Việt Nam Thời Báo

VNTB – Kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn trầm trọng

kinh tế Trung Quốc

Khánh An dịch 

 

(VNTB) – Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố rằng kinh tế Trung Quốc sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay.

 

Tập Cận Bình đề cập việc phân tích kinh tế Trung Quốc từ “quan điểm biện chứng và dài hạn”  tại Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh vào thứ Bảy.

Khi nền kinh tế Trung Quốc bị thu hẹp lại và Tập Cận Bình biết rằng ông ta không thể sớm cứu nền kinh tế được, liệu chúng ta có ngạc nhiên khi Tập Cận Bình viện dẫn vòng luẩn quẩn ý thức hệ?

Theo báo cáo chính thức của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, GDP nước này đã giảm 6,8% so với cùng kỳ quý I năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh ghi nhận sự suy giảm GDP kể từ năm 1992. Nhiều đánh giá, bao gồm cả Sách trắng Thương mại Trung Quốc, tin rằng tỷ lệ hao hụt nền kinh tế là khoảng 10%.

Đã có sự phục hồi trong quý II, nhưng thật khó để hiểu mức độ của sự phục hồi kinh tế. Anne Stevenson-Yang của J Capital Research nói với tôi: “Đây là luồng thông tin tồi tệ nhất theo kinh nghiệm của tôi từ những năm 1980”.

Các công nhân đã trở lại quay trở lại làm việc, nhưng dường điều này không đủ để đưa Trung Quốc quay trở lại guồng hoạt động tịch cực. Nhìn chung, các nhà máy đã sẵn sàng để thực hiện các đơn đặt hàng, nhưng các đơn đặt hàng, đặc biệt là các đơn đặt hàng từ nước ngoài thật đáng lo. Đại dịch corona đã san phẳng thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc ở Châu Âu và Bắc Mỹ. UBS Group (UBS), đại ngân hàng Thuỵ Sĩ dự kiến ​​tăng trưởng sẽ vẫn âm trong quý hai.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nói chung rất lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nhưng chỉ ước đoán 1,2% trong năm nay. Các nhà phân tích tư tin rằng tốc độ tăng trưởng sẽ nằm trong khoảng từ 1,5% đến 2,5%. Năm ngoái, Bắc Kinh đã báo cáo tăng trưởng kinh tế 6,1%.

Rõ ràng, như các nhà phân tích từng dự đoán, Trung Quốc sẽ không phục hồi theo chữ V, mà sẽ là chữ L.

Ngay cả các quan chức Trung Quốc cũng không tự tin lắm về sự phục hồi của nền kinh tế. Trong báo cáo tại cuộc họp thường niên của Quốc hội được tổ chức vào thứ Sáu, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không đặt mục tiêu cho tăng trưởng GDP trong năm nay.

Trong nhiều năm, các nhà kinh tế và phân tích đã khuyên Bắc Kinh không nên tập trung vào việc tạo ra GDP. Sự theo đuổi miệt mài của chính quyền Bắc Kính đã dẫn đến các khoản đầu tư bị bóp méo hết năm này qua năm khác, nhất là “thị trấn ma” và các tuyến đường sắt cao tốc chẳng đi tới đâu. Tuy nhiên, quyết định từ bỏ công bố mục tiêu GDP lúc này cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức nền kinh tế giờ đây chỉ có thể đạt được các mục tiêu thấp đáng xấu hổ.

Các nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh sẽ đầu tư rất nhiều biện pháp kích thích trong năm nay để sống sót qua cuộc suy thoái này như đã diễn ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Tuy nhiên, Thủ tướng Lý Khắc Cường không công bố gói kích cầu lớn vào thứ Sáu. Thay vào đó, ông ta tuyên bố đưa gói cứu trợ tài chính trị giá 672,4 tỷ USD, UBS tin rằng điều này cuối cùng sẽ giúp Trung Quốc đạt 4,8% GDP, trong khi Ngân hàng Standard Chartered ước tính là 5,2%.

Andrew Collier, một nhà phân tích nợ Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, nói rằng gói kích thích này tương đương các biện pháp kích thích trong sáu tháng qua, chiếm tới 6% – 12% GDP.

Các nhà quan sát không ấn tượng với quy mô của kế hoạch kích thích vừa được Trung Quốc công bố. Như tờ South China Morning Post của Hồng Kông đã viết: “Sau khi Bắc Kinh công bố chi tiết về kế hoạch kích thích kinh tế mới, các nhà kinh tế hầu như không thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay. Nhiều người thất vọng bởi nó không tốt bằng gói hỗ trợ được triển khai sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008).

Giám đốc Văn phòng nghiên cứu Quốc vụ viện Huang Souhong, đề nghị hôm thứ Sáu rằng, cần phải có nhiều biện pháp kích thích hơn. Như ông nói, “Chúng tôi chưa được sử dụng hết khả năng, chúng tôi thừa khả năng triển khai các chiến thuật tiếp theo.”

Bất chấp tuyên bố của Huang Souhong, chúng ta có lý do để tin rằng các quan chức của chính quyền trung ương Trung Quốc không có nhiều “tiềm lực” như vậy. Trước hết, sau nhiều năm kích thích mạnh tay, Trung Quốc không còn khả năng gánh vác thêm nợ. Theo dữ liệu từ Viện Tài chính Quốc tế, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc tăng 11% trong năm 2019, tăng 7% trong quý I vừa qua, và giờ tổng số nợ trong nước của Trung Quốc ở mức 317%.

