lao. Bé sống chưa đầy hai tháng, với cái tên thật ý nghĩa mà gia đình đặt cho: “Tiến Minh””.

“Nghĩ đến đó tôi cứ run hết cả người, tự nhiên tôi cảm thấy có điều gì đó đáng lo ngại vô cùng, rủi ro vô cùng, áp lực vô cùng, thưa bà Bộ trưởng. Dù vẫn biết xác suất rủi ro, tai biến là không thể tránh khỏi, nhưng tại sao “sự cố” trong ngành y lại liên tiếp xảy ra, nhất là liên quan đến việc tiêm chủng cho các bé như vậy? Thêm một lần đổ tại vắc – xin hay tại ai?”

“Thực sự tôi cũng chẳng viết tâm thư này để hờn trách gì bà, nhưng thiết nghĩ bà là người đứng đầu một Bộ, một ngành rất chuẩn mực, rất đáng tin cậy, rất đáng kính trọng, nhưng liên tiếp các thông tin báo động về đạo đức ngành y, về tử vong do tiêm nhầm thuốc, về nhân bản giấy xét nghiệm…, nên người dân như chúng tôi chỉ mong ước làm sao nhắc lại với bà như tiêm mũi nhắc lại của vắc – xin là: kính mong bà cố gắng để nền y học nước nhà ngày một tốt lên trong nhiệm kỳ công tác của bà. Có như vậy chúng tôi, những người dân mới có hy vọng và tin tưởng giao tính mạng chúng tôi và người thân trong gia đình mình vào ngành mà bà quản lý. Bản thân tôi vẫn tin rằng còn rất nhiều bác sỹ có tài, có tâm, tận tụy với bệnh nhân, nhưng những con sâu làm rầu nồi canh khiến xảy ra hàng loạt sự việc đau lòng, làm tổn hại đến bộ ngành của bà thì tôi mong bà hãy nỗ lực hơn vì một Việt Nam còn nhiều người đói nghèo và bệnh tật”.

Nỗi đau của gia đình khi  bế con bị tử vong bất thường sau khi tiêm vắc-xin Viêm gan B. Ảnh Dân trí



“Hôm qua, lại thêm tin dữ, một cháu bé vừa tử vong tại BV Đa khoa huyện Tuy Phong – Bình Thuận sau khi tiêm loại vắc xin này.

Bé sơ sinh ở Quảng Trị tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B…

Vậy ngay sau đây, có còn cháu bé nào là nạn nhân của tiêm vắc-xin nữa không, thưa Bà Bộ trưởng?”

“Những người cha, người mẹ sinh ra các cháu đau đớn tới mức họ chỉ muốn chết theo con, đứa con đỏ họ mới đứt ruột sinh ra, vô tội đã sớm từ bỏ họ bởi vắc xin viêm gan B oan nghiệt do bệnh viện tiêm cho. Không có người cha, người mẹ nào có thể đau đớn hơn khi cắt đứt đi phần máu thịt của họ. Nếu là con của bà, thì bà nghĩ sao? “

Bà thử đặt mình vào hoàn cảnh của những người mẹ mất con, những gia đình hiếm muộn, họ cứ chờ đợi mãi mới sinh được một đứa con trong sự mong mỏi từng ngày từng giờ chờ con ra đời, thử hỏi bà có đau? Tôi biết bà cũng là phụ nữ giống tôi, cũng là những người mẹ, người vợ. Nhưng bà lại là một người phụ nữ quan trọng, bà đứng đầu một ngành cực kỳ quan trọng của đất nước, tôi mong bà hiểu và chia sẻ hơn với người dân chúng tôi khi gặp phải những rủi ro này. Liệu chúng tôi có thể tiếp tục đặt niềm tin vào những cơ sở y tế và tin vào người đứng đầu ngành Y tế cả nước?”

Niềm tin của chúng tôi về y tế bị giảm sút, nỗi lo sợ càng lớn dần, tiêm cũng chết không tiêm cũng chết, vậy chúng tôi nên làm gì đây? Câu hỏi tiêm hay không tiêm khiến chúng tôi hoang mang lắm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến ạ!”.

“Tôi không thể từ chức lúc này”

Nhưng câu trả lời cuối cùng của nữ bộ trưởng, người từng gây sóng gió dư luận bởi một phát ngôn lịch sử “không cấm bác sĩ nhận quà sau điều trị, vì đó là tấm lòng của người bệnh…”, đã như kết quả số phận hàng triệu bệnh nhân: “Tôi không thể từ chức lúc này”.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến

Chỉ mới đây, báo chí lại đăng tải hình ảnh về thành tích Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để bệnh nhân nằm ngoài trời mưa gió sau ca mổ ( https://www.ttxva.net/benh-vien-huu-nghi-viet-duc/)…

Viết Lê Quân

Tin bài liên quan:

Dự án sân bay Long Thành: Vẫn “quyết liệt” đổ nợ cho con cháu

Phan Thanh Hung

(VNTB)-“Kinh tế phục hồi” hay “doanh nghiệp “chết” ngày càng nhiều?

Phan Thanh Hung

(VNTB)-Vay 1 tỷ USD để đảo nợ: Chính phủ cạn ngoại tệ?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo