Việt Nam Thời Báo

(VNTB)-Quy trình Xét xử công minh – Ân xá Quốc tế (bài 1)

Tái bản lần 2

Người dịch: Vũ Quốc Ngữ

“Bất công ở một nơi là sự đe dọa đối với công bằng ở mọi nơi khác”- Martin Luther King

(VNTB) – Ân xá Quốc tế là một phong trào toàn cầu của hơn 3,2 triệu thành viên, người ủng hộ và những người hoạt động tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ với những chiến dịch nhằm chấm dứt vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Sứ mệnh của tổ chức này là làm cho tất cả mọi người được tận hưởng tất cả các quyền được ghi nhận trong Tuyên Ngôn Nhân quyền Phổ quát và các tiêu chuẩn quốc tế khác về quyền con người. Ân xá Quốc tế độc lập với tất cả các chính phủ, các tư tưởng chính trị, lợi ích kinh tế hoặc tôn giáo và được tài trợ chủ yếu bởi các thành viên và đóng góp của công chúng.

Tư pháp dựa trên sự tôn trọng các quyền con người của mỗi cá nhân. Như Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát viết “công nhận phẩm giá vốn có và bình đẳng và quyền bất khả xâm phạm của tất cả các thành viên của gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới”.

Khi một cá nhân đứng trước tòa với cáo buộc về tội hình sự, người đó phải đối mặt với bộ máy của nhà nước. Hình thức đối xử với một người bị cáo buộc phản ánh sự tôn trọng nhân quyền của nhà nước đó và sự công bằng luật pháp trong quốc gia đó.

Mỗi phiên tòa hình sự là phép thử về mức độ thực hiện cam kết của nhà nước cho công lý và tôn trọng nhân quyền.

Cam kết được thử thách nhiều hơn khi một người bị cáo buộc một tội danh đe dọa an ninh của một xã hội, chẳng hạn như hành động khủng bố, tội ác chống lại nhân loại, tội phạm chiến tranh, hoặc tội phạm trong đó đe dọa sự an toàn của những người nắm giữ quyền lực. Mỗi chính phủ có một nhiệm vụ để đưa những người chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội ra trước một tòa án độc lập, công bằng và có thẩm quyền theo một cách tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về sự công bằng.

Dù phạm tội thế nào, nếu người thực hiện không được xét xử một cách công bằng, thì công lý không phục cho bị cáo, nạn nhân của tội phạm và công chúng.

Hệ thống tư pháp hình sự tự nó mất uy tín khi bị cáo bị tra tấn hay ngược đãi bởi cán bộ thực thi pháp luật, khi phiên tòa không công bằng và thủ tục tố tụng bị hoen ố bởi phân biệt đối xử. Trừ khi nhân quyền được tôn trọng trong quá trình bắt giữ, trong đồn cảnh sát, phòng thẩm vấn, trại giam, tòa án và nhà tù, nhà nước thất bại trong việc thực thi nhiệm vụ.

Quyền được xét xử công bằng là một quyền của con người. Đây là một trong những bảo đảm cơ bản được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát, nền tảng của hệ thống nhân quyền quốc tế, được thông qua vào năm 1948 bởi chính phủ các nước trên thế giới. Quyền được xét xử công bằng ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát đã trở thành ràng buộc pháp lý trong tất cả các quốc gia như là một phần của luật pháp quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của xét xử công bằng được áp dụng tại mọi thời điểm, kể cả trong tình trạng khẩn cấp và xung đột vũ trang.

Quyền được xét xử công bằng đã được tái khẳng định và xây dựng từ năm 1948 trong các hiệp ước ràng buộc pháp lý chẳng hạn như Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), được thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hợp quốc vào năm 1966, đã được công nhận và các bộ phận cấu thành đã được đưa vào trong nhiều điều ước quốc tế và khu vực cũng như các tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc và các cơ quan liên chính phủ khu vực. Những tiêu chuẩn nhân quyền đã được soạn thảo để áp dụng cho hệ thống pháp luật trên toàn thế giới và làm phong phú của các thủ tục pháp lý – chúng đặt ra những bảo đảm tối thiểu để mang lại công bằng pháp lý, tôn trọng các quy định của pháp luật và tôn trọng quyền thủ tục tố tụng hình sự công bằng. Chúng được áp dụng trong điều tra, bắt giữ và giam giữ, cũng như trong suốt quá trình tố tụng trước khi xét xử, trong phiên tòa, kháng cáo, kết án và trừng phạt.

Các tiêu chuẩn xét ​​xử công bằng quốc tế tạo thành một thỏa thuận tập thể của cộng đồng quốc tế trên các tiêu chí để đánh giá như thế nào chính phủ đối xử với người bị nghi ngờ, bị cáo và bị kết án về tội phạm – từ tội nghiêm trọng nhất đến những tội nhẹ.

Trình tự xét xử công minh là hướng dẫn cho các tiêu chuẩn trên.

Mục đích của Trình tự xét xử công minh nhằm cung cấp một hướng dẫn thiết thực cho các tiêu chuẩn nhân quyền có liên quan cho bất cứ ai tham gia vào việc kiểm tra việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về sự công bằng của một phiên tòa hình sự hoặc một hệ thống tư pháp. Nó được thiết kế để quan sát và đánh giá việc xét xử trong một phiên tòa cụ thể, cũng như cho bất cứ ai tìm kiếm để đánh giá mức độ đảm bảo việc tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng của một hệ thống tư pháp hình sự của một quốc gia. Nó cũng có thể phục vụ như một hướng dẫn cho các nhà làm luật, thẩm phán, công tố viên và luật sư bào chữa hoặc một công cụ đào tạo.

Đánh giá sự công bằng của tố tụng hình sự là phức tạp và đa dạng. Mỗi trường hợp là khác nhau, và phải được kiểm tra về giá trị của nó trong một bối cảnh lớn.

Việc đánh giá thường tập trung vào việc đánh giá liệu các thủ tục tố tụng có tuân thủ luật pháp quốc gia, liệu luật pháp quốc gia có phù hợp với đảm bảo tối thiểu quốc tế về xét xử công bằng, và liệu cách thức mà các luật đã được thực hiện có phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hay không.
Cần phải nhấn mạnh rằng, trong một trường hợp cụ thể, việc đánh giá sự công bằng của phiên tòa đòi hỏi phải xem xét các thủ tục tố tụng như một toàn thể. Một phiên tòa công bằng có thể không nhất thiết đòi hỏi không có sai sót và không có khuyết tật trong quá trình này. Đôi khi một phiên tòa có thiếu sót nhưng không ảnh hưởng đến sự công bằng. Nhưng thường thì nhiều phiên tòa không đạt tiêu chuẩn quốc tế bằng nhiều cách. Ngược lại, cũng cần lưu ý rằng việc quan sát từng bước đảm bảo xét xử công bằng không đảm bảo rằng phiên tòa công bằng. Quyền được xét xử công bằng là rộng hơn tổng các điều bảo lãnh riêng lẻ. Sự công bằng của tố tụng hình sự phụ thuộc vào toàn bộ tiến hành các thủ tục tố tụng, bao gồm kháng cáo, việc có thể sửa chữa những vi phạm trong quá trình xét xử.

Có khá nhiều tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá sự công bằng của tố tụng hình sự. Chúng được tìm thấy trong nhiều công cụ khác nhau cũng như tập quán pháp luật quốc tế, và liên tục phát triển. Trình tự xét xử công bằng nêu lên các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và khu vực áp dụng trong các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự. Nó cũng đặt ra các tiêu chuẩn xét xử trong thời gian xung đột vũ trang. Trong khi một số tiêu chuẩn áp dụng đối với tất cả các hình thức giam giữ (bao gồm cả giam giữ hành chính) hoặc xét xử, bao gồm cả các vụ việc dân sự, Trình tự xét xử công bằng tập trung vào các tiêu chuẩn áp dụng đối với thủ tục tố tụng hình sự. Để làm rõ những tiêu chuẩn cần thiết trong thực tế, tài liệu này bao gồm diễn giải các tiêu chuẩn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền của Liên Hợp quốc và khu vực, Toà án Nhân quyền Liên Mỹ, Tòa án Nhân quyền Châu Âu và một số tòa án hình sự quốc tế.

Trình tự xét xử công bằng này là phiên bản thứ hai của Ân xá Quốc tế. Nó là được mở rộng từ phiên bản thứ nhất xuất bản vào năm 1998, va nó bao gồm nhiều tiêu chuẩn khác được bổ sung từ năm 1998, cập nhật diễn giải về các tiêu chuẩn và phân tích thêm. Nó bao gồm tiêu chuẩn quốc tế và những giải thích chính thông qua năm 2010, và cũng có các trích dẫn quan trọng trong các năm 2011, 2012 và đầu năm 2013.

Tài liệu này gồm 32 chương.

Các hệ thống pháp luật quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế định nghĩa các điều khoản liên quan đến xét ​​xử công bằng nhiều cách khác nhau. Các định nghĩa sau đây tìm cách làm rõ ý nghĩa của một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn này. Những định nghĩa này không phải lúc nào cũng giống như những khái niệm được sử dụng trong tiêu chuẩn quốc tế hoặc luật quốc gia

Amparo
Amparo là một biện pháp khắc phục được thiết kế để bảo đảm mỗi người có thể dựa vào một tòa án có thẩm quyền để bảo vệ chống lại các hành vi vi phạm quyền cơ bản của người đó.

Bắt giữ

Bắt giữ là “hành động tước đoạt tự do của một người được thực hiện bởi nhà chức trách với mục đích giam giữ người đó và cáo buộc với tội danh hình sự”. Nó là khoảng thời gian từ thời điểm người đó bị hạn chế quyền cá nhân tới khi được đưa ra trước một cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định trả tự do hoặc tiếp tục giam giữ.

Sự giảm án
Khi một bản án giảm có nghĩa là hình phạt đã được thay thế bằng một hình phạt nhẹ hơn hoặc không có hình phạt nào.

Toà án
Toà án và pháp đình là cơ quan thực hiện chức năng tư pháp. Tòa án được thành lập theo pháp luật để xác định các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trên cơ sở quy định của pháp luật và phù hợp với thủ tục tố tụng tiến hành theo một quy định. Pháp đình (tribunal) là một khái niệm rộng hơn so với tòa án, nhưng các điều khoản không được sử dụng nhất quán trong các quyền con người.

Cáo buộc hình sự
Cáo buộc hình sự là thông báo chính thức cho một cá nhân bởi cơ quan có thẩm quyền về một tội hình sự mà người đó đã phạm phải. Cáo buộc hình sự có thể ở dạng đơn khiếu nại hoặc một bản cáo trạng.

Tội hình sự
Theo mục đích của việc áp dụng các tiêu chuẩn xét xử công bằng quốc tế, nơi một hành vi cấu thành tội hình sự được xác định một cách độc lập với luật pháp quốc gia . Quyết định phụ thuộc vào cả bản chất của hành động và tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự trừng phạt.

Việc phân loại một hành động theo luật pháp quốc gia là sự xem xét; tuy nhiên, khi hành vi được cho là phạm tội hình sự trong luật pháp quốc gia không phải là quyết định. Các quốc gia không thể tránh áp dụng các tiêu chuẩn xét xử công bằng quốc tế cho một trường hợp do không phân loại hành vi tội phạm hoặc bằng cách chuyển quyền tài phán từ tòa án cho các cơ quan hành chính.

Tập quán luật quốc tế
Tập quán luật quốc tế là một nguồn chính của các nghĩa vụ pháp lý quốc tế ràng buộc tất cả các quốc gia, độc lập với nghĩa vụ hiệp ước của họ. Các quy tắc của tập quán luật quốc tế đến từ “một thực tế chung được chấp nhận là luật”.

Tước quyền tự do
Tước quyền tự do được phân biệt trong luật nhân quyền quốc tế, từ việc hạn chế tự do hay hạn chế quyền tự do đi lại. Sự khác biệt giữa hạn chế về tự do đi lại và tước quyền tự do có thể rất nhỏ, ví dụ, một người có thể bị bắt buộc phải sống trong một phạm vi nhất định (cư trú bắt buộc).

Trong việc xác định một người đã bị tước đoạt quyền tự do của họ, Tòa án châu Âu đã tập trung vào mức độ và cường độ của những hạn chế. Tòa chú ý vào loại hình, thời hạn, các ảnh hưởng và cách thức thực hiện các biện pháp tước đoạt tự do. Các yếu tố liên quan bao gồm khả năng rời khỏi khu vực hạn chế , mức độ giám sát và kiểm soát chuyển động của cá nhân , và mức độ cách ly với người khác. Khi các sự kiện chỉ ra rằng một người đã bị tước mất tự do, một thời gian tương đối ngắn không ảnh hưởng đến kết luận này.

Giam giữ và bị tạm giữ
Khái niệm giam giữ được sử dụng trong hướng dẫn này chỉ về việc một người bị tước đoạt tự do bởi một cơ quan nhà nước (hoặc với sự đồng ý của nhà nước) cho bất kỳ lý do nào khác ngoài việc bị buộc tội hình sự. Đối tượng có thể bị giữ trong một khung cảnh công cộng hay tư nhân mà đối tượng không được tự do đi ra khỏi đó, bao gồm đồn cảnh sát, trại tạm giam hoặc quản thúc tại nhà.

Trong các vụ án hình sự, có nhiều hình thức giam giữ trước khi xét xử, bao gồm cả giam giữ tại đồn cảnh sát trước khi được đưa tới trước một thẩm phán và giam giữ trong nhà tạm giam. Khái niệm tạm giam sử dụng trong quy trình này là sự giam giữ theo lệnh của thẩm phán trước phiên tòa. Nó không bao gồm việc tước đoạt tự do của một công dân bởi cảnh sát để thẩm vấn hoặc bởi một người được luật cho phép.

Nguyên tắc Habeas corpus
Các lệnh của habeas corpus là một biện pháp khắc phục tư pháp được thiết kế để bảo vệ tự do cá nhân hoặc toàn vẹn thân thể bằng một nghị định tư pháp yêu cầu cơ quan chức năng đưa người bị giam giữ trước một thẩm phán để tính hợp pháp của việc giam giữ có thể được xác định và nếu thích hợp, việc trả tự do được ban ra. Nó là một trong những thủ tục thông qua đó tính hợp pháp của việc giam giữ một cá nhân có thể bị thách thức.

Bỏ tù
Khái niệm bỏ tù được sử dụng khi một cá nhân bị tước đoạt tự do sau khi đã bị tòa án kết tội. Tù là sự tước đoạt tự do sau phiên tòa và kết tội trong khi giam giữ là sự tước đoạt tự do trước và trong phiên tòa.

Tha bổng
Khi một người nhận được tha bổng thường có nghĩa là việc truy tố, kết án và mọi hình phạt được hủy bỏ, mọi quyền con người của người được ân xá được khôi phục. Thông thường, người đứng đầu quốc gia có quyền tha bổng.

Mức cưỡng bách của pháp luật quốc tế (jus cogens)
Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế (Điều 53) quy định một chuẩn mực cưỡng bách của pháp luật quốc tế là “một tiêu chuẩn được chấp nhận và được công nhận bởi cộng đồng quốc tế của các quốc gia nói chung như một chuẩn mực để từ đó không một vi phạm nào được phép và chỉ có thể được sửa đổi bởi một chuẩn mực tiếp theo của luật pháp quốc tế nói chung có tính chất tương tự” . Định mức cưỡng bách cũng được biết đến bởi bởi khái niệm Latin jus cogens.

Tra tấn và hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục
Tra tấn được định nghĩa trong Công ước chống tra tấn, với mục đích của việc áp dụng điều ước quốc tế, là “bất kỳ hành động mà gây đau dữ dội hoặc đau khổ, cho dù là thể chất hay tinh thần, là cố ý gây cho một người với mục đích khai thác thông tin hoặc lời thú tội từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động của anh ta hoặc của một người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã thực hiện, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc vì lý do phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ loại nào, khi đau đớn hay đau khổ như vậy được gây ra bởi hoặc theo sự xúi giục hoặc với sự đồng ý hoặc đồng ý của một công chức hoặc người khác hành động theo chỉ đạo của quan chức nhà nước. Nó không bao gồm đau đớn hoặc sự đau khổ phát sinh do di truyền hay ngẫu nhiên. Những biện pháp trừng phạt phải hợp pháp theo cả tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Tuyên bố chống tra tấn nói: “Tra tấn là một sự tàn bạo, vô nhân đạo và là sự đối xử hoặc hạ nhục.

Văn kiện nhân quyền không đặt ra một định nghĩa về độc ác, đối xử vô nhân đạo hoặc hạ nhục. Điều này phù hợp với mục đích để cung cấp sự bảo vệ tối đa có thể cho các cá nhân chống lại sự vi phạm các quyền của họ cả về thể chất và tinh thần và phẩm giá của họ.

Bộ các nguyên tắc về bảo vệ tất cả mọi người dưới bất kỳ hình thức giam giữ hoặc phạt tù nói rằng thuật ngữ “độc ác, xử vô nhân đạo hoặc hạ nhục” nên được hiểu là để tăng khả năng bảo vệ chống lại mọi sự lạm dụng về thể chất hay tinh thần, bao gồm cả việc giữ một người bị tạm giữ hay người tù trong điều kiện làm cho người này, tạm thời hoặc vĩnh viễn, không sử dụng tất cả các giác quan tự nhiên của mình, chẳng hạn như mù hoặc điếc, hoặc nhận thức của mình về địa điểm và thời gian” .

nguồn: http://www.amnesty.org/fr/library/asset/POL30/002/2014/en/7aa5c5d1-921b-422e-8ca4-944db1024150/pol300022014en.pdf

Tin bài liên quan:

Vụ Hội nghị Thành Đô: Ban Tuyên giáo TW tung ra “Sách trắng” (*)

Phan Thanh Hung

VNTB- Liệu Chính phủ Việt Nam có sụp đổ vì môi trường?

Phan Thanh Hung

Vì sao Giáo sư Hồng Lê Thọ bị bắt?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.