Tuy nhiên, có những lý do để tin rằng tỷ lệ nợ thực tế sẽ cao hơn nhiều. Không phải tất cả các loại nợ đều được tính toán, trong khi báo cáo GDP Trung Quốc có vẻ hơi phóng đại, và vốn của các tổ chức tài chính Trung Quốc nên được thêm vào tỷ lệ. Tỷ lệ này vẫn thấp ngay cả khi tài sản chính phủ trung ương đã được đưa thêm vào  bằng cách nào đó.

Thứ hai, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể không nhiều như báo cáo. Thỉnh thoảng, các chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc thực hiện các giao dịch phái sinh  như kiểu Brazil  khi giấu số đô la  bán ra nhằm hỗ trợ đồng nhân dân tệ. Bắc Kinh cũng đã lấp đầy dự trữ của mình bằng các khoản đầu tư thanh khoản. Các khoản đầu tư này có thể có giá trị, nhưng không có tính thanh khoản và do đó không nên được tính cho mục đích này.

Các nhà phân tích cho rằng khoản nợ nước ngoài 2,05 nghìn tỷ USD của Trung Quốc chỉ chiếm 2/3 dự trữ ngoại hối của nước này, Đây có vẻ là đánh giá khá lạc quan.

Thứ ba, ngay cả khi Bắc Kinh có tiền mặt, các biện pháp kích thích trong chu kỳ sau này có thể không có hiệu quả. Stevenson-Yang chỉ ra: “Chính quyền Trung Quốc nhận ra rằng do các kênh tác động tài chính rất hạn chế, các biện pháp kích thích sẽ chỉ ngay lập tức dẫn đến lạm phát tài sản”. Họ nói với các ngân hàng từ bỏ các khoản vay và yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước trả lương cơ bản ngay cả khi không có nhân viên.

Các quan chức Trung Quốc đang đẩy mạnh bộ máy tuyên truyền, và đây luôn là một dấu hiệu xấu. Stevenson-Yang nói: “Sự kết hợp của những ý tưởng cũ và tư duy huyền diệu là điều rất đáng buồn cho người dân Trung Quốc – họ sẽ không nhận được cứu trợ và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới.”

Trong thời gian khó khăn đó, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức mới về kinh tế và tài chính. Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng chi tiêu của Quân đội Trung Quốc sẽ tăng 6,6%. Nhiều người nghĩ rằng tỷ lệ thực tế có thể cao hơn, nhưng trong trường hợp nào, quân đội cũng sẽ nhận được một phần lớn ngân sách của chính phủ trung ương. Trong ngắn hạn, chi tiêu dành cho lực lượng quân sự lớn nhất thế giới sẽ là gánh nặng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ngoài ra, nhiều khoản vay dành cho “Sáng kiến ​​Vành đai và Đường đai” sẽ đáo hạn trong vài tháng tới và một người vay tiền cũng không thể trả nợ do ảnh hưởng nặng từ COVID-19. Bắc Kinh đã gia hạn các khoản vay cơ sở hạ tầng cho 126 quốc gia, và trong những năm gần đây đã cung cấp khoản vay lên đến 520 tỷ USD cho các nước đang phát triển. Nhiều khoản vay rất “hào phóng”.  Ví dụ, Trung Quốc cho Cộng hòa Djibouti vay một khoảng tương đương với 80% GDP của quốc gia châu Phi này.

Vấn đề trở nên tồi tệ hơn, khi các nhà máy sản xuất đang rời khỏi Trung Quốc, một phần để tránh xung đột địa chính trị và một phần vì lý do thương mại.

Trung Quốc đang bị thất thoát nhà máy sản xuất và việc này sẽ tiếp tục đặc biệt là khi chính quyền Tổng thống Trump cung cấp gói kích thích tài chính cho việc di dời.

“Chúng tôi hoan nghênh bất kỳ công ty Mỹ nào ở Hồng Kông hoặc Trung Quốc đại lục. Nếu họ đưa chuỗi cung ứng và sản xuất trở về Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ làm tất cả để bù đắp mọi khoản và phí di chuyển”, Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của Trump trả lời phỏng vấn Fox Business vào hôm thứ Ba.

Đáp lại, Tập Cận Bình hứa hẹn vào hôm thứ Bảy rằng Trung Quốc sẽ không quay trở lại nền kinh tế kế hoạch và sẽ để thị trường đóng vai trò “quyết định”. Điều này nghe có vẻ như là một phản ứng để giữ các công ty ở Trung Quốc, nhưng ông ta đã từng đưa ra một cam kết tương tự tại cuộc họp toàn thể lần thứ ba vào năm 2013. Sau cuộc họp đó, Tập Cận Bình đã kiên quyết dẫn dắt Trung Quốc theo hướng hệ thống nhà nước chủ đạo, trong đó vai trò thị trường bị thu hẹp.

Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có thể biện bạch bằng ý thức hệ và các giải pháp nhà nước, nhưng đó là trước đại dịch virus corona. Cách tiếp cận này có lẽ sẽ không tạo ra được điều kỳ diệu trong môi trường khó khăn hơn nhiều ở thời điểm hiện tại.

*Gordon G. Chang là tác giả của cuốn sách “The Coming Collapse of China” (Trung Quốc sắp sụp đổ). Twitter @GordonGChang.

https://nationalinterest.org/feature/gordon-chang-chinas-economy-deep-trouble-158011

Tin bài liên quan:

VNTB – Hội thảo Nhân Quyền ngày 27.05.2017 tại Stuttgart (Đức)

Phan Thanh Hung

Giáo dân Quảng Bình biểu tình

Phan Thanh Hung

VNTB – Thư ngỏ của 40 tổ chức nhân quyền nhân dịp G20

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo